Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTONghiên cứuBáo cáo chuyên đề: Tiếp cận Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ EU

Báo cáo chuyên đề: Tiếp cận Thị trường gỗ và sản phẩm gỗ EU

Với tổng dân số 447 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người 34.843 USD/năm (tính đến năm 2019), Liên minh châu Âu (EU) với 27 quốc gia thành viên là một thị trường tiêu dùng thật sự hấp dẫn. Riêng đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, mặc dù EU có nguồn cung phần lớn từ các nước trong khối, nhưng dung lượng thị trường dành cho các nước xuất khẩu bên ngoài vẫn còn rất lớn.  

tctt go EU

Năm 2020, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản xếp thứ năm trên thế giới, thứ hai châu Á và thứ nhất Đông Nam Á. Tại thị trường EU, Việt Nam đứng thứ hai trong số các nhà cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ ngoại khối, chỉ sau Trung Quốc. Tuy vậy, nội thất gỗ của Việt Nam chỉ mới chiếm một thị phần khiêm tốn là 2,3% tại thị trường EU trong năm 2020.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành gỗ Việt Nam. EVFTA sẽ giúp một số mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam được hưởng mức thuế quan thấp hơn so với trước khi có hiệp định, giúp các mặt hàng này trở nên hấp dẫn hơn trên thị trường EU so với các đối thủ. Còn hiệp định VPA/FLEGT thì giúp Việt Nam đồng thời giải quyết tình trạng khai thác gỗ bất hợp pháp, cải thiện công tác quản lý rừng, hoàn thiện các quy định đối với ngành công nghiệp gỗ, thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm, và tăng cường cơ hội cho sản phẩm gỗ tại thị trường EU và các thị trường khác.

Bên cạnh các cơ hội, quá trình tiếp cận thị trường EU của ngành gỗ Việt Nam đối diện với một loạt thách thức. Thách thức thứ nhất là việc xây dựng hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp để thực thi VPA/FLEGT. Thách thức thứ hai là việc kiểm soát tình trạng gian lận xuất xứ, khi mà sản phẩm gỗ của các nước khác mượn Việt Nam làm bệ phóng để được hưởng ưu đãi theo hiệp định khi đi vào thị trường EU.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đang tìm hiểu xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU nói chung có thể lựa chọn mặt hàng xuất khẩu phù hợp và thuận lợi hơn khi tiếp cận thị trường, bài cáo chuyên đề dưới đây sẽ cung cấp các thông tin về thực trạng ngành gỗ Việt Nam; quan hệ thương mại Việt Nam – EU và tiềm năng phát triển thị trường, mặt hàng; tận dụng ưu đãi từ EVFTA; những lưu ý cho doanh nghiệp xuất khẩu về thị hiếu tiêu dùng, các quy định khi xuất khẩu và kênh phân phối.

Tải báo cáo chuyên đề tại đây

Nguồn: CIIS

Từ khóa: thị trường EU, gỗ và sản phẩm gỗ, EVFTA, VPA/FLEGT

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390328
Go to top