Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnTận dụng cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang EU

Tận dụng cơ hội xuất khẩu hàng hóa sang EU

Chương trình nhằm hướng dẫn cho doanh nghiệp cách áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ phù hợp khi xuất khẩu hàng hóa đi EU sau khi cơ chế ưu đãi thuế GSP hết hiệu lực.

Với mục tiêu cập nhật những thông tin mới nhất về cơ chế chứng nhận xuất xứ và những quy định về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ trong EVFTA cho Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập Quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ khi GSP hết hiệu lực vào ngày 14 tháng 11 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội thảo đã thu hút hơn 200 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội ngành hàng và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nhiều lĩnh vực,… cùng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Đỗ Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết: Để góp phần nâng cao năng lực cho cơ quan tổ chức cấp C/O và doanh nghiệp, chương trình nhằm trao đổi với doanh nghiệp và quý cơ quan/ tổ chức cấp C/O những quy định xuất xứ hàng hóa cập nhật đối với những hàng hóa xuất khẩu đi EU bao gồm những nội dung: (i) Phân biệt cơ chế chứng nhận theo GSP và EVFTA; (ii) chứng nhận hàng hóa đi EU sau khi GSP hết hiệu lực; (iii) một số tình huống cấp C/O EUR.1; (iv) thực tế và hướng triển khai chứng nhận xuất xứ trong thời gian tới. Đối với doanh nghiệp, lợi ích của việc nắm bắt được thông tin và hiểu đúng quy định về xuất xứ hàng hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch sản xuất kinh doanh với các thị trường phát triển như EU, giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế với các bạn hàng quốc tế thông qua việc thực hiện tốt quy định về xuất xứ hàng hóa, doanh nghiệp sẽ khẳng định được uy tín với các cơ quan Nhà nước liên quan. Đối với các cơ quan cấp C/O, thông tin, tài liệu triển khai về quy tắc xuất xứ theo EVFTA sẽ được cập nhật từ quy tắc đàm phán, thực tế cấp C/O và những dữ liệu mới nhất nhằm thực hiện có hiệu quả. 

xx1

Hình ảnh: Bà Đỗ Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Trên cơ sở đó, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết kể từ ngày 01/01/2023, Việt Nam sẽ không được hưởng thuế quan ưu đãi theo cơ chế GSP của EU và chỉ được phép áp dụng cơ chế ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại song phương EVFTA giữa Việt Nam- EU. Cơ chế GSP là chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và là ưu đãi thuế đơn phương của EU dành cho các nước kém phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Cụ thể, khi hiệp định EVFTA được ký kết, trong 2 năm đầu thực thi hiệp định, Việt Nam được lựa chọn giữa thuế GSP và thuế theo cam kết EVFTA, và khi lựa chọn mức thuế nào thì doanh nghiệp phải áp dụng cơ chế về quy tắc xuất xứ đối với loại hình đó. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2023 thì chúng ta chỉ áp dụng 1 cơ chế quy tắc xuất xứ theo EVFTA, nghĩa là hiện Việt Nam đang áp dụng cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu C/O form EUR.1. Nhưng về mức thuế, Việt Nam vẫn được phép lựa chọn. Trong vòng 5 năm tiếp theo, Việt Nam được phép lựa chọn mức thuế nào ưu đãi hơn (cơ chế GSP hoặc EVFTA) để áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu đi EU. Và sau 7 năm, cơ chế ưu đãi thuế và quy tắc xuất xứ áp dụng sẽ hoàn toàn theo cam kết trong EVFTA.

xx2

Hình ảnh: Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Theo Thông tư số 11/2020/TT-BCT- quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA, hiệp hội ngành hàng và thương nhân xuất khẩu lô hàng có giá trị không quá 6.000 euro, căn cứ điểm b, khoản 2, Điều 19, đều được phép tự chứng nhận xuất xứ. Sau khi thực hiện tự chứng nhận xuất xứ, thương nhân có trách nhiệm báo cáo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và chứng từ liên quan đến lô hàng trên website www.ecosys.gov.vn theo quy định tại khoản 7 Điều 25 Thông tư này quy định.

Ngược lại, lô hàng xuất khẩu có trị giá trên 6.000 euro, nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hóa (C/O mẫu EUR.1 do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Quy trình khai báo và chứng nhận C/O mẫu EUR.1 thực hiện tương tự các mẫu C/O hiện hành.

Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu sang Vương quốc Anh, các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ kê khai C/O mẫu EUR.1 hoặc phát hành chứng tự chứng nhận xuất xứ đến hết 31/12/2020. Vương quốc Anh cũng chấm dứt cơ chế GSP dành cho Việt Nam kể từ ngày 01/01/2023. Cơ chế chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa xuất qua Anh cũng tương tự EU. Trong UKVFTA có 1 quy định tạo thuận lợi là mặc dù Anh quốc đã tách khỏi EU chính thức kể từ ngày 01/01/2021 nhưng hàng hóa được phép sử dụng nguyên liệu từ EU để sản xuất, chế biến ở Vương quốc Anh hoặc Việt Nam, sau đó thành phẩm sẽ được xuất khẩu sang các nước đối tác để được hưởng ưu đãi thuế quan.

