Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnXu hướng hội nhập và phát triển trong tình hình mới

Xu hướng hội nhập và phát triển trong tình hình mới

Hội nghị cung cấp cho đội ngũ cán bộ và các đơn vị liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế về các sự kiện đang diễn ra trên thế giới có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và những xu hướng phát triển của các nền kinh tế sau đại dịch.

Với mục tiêu cập nhật thông tin, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ về hội nhập quốc tế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam, Thường trực Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế - Viện Nghiên cứu phát triển, Trung tâm Hội nhập quốc tế phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ Đối ngoại và Hội nghị Quốc tế trực thuộc Sở Ngoại vụ tổ chức Hội nghị “Hội nhập và phát triển trong tình hình mới” diễn ra trong 02 ngày, ngày 10 và 11 tháng 11 năm 2022.

Hội nghị đã thu hút gần 80 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ Thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế; đại diện các Sở ngành liên quan của Thành phố; đại diện Ban Chỉ đạo hội nhập quốc tế/hội nhập kinh tế quốc tế, Sở Công Thương, Sở Ngoại vụ các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam; đại diện các Tổng Công ty; Liên hiệp hội hữu nghị các địa phương cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố và các các tỉnh thành khu vực phía Nam.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Phạm Bình An Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Phát triển TPHCM; Phó Trưởng ban Thường trực, Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế cho biết: Thế giới đang thay đổi nhanh chóng với nhiều xu hướng mang tính chất chuyển giai đoạn điển hình như cách mạng công nghiệp 4.0, những xung đột, biến động trên toàn cầu và quá trình toàn cầu hóa hội nhập. Mặc dù, trong 35 năm qua Việt Nam đã gặt hái nhiều thành công và đạt được những thành tựu tích cực bao gồm trong hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam cũng như các địa phương cần cập nhật và chuẩn bị hành trang sẵn sàng để thích ứng với các điều kiện mới sau đại dịch.

hn1

Hình ảnh: Ông Phạm Bình An Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Phát triển TPHCM; Phó Trưởng ban Thường trực, Ban chỉ đạo Thành phố Hồ Chí Minh về hội nhập quốc tế

Trên cơ sở đó, việc giới thiệu cho đội ngũ cán bộ những thông tin và xu hướng thị trường để phục hồi và phát triển kinh tế tỉnh/ thành là rất cần thiết. Trong đó, TPHCM với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước hy vọng Hội nghị ngoài mục đích chia sẻ những thông tin hữu ích, kinh nghiệm ứng dụng thực tiễn cho cán bộ còn mong muốn tạo ra một diễn đàn liên kết những quan điểm và định hướng phát triển giữa các tỉnh thành khu vực phía Nam.

Về tình hình cục diện mới của thế giới & khu vực, PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao; Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ukraina và Cộng hòa Moldova phân tích các nhân tố tác động tới cục diện thế giới hiện nay bao gồm: (i) cạnh tranh nước lớn và xu hướng đa cực, đa trung tâm; (ii) các vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống ngày càng nghiêm trọng; (iii) sự điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là các chủ thể chính và trung tâm quyền lực lớn; (iv) các cơ chế liên kết quốc tế giúp đưa ra các giải pháp cho chính trị xanh, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, lối sống xanh, CMVN 4.0 và kinh tế số.

hn2

Hình ảnh: PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao; Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Ukraina và Cộng hòa Moldova

Cục diện thế giới hiện nay đang chuyển từ thế giới đơn cực do Mỹ chi phối sang đa cực; theo đó, các nước lớn tiếp tục giữ vai trò chi phối cục diện thế giới, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiềm chế và ngăn chặn lẫn nhau. Quan hệ giữa các nước lớn như Mỹ- EU; NATO- Nga bao gồm cả Mỹ (qua cuộc chiến Nga- Ukraina); Mỹ- Trung; Trung- Nga đang tác động mạnh mẽ đến chính sách của các quốc gia trong việc lựa chọn con đường và định hướng phát triển.

