Sách hỏi đáp “Hướng dẫn chuyên sâu về thực thi quy định xuất xứ hàng hóa tại Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu”
Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép có thể tiếp cận và mở rộng thị trường ở EU, chuyên đề “Tiếp cận thị trường giày dép EU” sẽ cung cấp cho quý doanh nghiệp và bạn đọc các thông tin hữu ích về nhu cầu giày dép EU và các mặt hàng giày dép có tiềm năng xuất khẩu; đồng thời cũng đánh giá thực trạng xuất khẩu giày dép Việt Nam và những ưu đãi từ Hiệp định EVFTA, để từ đó doanh nghiệp hiểu được những cơ hội, thách thức, và định vị được doanh nghiệp mình trong thị trường EU so với các đối thủ cạnh tranh. Chuyên đề cũng nêu tổng quan xu hướng và thị hiếu người tiêu dùng ở EU, hướng dẫn các quy định về xuất khẩu và cung cấp thông tin về kênh phân phối, để giúp doanh nghiệp mới dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường.
Từ ngày 31/01/2020, Liên hiệp Vương quốc Anh đã rời Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp hậu Brexit kéo dài 11 tháng. Để đảm bảo thương mại giữa Vương quốc Anh và Việt Nam không bị gián đoạn sau khi kết thúc giai đoạn chuyển tiếp Brexit (31/12/2020), Việt Nam và Vương quốc Anh đã tiến hành đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) trên cơ sở kế thừa hầu hết các nội dung của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) với những sửa đổi cần thiết. Hiệp định được kỳ vọng sẽ thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam, khi so sánh tương quan với nhiều đối thủ cạnh tranh chính.
Sau khi hòa bình lập lại vào năm 1953, Hàn Quốc là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu và thiếu hụt nghiêm trọng cơ sở hạ tầng. Vào giữa thế kỷ 20, với những chính sách cải cách mạnh mẽ, Hàn Quốc đã nổi lên như một quốc gia thành công về phát triển kinh tế. Từ một quốc gia nghèo và bị chiến tranh tàn phá, Hàn Quốc đã vươn lên trở thành cường quốc về kinh tế thế giới. Quá trình phát triển thần tốc này của xứ sở Kim Chi còn được mệnh danh là “Kỳ tích sông Hàn”.
Nhật Bản là một thị trường đầy tiềm năng cho hàng hóa của Việt Nam. Với GDP đứng thứ ba thế giới trong năm 2020 (theo IMF), diện tích gần 378 nghìn km2 và quy mô dân số hơn 125 triệu người, Nhật Bản trong nhiều năm qua đóng vai trò là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn từ Việt Nam. Ngoài ra, sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản là một lợi thế khi sản phẩm thương mại giữa hai nước sẽ có xu hướng bổ trợ cho nhau.
Liên minh châu Âu (EU) là thị trường truyền thống đối với nhiều ngành hàng của Việt Nam, trong đó có ngành Nhựa. Đây cũng là thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam có khả năng thâm nhập tốt, sản phẩm nhựa Việt Nam ngày càng được ưa thích, nhất là sản phẩm ống nhựa và túi nhựa; đồng thời, không bị áp thuế chống bán phá giá từ 8-30% như của các nước khác. Do đó, mặc dù Việt Nam nhập siêu nhựa từ thế giới, nhưng Việt Nam lại xuất siêu nhựa sang EU với giá trị xuất siêu tăng dần qua các năm, từ 0,19 tỷ USD năm 2016 lên 0,49 tỷ USD năm 2020.
Với tổng dân số 447 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người 34.843 USD/năm (tính đến năm 2019), Liên minh châu Âu (EU) với 27 quốc gia thành viên là một thị trường tiêu dùng thật sự hấp dẫn. Riêng đối với mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ, mặc dù EU có nguồn cung phần lớn từ các nước trong khối, nhưng dung lượng thị trường dành cho các nước xuất khẩu bên ngoài vẫn còn rất lớn.
Với tổng dân số 447 triệu dân và thu nhập bình quân đầu người 34,843 USD/năm (tính đến năm 2019), Liên minh châu Âu (EU) là một thị trường tiêu dùng thật sự hấp dẫn. Qua ba thập niên, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - EU ngày càng đi vào chiều sâu.
Đại dịch SARS-CoV-2 (Covid-19) bùng phát từ cuối tháng 01 năm 2020 đến nay đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại của Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, EU là thị trường nhập khẩu nông sản lớn (đạt 160 tỷ USD vào năm 2019) và liên tục tăng trưởng với mức tăng bình quân 4,73% kể từ năm 2009 đến nay.