Bên cạnh đó, luồng hàng hóa từ EU về Việt Nam, thương nhân thường chứng nhận xuất xứ bằng mã REX chứ không dùng C/O như hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Mã REX (Registered Exporter) là cơ chế được Liên minh châu Âu sử dụng, cho phép nhà xuất khẩu được pháp tự chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa của mình. Do vậy, khi GSP hết hiệu lực đối với Việt Nam, thì cơ chế REX vẫn được áp dụng bình thường. Hiện nay, Liên minh châu Âu quy định đối với những lô hàng có trị giá dưới 6.000 euro thì nhà xuất khẩu có thể tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình, đối với những lô hàng có giá trị trên 6.000 euro thì bắt buộc phải có mã số REX.

Về hệ thống văn bản quy định về xuất xứ hàng hóa và định hướng triển khai, ông Vũ Hùng Thịnh, Phó trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương chia sẻ dựa trên Luật Quản lý ngoại thương 05/2017/ QH14 và Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa và các Thông tư hướng dẫn thực hiện các FTA. Cụ thể, Hiệp định Việt Nam- Liên minh châu Âu được hướng dẫn qua Thông tư 11/2020/TT-BCT ngày 15/06/2020 và Quyết định 1949/QĐ-BCT ngày 24/07/2020. Đối với Hiệp định Việt Nam- Vương quốc Anh, Thông tư 02/2021/TT-BCT ngày 11/06/2021 đưa ra những quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len. Về thuế GSP áp dụng tại thị trường EU và UK được quy định lần lượt tại Thông tư 38/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 (mã số REX) và Thông tư 38/2018/TT-BCT ngày 30/10/2018 (C/O mẫu A). 

xx3

Hình ảnh: Ông Vũ Hùng Thịnh, Phó trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Liên quan đến vấn đề in C/O trên giấy A4, ông Thịnh nhấn mạnh cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể tự in mẫu C/O EUR.1 hoặc có thể ủy quyền cho nhà in được phê duyệt in mẫu C/O này. Trong trường hợp ủy quyền cho nhà in, mẫu C/O EUR.1 sẽ có “dấu hiệu tham chiếu phê duyệt nhà in” này, đồng thời phải “tên và địa chỉ của nhà in” hoặc “nhãn hiệu của nhà in”. Mẫu C/O EUR.1 cũng phải có số sê-ri để xác định. Quy định cho phép mẫu in C/O trên giấy có thể in trắng đen, khổ giấy A4, in 2 mặt và in theo kích thước thực tế (A4).

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số nội dung quy định về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ trong EVFTA. Ông Trần Ngọc Bình, Trưởng phòng QLXNKKV TP. HCM, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho biết điển hình như quy định về cấp hồi tố trong EVFTA. C/O mẫu EUR.1 có những nội dung khá quen thuộc và đơn giản hơn so với Mẫu C/O trong các FTA trước đây. Mặc dù vậy, nội dung của Mẫu này trong EVFTA vẫn có những điểm khác biệt đáng chú ý so với các FTA Việt Nam từng ký kết khác. Các nội dung này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới các loại giấy tờ mà doanh nghiệp cần cung cấp hoặc thông tin khai báo. 

xx4

Hình ảnh: Ông Trần Ngọc Bình, Trưởng phòng QLXNKKV TP. HCM, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương

Mẫu EUR.1 có thể được cấp sau thời điểm xuất khẩu từ Việt Nam và nộp sau thời điểm nhập khẩu vào EU. Vì vậy, trong trường hợp hàng hóa của doanh nghiệp đáp ứng được quy tắc xuất xứ của EVFTA nhưng vì lý do chính đáng nào đó mà chưa kịp xin C/O mẫu EUR.1 tại cơ quan có thẩm quyền Việt Nam thì vẫn có thể xin cấp C/O này sau thời điểm hàng hóa đã xuất khẩu sang EU. Đồng thời doanh nghiệp có thể nộp muộn C/O mẫu EUR.1 cho cơ quan hải quan EU sau khi hàng hóa đã được nhập khẩu vào thị trường này để xin hồi tố thuế quan ưu đãi EVFTA mà trước đó vì chưa có C/O mẫu EUR.1 nên chưa được hưởng ưu đãi thuế. C/O chỉ có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày phát hành và C/O cấp lại phải thể hiện ngày cấp của C/O bản gốc và có hiệu lực tính từ ngày cấp C/O bản gốc.

xx5

Hình ảnh: Quang cảnh Hội thảo

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia giải đáp những câu hỏi về cơ chế chứng nhận xuất xứ sẽ được áp dụng đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đi EU sau khi GSP hết hiệu lực, giải đáp cụ thể hệ thống văn bản quy định về xuất xứ hàng hóa cũng như những tình huống khó khăn khi xin cấp C/O trong giao thương. Các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng cũng chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải khi tìm hiểu và ứng dụng vào hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình. Theo đó, doanh nghiệp tham dự cũng đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Chương trình mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: quy tắc xuất xứ, cơ chế ưu đãi thuế quan, EVFTA, C/O

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387280
Go to top