Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnChiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới

Chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới

Khóa tập huấn mang lại những kiến thức giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường xuất khẩu trong hoạt động thương mại quốc tế. 

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, việc tham gia vào các Hiệp định thương mại đã giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có được nhiều cơ hội trong hoạt động xuất nhập khẩu và mở rộng thị trường. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng hiệu quả các cơ hội do FTA mang lại cũng như chưa nhận diện rõ được thị trường tiềm năng, chưa xác định chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp mình. Với vai trò là cầu nối giữa chuyên gia và doanh nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM đã tổ chức khóa tập huấn “Kỹ năng xác định chiến lược, mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp trong tiếp cận thị trường quốc tế” trong các ngày 28/02, 01/3 và sáng ngày 02/3 tại Trung tâm Thông tin Triển lãm TP.HCM, 178 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM. 

Khóa tập huấn đã thu hút hơn 80 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Hiệp hội ngành hàng và các cán bộ công chức thuộc nhiều Sở, Ngành… trên địa bàn thành phố. 

Phát biểu khai mạc chương trình, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) cho biết: Trong những tháng đầu năm, doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã dần khôi phục hoạt động kinh doanh và đạt được những thành tựu nhất định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn về nguồn vốn, vấn đề về đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sản phẩm…. Nắm bắt được tình hình này, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế đã xây dựng chương trình tập huấn với mong muốn hỗ trợ các doanh nghiệp có thêm những kỹ năng, cách tiếp cận mới khi tìm kiếm thị trường tiềm năng cho sản phẩm xuất khẩu.

lth1

Hình ảnh: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS)

Đồng quan điểm, Bà Emily Phương Nguyễn, Cố vấn kinh doanh tại SEPT Competence Center, Đại học Leipzig, Cộng hòa liên bang Đức đã chỉ ra một trong những yếu điểm mà đa số doanh nghiệp khi mới bắt đầu tìm hiểu về thị trường xuất khẩu mới gặp phải:

Thứ nhất là xác định thị trường mục tiêu (target market). Thị trường mục tiêu bao gồm những khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại mà sản phẩm của doanh nghiệp hướng đến. Xác định thị trường mục tiêu là giai đoạn quan trọng nhằm tìm được nhóm khách hàng nào phù hợp với định hướng phát triển của bản thân doanh nghiệp. Các bước để xác định được thị trường mục tiêu, doanh nghiệp cần: đánh giá nhu cần sản phẩm tại thị trường đó, khoảng cách địa lý, mức độ cạnh tranh quốc tế (trong lĩnh vực kinh doanh, thu hút đầu tư, tiêu thụ), giá thành sản phẩm và tỷ giá hối đoái hiện hành, các kênh phân phối và mạng lưới trung gian.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xem xét các yêu cầu về sản phẩm như tiêu chuẩn, quy trình phê duyệt, yêu cầu về dán nhãn,...và quy định pháp lý về sản phẩm nhập khẩu. Doanh nghiệp cần xây dựng đội ngũ tiếp cận thị trường: hiểu sản phẩm, hiểu khách hàng. Từ đó,xác định được bản thân doanh nghiệp nằm ở đâu trong chuỗi cung ứng sản phẩm. Chuỗi cung ứng cũng như việc quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chuỗi cung ứng sẽ có tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tác động đến lợi ích của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Ngoài ra, việc nâng cao giá trị gia tăng trong từng khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm cũng góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

lth2

Hình ảnh: Bà Emily Phương Nguyễn, Cố vấn kinh doanh tại SEPT Competence Center, Đại học Leipzig, Cộng hòa liên bang Đức

Doanh nghiệp cũng có thể tham khảo mô hình kinh doanh Canvas hay còn gọi là mô hình chín ô bao gồm các yếu tố: tìm kiếm phân khúc khách hàng, thiết kế xây dựng giá trị khác biệt cho doanh nghiệp, thiết lập các kênh truyền thông, mở rộng quan hệ khách hàng, tăng dòng doanh thu, xác định nguồn lực chính, đối tác chính và cơ cấu dòng chi phí. Thông qua mô hình này, doanh nghiệp có thể hệ thống, xem xét lại những vấn đề nào mà doanh nghiệp cần thiết phải điều chỉnh cũng như đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp. Mô hình Canvas giúp đưa ra cái nhìn trực quan về những vấn đề chính ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Bên cạnh đó khi xác định được các trụ cột chính thì doanh nghiệp có thể tập trung đúng hướng, đồng thời có thể phác họa mô hình của đối thủ để xem xét đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.

