Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnMở rộng thị trường xuất nhập khẩu và thích ứng các rào cản thương mại trong tình hình mới

Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và thích ứng các rào cản thương mại trong tình hình mới

Hội nghị hỗ trợ doanh nghiệp khai thác các công cụ thương mại quốc tế trong hoạt động xuất nhập khẩu và cập nhật thông tin về các rào cản phi thuế quan (NTM) trên thế giới.

Với mục tiêu phổ biến các thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng các công cụ thương mại quốc tế trong giao thương với các nước khác, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp.Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức Hội nghị “Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và thích ứng các rào cản thương mại trong tình hình mới” vào ngày 14 tháng 10 tại thành phố Hồ Chí Minh.

Hội nghị đã thu hút hơn 150 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các cơ quan nhà nước, Hiệp hội ngành nghề và đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nhiều lĩnh vực,…cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) cho biết: Hội nhập kinh tế quốc tế và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam. Tuy vậy, tình hình kinh tế thế giới và khu vực hiện có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Trong thời gian qua, những chính sách của chính phủ cũng như của TPHCM nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển, bước đầu đã có những ảnh hưởng tích cực. Theo thống kê, 9 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam đã vượt mốc 500 tỷ USD, tăng 15% so với với cùng kỳ năm ngoái, trong khi đó, GDP 9 tháng đạt 8.83%, đây cũng là mức cao nhất trong giai đoạn 2011-2022. Có thể thấy hoạt động xuất nhập khẩu là trụ đỡ vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. 

hoinghi

Hình ảnh: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) phát biểu khai mạc tại Hội nghị

Trên cơ sở đó, việc giới thiệu doanh nghiệp tìm hiểu, sử dụng các công cụ phân tích thị trường là rất cần thiết. Từ đó, nhận diện rõ quy mô thị trường hàng hóa của từng sản phẩm cụ thể, tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm doanh nghiệp quan tâm, đánh giá xu hướng thị trường và tiềm năng xuất khẩu cũng như các yêu cầu về biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật (SPS) và các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT).

Đồng quan điểm, ông Lê Viết Dũng Linh, chuyên gia nghiên cứu thị trường Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC) tại Việt Nam phân tích, việc tận dụng hiệu quả các công cụ thương mại quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn dữ liệu quan trọng về nhu cầu, xu hướng, tiêu chuẩn của thị trường toàn cầu và từng khu vực, quốc gia.

hoinghi1

Hình ảnh: Ông Lê Viết Dũng Linh, Chuyên gia ITC tại Việt Nam

Trung tâm thương mại quốc tế (ITC) hiện đang cung cấp dữ liệu miễn phí cho các tài khoản tại Việt Nam. Công cụ ITC bao gồm bốn nhóm chính: market data (dữ liệu thị trường), business performance (hiệu suất kinh doanh), e- learning (học điện tử) và sustainability & inclusivity (tính bền vững và tính toàn diện).

Trong đó, công cụ Trademap sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các chỉ số về hoạt động xuất nhập khẩu, nhu cầu quốc tế, thị trường thay thế và thị trường cạnh tranh theo sản phẩm dưới dạng bảng, biểu đồ và bản đồ. Ngoài ra, danh bạ các công ty xuất nhập khẩu theo ngành cũng được cung cấp miễn phí tại đây.

Trade Map thể hiện số liệu của 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, cùng 5.300 sản phẩm theo mã HS (Harmonized System), các luồng thương mại hàng tháng, hàng quý và hàng năm từ tổng hợp đến chi tiết các dòng thuế.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể theo dõi và cập nhật các tiêu chuẩn về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch động thực vật, các rào cản kỹ thuật trong thương mại của từng thị trường; đồng thời sử dụng công cụ hệ thống cảnh báo thông báo TBT và SPS của WTO (ePing) giúp doanh nghiệp kịp thời theo dõi và tuân thủ quy định để tránh các rủi ro trong kinh doanh.

hoinghi2

Hình ảnh: Ông Huỳnh Lê Linh Vũ, chuyên gia ITC tại Việt Nam

Về vấn đề này, ông Huỳnh Lê Linh Vũ, Chuyên gia ITC tại Việt Nam cho biết, các biện pháp phi thuế quan (NTMs) liên quan đến nhập khẩu hàng hóa trên thế giới được phân loại theo hai thành phần: các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp phi kỹ thuật. Trong đó, các biện pháp kỹ thuật phân thành hai mục gồm: A. các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật và B. rào cản kỹ thuật thương mại.

Trong bối cảnh mở của thị trường hàng hóa, xóa bỏ rào cản thuế quan, cũng như tình hình thế giới nhiều biến động, các quốc gia đang có xu hướng ủng hộ quá trình phi toàn cầu hóa, gia tăng các rào cản thương mại thông qua áp đặt các biện pháp NTMs nhiều hơn. Các NTMs có thể làm tăng chi phí cho doanh nghiệp và làm hạn chế hoạt động thương mại.

Theo ông Huỳnh Lê Linh Vũ , để cập nhật tình hình các NTMs, ITC đã cung cấp công cụ Market Access Map giúp doanh nghiệp tìm hiểu về các biện pháp phi thuế quan đối với từng sản phẩm sang các thị trường cụ thể. Công cụ giúp doanh nghiệp nhận diện thuế quan, hạn ngạch thuế quan, các rào cản thương mại, các yêu cầu kỹ thuật và cơ chế ưu đãi cho sản phẩm mà doanh nghiệp đang có nhu cầu xuất khẩu.

Ngoài ra, hệ thống cảnh báo thông báo TBT và SPS của WTO (ePing) cho phép khu vực tư nhân và khu vực công theo dõi các thông báo về SPS/ TBT theo thị trường xuất khẩu và theo mặt hàng. ePing có thể gửi cảnh báo thông báo về SPS/ TBT phù hợp với tiêu chí lọc của người dùng qua email và các nền tảng truyền thông tạo điều kiện đối thoại giữa khu vực công và khu vực tư.

hoinghi3

Hình ảnh: Quang cảnh Hội nghị

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia giải đáp những câu hỏi về cách sử dụng các công cụ thương mại đối với sản phẩm doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Các doanh nghiệp cũng chia sẻ những tình huống thực tế gặp phải khi tìm hiểu và tiếp cận thị trường xuất khẩu sản phẩm sản xuất. Các doanh nghiệp tham dự cũng đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội nghị mang lại.

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: công cụ thương mại quốc tế (ITC), ePing, SPS, TBT

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371618
Go to top