Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnHội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới

Hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới

Hội nghị cung cấp cho đội ngũ cán bộ, hiệp hội các kiến thức và kỹ năng về hội nhập kinh tế quốc tế và những định hướng phát triển bền vững ngành hàng của Việt Nam trong thời gian tới.

Với mong muốn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về hội nhập kinh tế cho cán bộ công tác tại các Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội nghị “Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hội nhập kinh tế quốc tế dành cho cán bộ Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành hàng” diễn ra trong 02 ngày, ngày 17 và 18 tháng 11 năm 2022.

Hội nghị đã thu hút gần 50 đại biểu tham dự trực tiếp bao gồm các cán bộ phụ trách công tác chuyên môn, hỗ trợ pháp lý, phát triển ngành hàng tại các Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành hàng trên đại bàn TP.HCM.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Trần Việt Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho biết: Trước bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, hiệp hội cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp giao thương với các nước khác. Do vậy, việc nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng hội nhập kinh tế quốc tế dành cho cán bộ hiệp hội doanh nghiệp, hội ngành hàng là hết sức cần thiết. 

hn1

Hình ảnh: Ông Trần Việt Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quan lý Kinh tê Trung ương (CIEM) phân tích các chuyển biến về quá trình hội nhập và xu hướng kinh tế thế giới cũng như triển vọng và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Từ khi bắt đầu Đổi Mới, Việt Nam đã tiến hành các cải cách sâu rộng trên cả 3 trụ cột gồm: (i) cải cách thể chế kinh tế thị trường; (ii) ổn định kinh tế vĩ mô và (iii) chủ động mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Ba trụ cột đã giúp Việt Nam mở rộng cơ hội kinh tế và nâng cao năng lực tận dụng các cơ hội thị trường trong suốt quá trình hội nhập quốc tế. Trong khi tình hình kinh tế thế giới đang có nhiều bất ổn điển hình là các cuộc xung đột địa chính trị, chủ nghĩa cực đoan vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp; hoạt động thương mại và đầu tư có nhiều rủi ro, chủ nghĩa bảo hộ, chiến tranh thương mại, Brexit cùng những bất đồng trong cải cách WTO. Gián đoạn chuỗi cung ứng và hệ lụy từ các giải pháp nới lỏng chính sách tài khóa- tiền tệ cũng khiến lạm phát tăng cao. 

hn2

Hình ảnh: Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quan lý Kinh tê Trung ương (CIEM)

Xu hướng kinh tế thế giới trong giai đoạn 2022- 2025 vẫn đề cao việc khôi phục kinh tế ở các nước trên thế giới trước bối cảnh dịch bệnh vẫn còn phức tạp, cạnh tranh địa chính trị gay gắt, khó lường và ảnh hưởng trực tiếp tới dòng vốn đầu tư. Đồng thời, các nước cũng rất quan tâm đến thu hút nguồn vốn FDI thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA), quá trình chuyển đổi số cũng như phục hồi xanh đang diễn ra phổ biến trên thế giới.

Tăng trưởng kinh tế vĩ mô của Việt Nam duy trì mức độ mở tương đối cao trước năm 2020 và chịu tác động tiêu cực khá mạnh trong các năm 2020-2021. Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đều sụt giảm nghiêm trọng, lần lượt là 53,9% và 62,7%. Tình trạng thiếu việc làm có phần khả quan hơn trong năm 2022. Lạm phát được duy trì ổn định trong suốt giai đoạn 2011 và những năm 2020-2021. Hầu như không có biến động giá lớn, kéo dài liên quan đến gián đoạn chuỗi cung ứng. Áp lực lạm phát chủ yếu đến từ sự biến động giá cả của mặt hàng xăng dầu, thực phẩm. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tận dụng được nhiều cơ hội thu hút FDI từ các nước lớn. Việt Nam phát huy được lợi thế là thành viên của nhiều FTA quan trọng, đã cam kết cải cách và tạo môi trường đầu tư- kinh doanh thuận lợi bên cạnh tiềm năng phát triển còn dồi dào.

Bên cạnh đó, hoạt động giao thương quốc tế cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế, những rủi ro pháp lý và phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng. Luật sư Lê Thành Kính, Giám đốc Công ty Luật TNHH Lê Nguyễn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết: Tùy theo tính chất của hợp đồng mà doanh nghiệp nên soạn thảo các điều khoản cho phù hợp. Tuy vậy, hợp đồng cơ bản cần phải có các điều khoản như điều khoản về tên hàng; số/ trọng lượng; chất lượng sản phẩm; giá cả; điều khoảng thanh toán; quy cách đóng gói/ bao bì; điều khoản về giao hàng; bảo hành; ngôn ngữ sử dụng ưu tiên; giải quyết tranh chấp và điều khoản về luật áp dụng.

hn3

Hình ảnh: Luật sư Lê Thành Kính, Giám đốc Công ty Luật TNHH Lê Nguyễn, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC)

