Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnTrung tâm Hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức thành công Hội thảo “Các biện pháp phòng vệ thương mại trong các hiệp định thương mại tự do - Kinh nghiệm đối với ngành Dệt may - Da giày”

Trung tâm Hội nhập quốc tế TP Hồ Chí Minh (CIIS) tổ chức thành công Hội thảo “Các biện pháp phòng vệ thương mại trong các hiệp định thương mại tự do - Kinh nghiệm đối với ngành Dệt may - Da giày”

Dệt may, da giày là các ngành công nghiệp quan trọng, đóng góp giá trị lớn cho xuất khẩu. Vượt qua khó khăn do tác động của dịch Covid-19, ngành dệt may da giày hiện đang dần phục hồi, nắm bắt được nhiều cơ hội xuất khẩu tới thị trường lớn như Mỹ, EU. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cũng đi kèm với nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại do xu hướng bảo hộ thương mại đang diễn ra mạnh mẽ tại một số quốc gia.

Với mong muốn phổ biến thông tin, quy định về phòng vệ thương mại trong ngành dệt may – da giày; từ đó giúp doanh nghiệp hiểu và sử dụng hiệu quả các công cụ nhằm ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội Dệt - May - Thêu - Đan Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Các biện pháp phòng vệ thương mại trong các hiệp định thương mại tự do - Kinh nghiệm đối với ngành Dệt may - Da giày” vào ngày 29 tháng 07 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Dưới sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị như Sở ban ngành, Hiệp hội/Hội ngành hàng, Hội thảo đã thu hút hơn 150 đại biểu tham dự trực tiếp đến từ các cơ quan nhà nước, Hiệp hội ngành nghề, Viện trường, doanh nghiệp, luật sư, doanh nghiệp xuất nhập khẩu,… cũng như các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khai mạc Hộithảo, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) cho biết: Ngành dệt may là một trong những ngành chủ đạo của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, góp phần đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh hoạt. Ngành dệt may Việt Nam đã, đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế. Năm 2022 là thời điểm mà các doanh nghiệp dệt may từng bước phục hồi sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt khoảng 18,65 tỷ USD, tăng 21,6 % so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu 186 tỷ USD của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, ngành dệt may Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức liên quan tới: Tiêu dùng tại một số thị trường suy giảm do lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn như Mỹ, EU; Diễn biến phức tạp của xung đột Nga – Ucraina khiến giá nguyên liệu đầu vào tăng cao; Nguy cơ tái bùng phát Dịch Covid-19 bởi các biến chủng mới vẫn đang hiện hữu. Nhiều quốc gia là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm dệt may Việt Nam; ảnh hưởng do biến động tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu; tình trạng thiếu lao động sau đại dịch; hay các yêu cầu truy xuất nguồn gốc bông, vải, sợi, yêu cầu xanh hóa dệt may từ các FTA thế hệ mới. Chính vì thế, phòng vệ thương mại là một chủ đề quan trọng và có ý nghĩa thiết thực cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp hướng tới phát triển bền vững, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, tài chính và đối tác của doanh nghiệp.

ht1

Hình: Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Hội nhập quốc tế TP.HCM (CIIS) phát biểu khai mạc tại hội thảo

Phát biểu đề dẫn Hội thảo, Ông Phan Khánh An, Phó Trưởng phòng Pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho hay: Trong bối cảnh đầy thách thức như trên, phòng vệ thương mại gần đây được nhắc đến như một thực trạng đáng quan tâm với hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, trong đó có các doanh nghiệp ngành dệt may. Với việc hội nhập sâu rộng, Việt Nam đang tham gia & thực thi 15 FTA với hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Những ảnh hưởng từ việc gia tăng bảo hộ ngành sản xuất nội địa của các quốc gia nhập khẩu, cũng như tình trạng gian lận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế quan trong các FTA Việt Nam tham gia sẽ làm gia tăng nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Tính đến nay, đã có hơn 210 vụ việc phòng vệ thương mại được điều tra, áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Riêng các sản phẩm dệt may, có 22 vụ việc, chủ yếu liên quan biện pháp chống bán phá giá và tự vệ, tập trung chính ở các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ, Ấn Độ. Các vụ việc này đã phản ánh phần nào những khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam đang gặp phải.

ht2

Hình: Ông Phan Khánh An, Phó Trưởng phòng Pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương phát biểu đề dẫn hội thảo

Báo cáo tại hội thảo, Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền – Chuyên gia Hội nhập kinh tế quốc tế đã có bài chia sẻ về tình hình xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam, triển vọng và thách thức của ngành trong bối cảnh mới. Theo ông, dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc. ASEAN, Trung Quốc đang có tốc độ tăng trưởng đáng ghi nhận. Ngoại trừ Hoa Kỳ, hầu như tất cả các thị trường lớn và tiềm năng của xuất khẩu dệt may Việt Nam đều là các thị trường mà Việt Nam đang hoặc sắp có FTA. Chính các FTA mang đến cho các doanh nghiệp kinh doanh dệt may Việt Nam cơ hội được hưởng thuế suất ưu đãi và giảm bớt rào cản trong xuất khẩu sang các thị trường đối tác. Số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu xơ sợi dự kiến đạt xấp xỉ 3 tỷ USD, trong khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm 2021 là 5,6 tỷ USD. Lần đầu tiên vượt qua Hàn Quốc để trở thành nước xuất khẩu xơ sợi lớn thứ 6 thế giới.

