Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnCơ chế chứng nhận xuất xứ sau khi GSP hết hiệu lực

Cơ chế chứng nhận xuất xứ sau khi GSP hết hiệu lực

Chương trình giúp phổ biến thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp cách áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ phù hợp sau khi cơ chế ưu đãi thuế GSP hết hiệu lực.

Với mục tiêu cập nhật những thông tin mới nhất về cơ chế chứng nhận xuất xứ và những quy định về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ trong EVFTA cho Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và doanh nghiệp KCX – KCN thành phố và doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa sang thị trường EU, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM phối hợp cùng Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA) tổ chức Hội nghị “Phổ biến thông tin, hướng dẫn về áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ sau khi GSP hết hiệu lực” vào ngày 09 tháng 12 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo đã thu hút hơn 100 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nhiều lĩnh vực,… cùng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Phạm Thị Hải- Trưởng phòng Hỗ trợ và giám sát hoạt động đầu tư, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TPHCM cho biết: Thị trường thương mại hàng hóa trên thế giới hiện nay có nhiều diễn biến phức tạp về nguồn cung và giá cả. Một số doanh nghiệp Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp FDI bị sụt giảm đơn hàng do sức mua của thị trưởng phục hồi chậm sau đại dịch. Bên cạnh yêu cầu về chất lượng, giá cả trở thành yếu tố quan trọng trong việc giữ thị phần tại các thị trường xuất khẩu.

hn.1

Hình ảnh: Bà Phạm Thị Hải- Trưởng phòng Hỗ trợ và giám sát hoạt động đầu tư, Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TPHCM

Cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) là chế độ ưu đãi đơn phương dành cho các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển trong quan hệ thương mại với các nền kinh tế lớn. Cụ thể, đối với thị trường EU, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã vận dụng hiệu quả cơ chế ưu đãi GSP và ngay cả 2 năm sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Tuy nhiên, theo thỏa thuận đã ký giữa EU và Việt Nam thì kể từ ngày 01/01/2023, Việt Nam sẽ không được hưởng thuế quan ưu đãi theo cơ chế GSP vào EU và phải tuân thủ theo cơ chế thuế quan của Hiệp định EVFTA.

Do đó, nếu muốn tiếp tục nâng cao tính cạnh tranh về giá cả hàng hóa xuất khẩu nhằm giữ chân thị trường truyền thống và xâm nhập vào các thị trường mới thì việc tìm kiếm và tận dụng các ưu đãi thuế quan mà EU dành cho Việt Nam là rất cần thiết.

Đồng quan điểm, ông Trần Ngọc Bình, Trưởng phòng Quản lý XNK khu vực TPHCM, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết Giấy chứng nhận xuất xứ có hai ý nghĩa: thứ nhất, hàng hóa chính xác đến từ nước xuất khẩu vào thị trường nước nhập khẩu và thứ hai, C/O giúp doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu hàng hóa.

Giấy chứng nhận xuất xứ C/O phân thành hai nhóm, đó là: C/O không ưu đãi và C/O ưu đãi. Nhóm C/O không ưu đãi chủ yếu dùng để chứng nhận hàng hóa được sản xuất bởi chính nước xuất khẩu và không được hưởng ưu đãi thuế quan. Bộ Công thương đã ủy quyền cho VCCI cấp form C/O không ưu đãi là form B. Form B được các nước trên thế giới khi xuất khẩu hàng hóa đến nước không ký kết hiệp định thương mại tự do. Trong khi, C/O ưu đãi là C/O thực hiện theo (1) chế độ ưu đãi đơn phương GSP và một hiệp định thương mại nhưng không phải hiệp định thương mại tự do ví dụ như Hiệp định thương mại Việt Nam- Cuba và (2) ưu đãi đặc biệt thông qua các FTA song phương và đa phương, nghĩa là hàng hóa từ nước xuất khẩu thành viên đến nước nhập khẩu thành viên sẽ được hưởng thuế quan ưu đãi đặc biệt đối với hơn 90% tất cả các dòng hàng hóa tiệm cận bằng 0%.

Ngoài EU các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Thụy Sĩ, Canada cũng cho phép Việt Nam áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) nhưng GSP có tác dụng lớn nhất và có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất với Việt Nam vẫn là GSP của Liên minh châu Âu. Bên cạnh đó, Vương quốc Anh sau khi rời EU cũng vẫn cho phép Việt Nam áp dụng chế độ GSP khi giao thương với nước này.

hn.2

Hình ảnh: Ông Trần Ngọc Bình, Trưởng phòng Quản lý XNK khu vực TPHCM, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương

Khi hiệp định EVFTA được ký kết, trong 2 năm đầu thực thi hiệp định, Việt Nam được lựa chọn song song giữa thuế GSP và thuế theo cam kết EVFTA, và khi lựa chọn mức thuế nào thì doanh nghiệp phải áp dụng cơ chế về quy tắc xuất xứ đối với loại hình đó. Cụ thể, trong giai đoạn này, thuế của GSP có lợi thế hơn thuế theo EVFTA và doanh nghiệp thường lựa chọn cơ chế chứng nhận xuất xứ REX cho hàng hóa xuất khẩu sang Liên minh châu Âu. Theo hiệp định, ngày 01/08/2022 là ngày cuối cùng Việt Nam được hưởng chế độ GSP; tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh phức tạp đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của EU và Việt Nam nên EU cho phép kéo dài thời gian hưởng GSP của Việt Nam đến hết ngày 31/12/2022. Đồng nghĩa, kể từ ngày 1/1/2023 GSP của EU dành cho Việt Nam sẽ chấm dứt.

