Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTập huấnTRUNG TÂM HỘI NHẬP QUỐC TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO “THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC NAM Á VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO KHU VỰC NAM Á”

TRUNG TÂM HỘI NHẬP QUỐC TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO “THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC NAM Á VÀ ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO KHU VỰC NAM Á”

Thị trường các quốc gia khu vực Nam Á được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng trong hợp tác thương mại đầu tư với Việt Nam. Trong những năm qua, giao thương giữa Việt Nam với các nước khu vực Nam Á nói chung và đặc biệt với 3 thị trường Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh nói riêng đã có nhiều bước phát triển khả quan. Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế các quốc gia, tác động tiêu cực do sự đứt gãy chuỗi cung ứng và những khó khăn về đầu ra cho hàng hóa xuất khẩu đặt ra yêu cầu cần phải thúc đẩy việc tìm kiếm nguồn cung thay thế và tìm đầu ra cho hàng hóa của Việt Nam. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam và các nước Nam Á hợp tác về thương mại và đầu tư, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai bên. Với mong muốn cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin thị trường, nhu cầu hàng hóa, hướng dẫn thực hiện các quy định xuất nhập khẩu, thảo luận và kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và các quốc gia Nam Á, Trung tâm Hội nhập quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp Vụ Thị trường châu Á – châu Phi – Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Thị trường các nước Nam Á và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào khu vực Nam Á” vào ngày 11 tháng 11 năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Dưới sự hỗ trợ củacác cơ quan, đơn vị như Sở ban ngành, Hiệp hội/Hội ngành hàng, sự hỗ trợ kỹ thuật từ tập đoàn Beowulf Blockchain thông qua nền tảng QUICKOM, sự bảo trợ truyền thông của tạp chí Vietnam Shipping Gazette, Hội thảo đã thu hút hằng trăm lượt quan tâm theo dõi của các đại biểu tham dự trực tiếp lẫn trực tuyến đến từ các cơ quan nhà nước, Hiệp hội Doanh nghiệp, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chuyên gia cũng như các cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố.

1 1
Hình: Quang cảnh hội thảo “Thị trường các nước Nam Á và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào khu vực Nam Á”

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Bà Lê Hoàng Oanh, Vụ trưởng Vụ thị trường Châu Á – Châu Phi, Bộ Công thươngđã trình bày tổng quan về khu vực Nam Á và thị trường Nam Á. Bà Oanh nhận định “Với diện tích khoảng 4 triệu km2, chiếm khoảng 10% diện tích Châu Á và dân số khoảng 1,9 tỷ người; Nam Á là khu vực có tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại rất lớn và đa dạng. Khu vực đông dân này có thu nhập ở mức trung bình của thế giới, nhưng sức mua ngày một tăng mạnh nhờ tăng trưởng kinh tế cao trong giai đoạn vừa qua và tầng lớp trung lưu ngày một đông. Dân số khu vực Nam Á tập trung chủ yếu tại Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh; thị trường Ấn Độ có nền kinh tế lớn nhất chiếm đến 79% GDP của cả khu vực, Pakistan chiếm 11%, Bangladesh chiếm 6%. Đây là 03 thị trường lớn nhất tại khu vực Nam Á và được đánh giá có nhiều tiềm năng hợp tác kinh tế, thương mại đối với Việt Nam. Mặc dù có rất nhiều tiềm năng nhưng hợp tác thương mại giữa Việt Nam với các nước Nam Á nói chung, với Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh nói riêng vẫn chưa tận dụng tốt các cơ hội. Năm 2019, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với cả khu vực Nam Á mới ở mức 12,7 tỷ USD, trong đó, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước Nam Á đạt gần 8 tỷ USD, chủ yếu là sang Ấn Độ. Đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu mới khai thác được một phần nhu cầu của thị trường Ấn Độ, các thị trường Pakistan, Bangladesh còn lại còn ở mức khiêm tốn, các thị trường khác tại Nam Á gần như rất ít. Ngoài ra, các nước Nam Á cũng là các thị trường áp dụng rất nhiều các rào cản thương mại, đặc biệt là Ấn Độ. Các rủi ro do phải đối mặt với các rào cản thương mại đột ngột, khó ứng phó cũng khiến các doanh nghiệp e ngại thị trường Nam Á, chưa mạnh dạn đẩy mạnh việc thâm nhập vào thị trường khu vực Nam Á”.