Bên cạnh những tín hiệu tích cực từ xuất khẩu mang lại, ngành dệt may phải đối diện với các thách thức lớn về rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh toán và hụt tiền mặt, đáp ứng các tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu (an toàn lao động, môi trường lao động và chất lượng), cạnh tranh lao động với các ngành khác và các tiêu chuẩn về hàng rào kỹ thuật. Ông khuyến nghị doanh nghiệp cần chú ý tới vấn đề rủi ro về tỷ giá và thanh toán, cần đa dạng nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, cơ cấu lại kinh doanh tại đơn vị, chuyển đổi mô hình tổ chức sản xuất từ hàng loạt sang linh hoạt, hướng đến đạt chuẩn hóa quốc tế theo các cam kết trong các FTA, để thâm nhập vào thị trường thế giới, tích cực chuyển đổi số và tự động hóa sản xuất để thích ứng với cạnh tranh lao động các ngành khác.

ht3

Hình: Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền – Chuyên gia Kinh tế trình bày tại hội thảo

Để giúp doanh nghiệp ngành dệt may – da giày tránh các nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại trong ngành, Ông Phùng Gia Đức, Phó trưởng phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết: từ năm 2008 đến năm 2021, có 22 vụ việc hàng giày da, xơ sợi, bông xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại, trong đó có 12 vụ việc chống bán phá giá, 03 vụ việc chống trợ cấp, 06 vụ việc tự vệ và 01 vụ việc chống lẩn tránh. Còn đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại, ông cho biết từ năm 1998 đến 2011 có 6 vụ việc bị điều tra, bao gồm 04 vụ việc chống bán phá giá, 01 vụ việc tự vệ và 01 vụ việc chống lẩn tránh. Để tránh nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại, doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin từ đối tác nhập khẩu về tình hình thị trường, đặc biệt là các động thái khởi xướng vụ việc phòng vệ thương mại; chuẩn hóa, minh bạch hệ thống quản trị, lưu trữ giấy tờ, tài liệu; chuẩn bị cho việc bị kiện phòng vệ thương mại (kiểm soát lượng và giá xuất khẩu, sẵn sàng các đầu mối trợ giúp khi có vụ việc diễn ra…); doanh nghiệp nên có bộ phận pháp chế, luật sư có chuyên môn về phòng vệ thương mại để tư vấn kịp thời (vì thời gian chuẩn bị thường rất ngắn); khi có vụ việc diễn ra, phải tham gia hợp tác đầy đủ và toàn diện để tự chứng minh và giảm thiểu thiệt hại nếu bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại; thường xuyên tham gia đào tạo, tập huấn về phòng vệ thương mại để cập nhật xu hướng, nâng cao nhận thức và nắm bắt đầu mối, thường xuyên liên lạc với đầu mối của Chính phủ Việt Nam để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

ht4

Hình ảnh: Ông Phùng Gia Đức, Phó trưởng phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tại Hội thảo

Nhằm giúp doanh nghiệp trong ngành nâng cao hiệu quả thực thi biện pháp phòng vệ thương mại trong ngành Dệt may – Da Giày, Ông Phan Khánh An, Phó Trưởng phòng Pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đưa ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Đăng ký tham gia vụ việc, các thông tin, bằng chứng liên quan và trả lời bản câu hỏi điều tra theo đúng thể thức và thời hạn quy định; Khuyến nghị các hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu: Gửi yêu cầu, đăng ký tham gia vụ việc tới Cơ quan điều tra để được xem xét là bên liên quan chính thức trong vụ việc; Cân nhắc phối hợp với đơn vị tư vấn, luật sư có kinh nghiệm xử lý vụ việc phòng vệ thương mại tại thị trường; Đặc biệt, cần liên lạc thường xuyên, hợp tác toàn diện với Cơ quan điều tra trong suốt quá trình vụ việc; Làm rõ các yêu cầu của Cơ quan điều tra trước khi có bất kỳ hành động nào; Thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin hiệp hội, tổ chức đại diện cho doanh nghiệp tại Việt Nam; với các đối tác nhập khẩu của nước điều tra để nâng cao tiếng nói, yêu cầu Cơ quan điều tra xem xét đầy đủ lợi ích kinh tế xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng; Trao đổi với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời; Bất kỳ hành động thể hiện sự bất hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình điều tra sẽ dẫn tới việc Cơ quan điều tra sử dụng các chứng cứ sẵn có (thường là bất lợi); Việc bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá sẽ làm giảm lợi thế cạnh tranh, có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ thị trường xuất khẩu cho ngành sản xuất trong nước hoặc các đối thủ từ các quốc gia khác.

ht5

Hình: Ông Phan Khánh An, Phó Trưởng phòng Pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương tại Hội thảo

Trong phiên thảo luận, các chuyên gia cung cấp các thông tin về các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại do nước ngoài khởi xướng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và đưa ra những hướng dẫn và một số lưu ý cho doanh nghiệp, hiệp hội, hội, ngành hàng khi tham gia vào các vụ kiện phòng vệ thương mại.Trong phần này, hầu hết các đại biểu đều tham gia thảo luận và đặt câu hỏi sôi nổi, đa phần các câu hỏi đều được các chuyên gia giải đáp và tư vấn cụ thể.Các doanh nghiệp tham dự đánh giá cao những thông tin và kiến thức thiết thực mà Hội thảo mang lại. 

ht6

Hình ảnh: Quang cảnh Hội thảo

Với mong muốn tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình thiết thực và hữu ích đến cộng đồng doanh nghiệp./.

Nguồn: CIIS

Từ khoá: CIIS; Cục PVTM; AGTEK; Hội thảo; biện pháp; phòng vệ thương mại; FTA; kinh nghiệm; dệt may, da giày.

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370311
Go to top