Xu hướng tập hợp lực lượng, liên kết- đấu tranh vì lợi ích quốc gia- dân tộc diễn ra gay gắt, đặt các nước đang phát triển, nhất là những nước vừa và nhỏ, trước sức ép phải lựa chọn đối tác thân cận, chẳng hạn khu vực Mỹ Latinh, châu Phi, một số nước Trung Đông đã ngả theo Trung Quốc và Nga. Đồng thời, các quốc gia- dân tộc ngày càng đề cao ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, ngăn ngừa những hành vi áp đặt và can thiệp của các thế lực cường quyền. Bên cạnh đó, nhiều trung tâm quyền lực mới cũng phát triển hơn như Ấn Độ, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), BRICS. Trong khi đó, cục diện khu vực châu Á- Thái Bình Dương vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn, khó lường như sự gia tăng quyền lực của Trung Quốc, hành động áp đảo Trung Quốc của Mỹ và vai trò và vị thế quan trọng của khu vực ASEAN.

Trước tình hình đó, Việt Nam vẫn có thể hưởng được lợi thế tốt nếu biết cách tận dụng những yếu tố sẵn có. Điển hình, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina và biện pháp cấm vận của phương Tây đã gây ra thiếu hụt và nâng giá nhiều loại hàng hóa. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có cơ hội tốt xuất khẩu nông phẩm và lương thực sang thị trường EU để thay thế hàng từ Nga và Ukraina. Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa các cường quốc cũng dẫn đến 1 điểm xoay quốc gia tăng đầu tư FDI vào khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Chia sẻ thêm tại Hội nghị, bà Bùi Kim Thùy, Đại diện Cấp cao của Hội đồng Kinh daonh Hoa Kỳ- ASEAN (USABC), Thành viên Hội đồng Cố vấn Harvard- Asia Pacific cho biết: Việt Nam đã tham gia 17 FTA, trong đó 15 FTA đã/ đang thực hiện và được hưởng ưu đãi từ thuế quan, đồng thời khu vực công cũng đã ban hành kế hoạch hành động dựa trên nền của 15 FTA này và 02 FTA vẫn đang trong quá trình đàm phán. Các FTA quan trọng với Việt Nam bao gồm hiệp định EVFTA, CPTPP, RCEP và UKVFTA. Trong đó, các FTA thế hệ mới như CPTPP và EVFTA sẽ bao gồm thêm các điều khoản về lao động (như ngăn chặn doanh nghiệp tại các nước thành viên sử dụng lao động cưỡng bức trong sản xuất), điều khoản môi trường (sản phẩm phải đảm bảo các yếu tố về bảo vệ môi trường), điều khoản về công đoàn,…

hn3

Hình ảnh: Bà Bùi Kim Thùy, Đại diện Cấp cao của Hội đồng Kinh daonh Hoa Kỳ- ASEAN (USABC), Thành viên Hội đồng Cố vấn Harvard- Asia Pacific

Tuy vậy, FTA hiện không còn là yếu tố then chốt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế so với trước đây. Bởi lẽ, FTA chỉ giúp làm giảm hàng rào thuế quan nhưng hàng rào phi thuế quan thì vẫn còn và ngày càng nhiều hơn. Có rất nhiều lý do để tạo nên các cản trở trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Thứ nhất, thuế quan là nguồn thu chính của ngân sách quốc gia, do vậy khi hiệp định có hiệu lực tức là khi thuế quan giảm về 0% hoặc giảm theo lộ trình cam kết đối với từng mặt hàng cụ thể thì theo xu hướng, chính phủ các nước sẽ dựng nên các rào cản phi thuế quan để bù đắp lại khoản thuế quan bị thất thu tại cảng điển hình là tax, fee, charge, v.v. Thứ hai, các nước muốn bảo vệ ngành công nghiệp sản xuất trong nước trước làn sóng nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài theo khuôn khổ các FTA ký kết. Cuối cùng, các nước có thể sử dụng các biện pháp mà WTO, WCO cho phép ví dụ như các biện pháp chống lẩn tránh thuế, biện pháp phòng vệ thương mại, thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ trong điều kiện chứng minh được việc nhập khẩu mặt hàng này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất nội địa. Việc dựng rào cản không khéo đôi khi khiến doanh nghiệp nội địa gặp khó trong ngành mình có lợi thế.