Tuy vậy, trong vòng 5 năm tiếp theo, Việt Nam được phép lựa chọn mức thuế nào ưu đãi hơn (cơ chế GSP hoặc EVFTA) để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu đi EU và sẽ chỉ áp dụng một cơ chế quy tắc xuất xứ theo EVFTA, nghĩa là hiện Việt Nam đang áp dụng cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu C/O form EUR.1. Và sau 7 năm, cơ chế ưu đãi thuế và quy tắc xuất xứ áp dụng sẽ hoàn toàn theo cam kết trong EVFTA và thuế của EVFTA hoàn toàn thấp hơn thuế theo GSP.

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang Vương quốc Anh, trước khi Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu, Việt Nam vẫn được phép sử dụng cơ chế REX để cấp C/O (form A) cho hàng hóa từ Việt Nam sang Anh - cơ chế REX là hệ thống của EU cho phép áp dụng để hàng hóa xuất khẩu được hưởng mức thuế GSP. Tuy nhiên, sau ngày 01/01/2021, trong khuôn khổ GSP, Vương quốc Anh không được dùng cơ chế REX của EU và hàng hóa muốn vào Anh phải xin cấp C/O form A. Ngoài ra, tương tự thời hạn áp dụng GSP của EU, từ ngày 01/01/2023, Vương quốc Anh cũng chấm dứt ưu đãi thuế quan phổ cập dành cho Việt Nam.

Quy tắc xuất xứ trong EVFTA gồm có Xuất xứ thuần túy WO và Xuất xứ không thuần túy được quy định tại Quy tắc cụ thể mặt hàng PSR. Một số quy định chung về quy tắc xuất xứ trong EVFTA cần lưu ý bao gồm: (i) Nguyên liệu được thể hiện trong PSR là nguyên liệu không có xuất xứ (nếu không nói cụ thể); (ii) Tiêu chí công đoạn gia công hoặc chế biến tối thiểu được hiểu rằng: bằng hoặc nhiều hơn là đáp ứng tiêu chí xuất xứ và ít hơn là không đáp ứng tiêu chí xuất xứ; (iii) trị giá giới hạn (VL%) là Giá xuất xưởng (EXW) và trọng lượng giới hạn (X%) là trọng lượng tịnh (NW) là giới hạn tỷ lệ tối đa và không được vượt quá.

Về vấn đề chia nhỏ lô hàng, trong quá trình quá cảnh tại nước thứ ba ngoài Hiệp định, hàng hóa được phép lưu kho hoặc được phép chia nhỏ lô hàng với điều kiện nằm trong sự giám sát của cơ quan hải quan nước quá cảnh. Ngoài CPTPP và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Chi-lê, EVFTA là Hiệp định thứ ba của Việt Nam có điều khoản cho phép chia nhỏ lô hàng ở nước thứ ba không phải thành viên Hiệp định.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số nội dung quy định về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ trong EVFTA. Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Phó Trưởng phòng Quản lý XNK khu vực TP. HCM, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA, hiệp hội ngành hàng và thương nhân xuất khẩu lô hàng có giá trị không quá 6.000 euro, được phép tự chứng nhận xuất xứ. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có hiệu lực 1 năm và phải nộp lại cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong vòng không quá 2 năm. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa có thể là (1) hóa đơn bán hàng, (2) phiếu giao hàng, (3) chứng từ thương mại khác. Lời văn tự chứng nhận xuất xứ thực hiện theo mẫu Phụ lục 7 TT 11/2020/TT-BCT.

hn.3

Hình ảnh: Bà Phan Thị Mỹ Hạnh, Phó Trưởng phòng Quản lý XNK khu vực TP. HCM, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Ngược lại, lô hàng xuất khẩu có trị giá trên 6.000 euro, nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa (C/O mẫu EUR.1 do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp). Quy trình khai báo và chứng nhận C/O mẫu EUR.1 thực hiện tương tự các mẫu C/O hiện hành. Riêng đối với chiều nhập khẩu hàng hóa từ EU về Việt Nam thì chỉ có một cơ chế tự chứng nhận xuất xứ được áp dụng.

Mẫu EUR.1 có thể được cấp sau thời điểm xuất khẩu từ Việt Nam và nộp sau thời điểm nhập khẩu vào EU. Vì vậy, trong trường hợp hàng hóa của doanh nghiệp đáp ứng được quy tắc xuất xứ của EVFTA nhưng vì lý do chính đáng nào đó mà chưa kịp xin C/O mẫu EUR.1 tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thì vẫn có thể xin cấp C/O này sau thời điểm hàng hóa đã xuất khẩu sang EU. Đồng thời doanh nghiệp có thể nộp muộn C/O mẫu EUR.1 cho cơ quan hải quan EU sau khi hàng hóa đã được nhập khẩu vào thị trường này để xin hồi tố thuế quan ưu đãi EVFTA mà trước đó vì chưa có C/O mẫu EUR.1 nên chưa được hưởng ưu đãi thuế. C/O chỉ có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành và C/O cấp lại phải thể hiện ngày cấp của C/O bản gốc và có hiệu lực tính từ ngày cấp C/O bản gốc.

hn.4

Hình ảnh: Quang cảnh Hội nghị

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia giải đáp những câu hỏi về cơ chế chứng nhận xuất xứ sẽ được áp dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đi EU sau khi GSP hết hiệu lực, quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong EVFTA cũng như những tình huống khó khăn khi xin cấp C/O trong giao thương. Các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng cũng chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải khi tìm hiểu và ứng dụng vào hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình. Theo đó, doanh nghiệp tham dự cũng đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Chương trình mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, nâng cao năng lực chuyên môn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu và hiệp hội ngành hàng, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: quy tắc xuất xứ, cơ chế ưu đãi thuế quan, EVFTA, C/O, chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007384246
Go to top