Có rất nhiều điều khoản hợp đồng có thể tạo ra rủi ro pháp lý và khoản lỗ cho người ký nếu điều khoản không được được xem xét cẩn thận. Trong đó, rủi ro về tư cách chủ thể ký kết hợp đồng xảy ra khi các doanh nghiệp bán hàng không xác định được người đại diện của công ty mua hàng vì trên giấy tờ đăng ký kinh doanh không có tên người đại diện theo pháp luật như luật Việt Nam quy định. Hoặc hợp đồng ký với trưởng văn phòng đại diện không được ủy quyền, dẫn đến khi có tranh chấp công ty mẹ không chịu trách nhiệm hay hợp đồng chỉ ký với các công ty trung gian, người trung gian. Các điều khoản tiên quyết, điều khoản khó khăn và điều khoản về bảo hành thường không được chú ý nhiều. Khi tranh chấp xảy ra, nếu một hợp đồng không quy định rõ khoản mục dành cho giải quyết tranh chấp sẽ là một thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các lỗi hay mắc phải khi ký kết điều khoản giải quyết tranh chấp gồm: ghi tên cơ quan giải quyết tranh chấp không đúng; ghi sai quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài và chọn tổ chức trọng tài không phải là thành viên theo Công ước New York 1958.

Doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng khi hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại cũng nên chú ý đến điều khoản về luật áp dụng. Điều khoản này có thể cho phép chọn hệ thống pháp luật khác với luật pháp Việt Nam để giải quyết tranh chấp, song sẽ gây tốn kém về chi phí luật sư xử kiện. Hiện nay, các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng phổ biến là thương lượng, hòa giải, và nếu nặng hơn sẽ đưa ra tòa án để giải quyết. Như vậy, để giảm các rủi ro có thể gặp phải khi giao thương hàng hóa với nước ngoài, hợp đồng cần được biên soạn một cách cẩn thận và càng chi tiết càng tốt.

Chia sẻ thêm tại Hội nghị, bà Bùi Hoàng Yến, Phó tổ trưởng Tổ Công tác miền Nam, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương cho biết: Hoạt động xúc tiến thương mại trong tình hình mới nên gắn với việc áp dụng công nghệ thông tin và mô hình chuyển đổi số. Quyết định số 1968/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ cũng kêu gọi Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong XTTM. Theo xu hướng này, Cục Xúc tiến Thương mại đã xây dựng hệ sinh thái xúc tiến thương mại số Decobiz. Hệ sinh thái có kết cấu hạ tầng mềm trong thương mại do chính phủ đầu tư, phát triển gồm các nền tảng cơ bản dùng chung cho nền kinh tế như hội chợ, triển lãm số, kết nối giao thương thông minh, cơ sở dữ liệu chuyên ngành XTTM, tư vấn- huấn luyện trực tuyến, v.v. Hiện nay, các hội chợ thương mại quốc tế phiên bản thực tế ảo trên nền tảng Hệ sinh thái xúc tiến thương mại số - Decobiz sẽ giúp gia tăng giá trị cho các doanh nghiệp tham dự.

hn4

Hình ảnh: Bà Bùi Hoàng Yến, Phó tổ trưởng Tổ Công tác miền Nam, Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương

Dự án Bản đồ xúc tiến thương mại nông sản Việt Nam phát triển theo quy định của Cục đo đạc Bản đồ và Thông tin Địa lý Việt Nam, giúp người dùng trải nghiệm trong tìm kiếm thông tin thị trường sản phẩm, kết nối giao thương với nước khác. Thêm vào đó, ứng dụng iTrade247 sẽ giúp doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng dễ dàng truy xuất nguồn gốc hàng hóa từ khâu trồng trọt, chỉ dẫn địa lý, quy trình kiểm định, giám sát, đến sản lượng thu hoạch được trong vụ mùa.

Theo ông Trịnh Hoàng Linh, Chairman& CEO, Công ty Sky Bros Hoa Kỳ muốn nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại và thúc đẩy phát triển ngành hàng trong tương lai, chuyển đổi số là con đường tất yếu của doanh nghiệp. Sau đại dịch Covid- 19, hành vi tiêu dùng và hoạt động thương mại điện tử thay đổi nhanh chóng. Thương mại điện tử đang trở thành cơ hội mới cho nhiều doanh nghiệp như sàn thương mại điện tử Amazon, Walmart, eBay,…ngày càng phổ biến hơn. Các sàn thương mại điện tử giúp kết nối nhu cầu mua bán giữa người mua và người bán, đặc biệt trong các lĩnh vực bán lẻ hàng hóa.

hn5

Hình ảnh: Ông Trịnh Hoàng Linh, Chairman& CEO, Công ty Sky Bros Hoa Kỳ

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia giải đáp những câu hỏi về những diễn biến khó khăn ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam cũng như giải pháp và xu hướng gỡ khó cho hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp trong thời gian tới. Các đại biểu cũng chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải khi tìm hiểu và ứng dụng vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm. Đồng thời, đại biểu tham dự cũng đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội nghị mang lại.

hn6

Hình ảnh: Quang cảnh Hội nghị

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức thêm các chương trình thiết thực và hữu ích hơn./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: kinh tế vĩ mô, hợp đồng quốc tế, xúc tiến thương mại

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390056
Go to top