Thuế quan tại cảng có thể giảm về 0% theo FTA đối với nhiều loại hàng hóa nhưng thuế nội địa thì vẫn cao bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT,… đối với các mặt hàng xa xỉ như mỹ phẩm, ô tô và nhóm hàng thuốc lá, rượu bia (đây là các mặt hàng chính phủ hạn chế người dùng). Mặt khác, việc thuế nhập khẩu hàng hóa và nguyên liệu vật tư rẻ hơn sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong nước, lợi nhuận tốt hơn sẽ giúp giải quyết một cách bền vững hơn tình trạng nguồn thu thuế thiếu hụt và nạn thất nghiệp.

Việc xây dựng thương hiệu “Made in Vietnam” sẽ là giải pháp phát triển lâu dài cho tương lai thương mại Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. FTA hiện chỉ can thiệp vào cạnh đáy của chuỗi sản xuất hình chữ U và Việt Nam mới dừng lại ở công đoạn gia công của quy trình sản xuất. Nước hưởng lợi sau cùng của một chuỗi cung ứng chính là nước sở hữu thương hiệu. Muốn vậy, Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển R&D, thiết kế sản phẩm, tiếp đến là khâu phân phối, hoàn thiện sản phẩm để có thể tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và kiểm soát từng khâu trong quá trình sản xuất, từ đó định vị được thương hiệu của mình trên trường quốc tế.

Song song đó, các quốc gia ngày càng đề cao phát triển kinh tế tuần hoàn, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt, giúp giải quyết bài toán giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TPHCM cho biết: Kinh tế tuần hoàn là một hệ thống kinh tế phát triển trên nền tảng các mô hình kinh doanh (business model). Khái niệm kết thúc vòng đời được thay thế bằng việc giảm sử dụng, sử dụng lại, tái chế và phục hồi vật liệu trong quá trình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm.

hn4

Hình ảnh: PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TPHCM

Nền kinh tế tuần hoàn sẽ áp dụng ở các cấp độ nhỏ (sản xuất, công ty, người tiêu dùng), vừa (khu công nghiệp sinh thái), lớn (thành phố, vùng, quốc gia và xuyên quốc gia). Mô hình kinh doanh KTTH bao gồm chuỗi cung ứng tuần hoàn, phục hồi tài nguyên, kéo dài vòng đời sản phẩm, nền tảng chia sẻ và sản phẩm là dịch vụ. Công nghệ đột phá áp dụng cho KTTH sẽ là công nghệ số, công nghệ vật lý, công nghệ sinh học (như khoa học xã hội gồm kinh tế, chính sách, pháp luật, văn hóa). Điển hình, Trung Quốc đã ban hành Luật thúc đẩy kinh tế tuần hoàn vào năm 2008 và có hiệu lực từ tháng 1/2009.  Ở các quốc gia đang phát triển, một số quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý chất thải được xem là thành phần chính của các giải pháp về KTTH như Indonesia có Luật quản lý chất thải rắn (2008); Philippines có Quy định pháp luật về Quản lý chất thải rắn quốc gia (1999); Hàn Quốc có Luật về tái chế chất thải (2007) và Luật về kiểm soát chất thải (2008); Thái Lan có Lộ trình quản lý chất thải nhựa (2018- 2030).

Phát triển KTTH cũng là một trong những chủ trương của Đảng và nhà nước ta. Mô hình kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã phát triển từ lâu đời như mô hình nông nghiệp tuần hoàn kết hợp chăn nuôi Bò (khép kín từ khâu chăn nuôi, chăm sóc, đệm lót, thức ăn, sản xuất phân bón). Trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 có quy định thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và đề án phát triển kinh tế- xã hội. Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế cũng đã đề cập đến một số vấn đề quan trọng trong KTTH như khu công nghiệp sinh thái, cộng sinh công nghiệp cũng như một số vấn đề liên quan đến đầu tư trong các loại hình công nghiệp thân thiện môi trường.

hn5

Hình ảnh: Quang cảnh Hội nghị

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia giải đáp những câu hỏi về tác động của cục diện thế giới hiện nay đối với kinh tế Việt Nam, sức ảnh hưởng của các FTA đến dòng thương mại xuất nhập khẩu của các nước và xu hướng phát triển trong tương lai tại Việt Nam. Các cán bộ cũng chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải khi tìm hiểu và ứng dụng vào hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm của tỉnh nhà. Các cán bộ tham dự cũng đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội nghị mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cán bộ trực thuộc các tỉnh/ thành phía Nam./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: cục diện thế giới, FTA, kinh tế tuần hoàn

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371488
Go to top