Thứ hai, doanh nghiệp cũng cần phân tích hành vi khai thác nhu cầu nhóm khách hàng tiềm năng. Xây dựng hồ sơ khách hàng là một bước cần thiết giúp doanh nghiệp có chiến thuật tiếp thị tốt hơn. Từ chân dung khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra những cách thức tiếp cận phù hợp nhằmgia tăng lợi nhuận và tránh những rủi ro trong kinh doanh. Các bước để xây dựng hồ sơ khách hang bao gồm các bước: xác định tập khách hàng mục tiêu phù hợp với sản phẩm doanh nghiệp sản xuất; liệt kê những thuộc tính của khách hàng: sở thích, nhu cầu về sản phẩm,...; khảo sát về đặc điểm của khách hàng; trích xuất dữ liệu và cuối cùng điền vào tập lưu trữ các thông tin đó.

Thứ ba, thiết kế xây dựng giá trị khác biệt cho doanh nghiệp. Đây là lời tuyên bố của doanh nghiệp với khách hàng về những giá trị, nét độc đáo trong sản phẩm của mình mà không phải từ những sản phẩm khác. Mục đích là để xác định những mong muốn của khách hàng để doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với những đối thủ khác trên thị trường. Sự khác biệt có thể đến từ giá cả, mẫu mã, thương hiệu, sự mới mẻ,v.v.

Ngoài ra, việc tìm kênh phân phối phù hợp để đáp ứng cách tiếp cận khách hàng cũng rất quan trọng. Doanh nghiệp cũng phải chú trọng kiểm soát kênh phân phối bằng các biện pháp như: cập nhật thường xuyên những xu hướng, biến động của thị trường; lấy ý kiến, khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng dưới nhiều hình thức; xây dựng các chương trình đào tạo, hỗ trợ cho các kênh trung gian phân phối và sử dụng các phần mềm, công nghệ hiện đại để dễ dàng quản lý, kiểm soát các kênh phân phối.

Cuối cùng, phân tích nguồn lực chính và điều chuyển nguồn lực sao cho phù hợp là việc làm cần thiết trong xây dựng mô hình kinh doanh thương mại quốc tế. Chiến lược hoạch định tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận. Để hoạch định nguồn nhân lực hiệu quả, doanh nghiệp cần phải: xây dựng kế hoạch và đề ra mục tiêu; phân tích thị trường, xây dựng  và thiết kế chiến lược, chuẩn bị kế hoạch, kiểm tra và đánh giá kế hoạch thực hiện.

Ma trận SWOT cũng là một công cụ giúp doanh nghiệp phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong các dự án kinh doanh hay chương trình marketing. Khi phân tích mô hình SWOT còn  giúp doanh nghiệp hình thành các ý tưởng mới an toàn và phát triển kế hoạch mới một cách toàn diện hơn.

lth3

Hình ảnh: Bà Emily Phương Nguyễn; Ông Vi Thanh Tuấn; Ông Lucas Huy Trần; Ông Hoàng Vũ Sơn và Ông Huỳnh Minh Vũ (từ trái qua phải)

Trước sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu hiện nay, những thách thức và cơ hội tiếp cận thị trường luôn là trăn trở của nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bà Emily Phương Nguyễn; Ông Lucas Huy Trần, Giám Đốc Kinh Doanh Xuất Khẩu , PNJ Trading Ltd; Ông Vi Thanh Tuấn, Giám Đốc Vùng Quản lý chuỗi cung ứng – Công ty Schaeffler Vietnam Co., Ltd; Ủy viên Ban chấp hành Hiệp Hội Các Doanh Nghiệp Đức tại Việt Nam (GBA) và Ông Hoàng Vũ Sơn, Giám đốc Công ty Organics More Co.,Ltd đã có buổi trao đổi cụ thể về vấn đề này. Tạo dựng giá trị khác biệt cho doanh nghiệp cũng rất cần được lưu ý. Bởi giá trị khác biệt xuất phát từ chính sản phẩm của doanh nghiệp chính là ưu thế cạnh tranh với những thương hiệu khác, và đó cũng chính là điều thu hút khách hàng lựa chọn sản phẩm. Và một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công cho doanh nghiệp đó chính là nguồn lực (nhân lực, trang thiết bị, thị trường tiềm năng, tầm nhìn chiến lược, nguồn vốn,v.v). Cuối cùng trong bối cảnh quốc tế có nhiều chuyển biến phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải nắm bắt thời cơ nhưng đồng thời phải giải quyết những thách thức đặt ra để xác định rõ ràng thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, tiếp thị và phân phối được sản phẩm ra thị trường quốc tế.

lth4

Hình ảnh: Quang cảnh Lớp tập huấn

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia giải đáp những câu hỏi về kỹ năng xác định chiến lược, mô hình kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp cũng chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải khi tìm hiểu và tiếp cận thị trường xuất khẩu sản phẩm sản xuất. Các doanh nghiệp tham dự cũng đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Lớp tập huấn mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng cũng như các cán bộ- công chức Sở ngành trên địa bàn TPHCM./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: thị trường mục tiêu, chiến lược kinh doanh, mô hình kinh doanh, thị trường quốc tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370320
Go to top