Trình bày nội dung “Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng hàng hóa, cơ hội & thách thức cho hàng hóa của Việt Nam ở thị trường các quốc gia Nam Á”, Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm hội nhập quốc tế cho biết “Bối cảnh quốc tế trong thời gian qua có một số sự kiện nổi bật như căng thẳng thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc, Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là đại dịch Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu, gây khủng hoảng cung – cầu, sự đứt gãy chuỗi cung ứng do giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới... đã gây ra các tác động tiêu cực trong giao thương quốc tế, khó khăn về đầu ra cho sản phẩm. Điều này đặt ra yêu cầu về việc thúc đẩy tìm nguồn cung thay thế, tìm nguồn đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa. Qua đánh giá về các ưu điểm của môi trường kinh doanh tại Việt Nam, thực trạng thương mại giữa Việt Nam và khu vực Nam Á trong thời gian qua; các cơ hội tiềm năng, dư địa thị trường Nam Á, có thể thấy rằng đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam và doanh nghiệp các nước Nam Á để hợp tác trong sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa nguồn cung để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của cả hai bên”.

hình anh Vũ

Hình: Ông Huỳnh Minh Vũ - Phó Giám đốc Trung tâm hội nhập quốc tế trình bày nội dung “Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng hàng hóa, cơ hội & thách thức cho hàng hóa của Việt Nam ở thị trường các quốc gia Nam Á”

Đặc biệt, Hội thảo có sự tham gia trực tuyến của đại diện các Thương vụ Việt Nam tại khu vực Nam Á và một số doanh nghiệp Việt đang kinh doanh lâu năm tại thị trường Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh để cùng giới thiệu, chia sẻ về văn hóa kinh doanh, thông tin thị trường, tiềm năng thị trường, quy định quản lý xuất nhập khẩu tại mỗi thị trường...

Đồng thời, Hội thảo giải đáp nhiều câu hỏi mà đại biểu tham dự gửi về liên quan đến nội dung nắm bắt nhu cầu thị trường; những vướng mắc, khó khăn mà thực tế doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải trong việc giao thương với các nước khu vực Nam Á. Ngoài ra, hội thảo còn cung cấp đến đại biểu tham dự các thông tin về cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam và nước ngoài liên qua đến thị trường Nam Á; thông tin liên hệ, nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp Nam Á đang muốn kết nối, giao thương với doanh nghiệp Việt Nam để các doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động liên hệ, tìm kiếm cơ hội hợp tác ngay sau Hội thảo.

Hội thảo đã mang lại nhiều thông tin và kiến thức thực tiễn, bổ ích cho các doanh nghiệp tham dự. Các doanh nghiệpđánh giá cao việc tổ chức kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp tại hội thảo thực sự giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơnvề thực trạng thị trường, tình hình thương mại tại khu vựcNam Á nói chung và các nước Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh nói riêng. Các doanh nghiệp cho biết trong thời gian tới sẽ chủ động tìm hiểu thêm về thị trường khu vực Nam Á, các quy định về tiêu chuẩn, kỹ thuật, thuế suất, xuất nhập khẩu...; đồng thời tận dụng thông tin kết nối doanh nghiệp được cung cấp tại hội thảo để tìm kiếm cơ hội giao thương và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường khu vực Nam Á./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: CIIS, hội thảo, tiềm năng, thị trường Nam Á, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, xuất nhập khẩu, hàng hóa.

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007385105
Go to top