Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Hoạt động Hội nhập Kinh tế Quốc tếTrung tâm WTOTRUNG TÂM HỘI NHẬP QUỐC TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO “BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI: TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG SAU EVFTA”

TRUNG TÂM HỘI NHẬP QUỐC TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO “BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI: TÁC ĐỘNG VÀ XU HƯỚNG SAU EVFTA”

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các FTA, các biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp (DN). Đây là các công cụ hợp pháp, hiệu quả hỗ trợ các ngành sản xuất trong nước khi phải cạnh tranh với sự gia tăng của hàng nhập khẩu cũng như hàng nhập khẩu phá giá, trợ cấp. Đặc biệt Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2020 đã đánh dấu một bước tiến lớn của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với mục đích phân tích thực trạng, đưa ra cảnh báo và các khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhằm xử lý các hệ quả phát sinh và ngăn ngừa nguy cơ bị điều tra cũng như ứng phó hiệu quả với các vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp PVTM và chống gian lận xuất xứ, Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế TP.HCM phối hợp cùng Cục Phòng vệ Thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Biện pháp Phòng vệ Thương mại: tác động và xu hướng sau EVFTA” vào ngày 02 tháng 10 năm 2020 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Dưới sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị như Sở ban ngành, Hiệp hội/ Hội ngành hàng, sự bảo trợ truyền thông của tạp chí Vietnam Shipping Gazette và nhiều đơn vị thông tấn báo chí trên địa bàn thành phố, Hội thảo đã nhận được sự quan tâm và đăng ký tham dự của hơn 100 đại biểu là đại diện đến từ các cơ quan nhà nước, các Hiệp hội Doanh nghiệp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chuyên gia cũng như các cơ quan truyền thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Giám đốc Trung tâm Hội nhập quốc tế nêu tổng quan việc những điều khoản về PVTM trong các FTA truyền thống và FTA thế hệ mới (Hiệp định CPTPP và EVFTA)được sử dụng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước trước cạnh tranh với hàng nhập khẩu; đồng thời đưa ra các con số thống kê cụ thể về các vụ việc PVTM áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại một số thị trường trên thế giới. Đặc biệt là trong bối cảnh Hiệp định EVFTA bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 vừa qua, các doanh nghiệp cần tìm hiểu, nắm vững các cam kết trong Hiệp định, kể cả các quy định về PVTM để đưa ra các chiến lược rà soát giá bán phù hợp, ngăn ngừa nguy cơ bị điều tra cũng như biết cách ứng phó hiệu quả với các vụ kiện chống lẩn tránh biện pháp PVTM và chống gian lận xuất xứ; từ đó khai thác triệt để các lợi ích mà hiệp định đem lại và bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.

Tin bài 1

Hình: Ông Phạm Bình An, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Giám đốc Trung tâm Hội nhập quốc tế  - phát biểu khai mạc hội thảo

Chủ trì và phát biểu đề dẫn hội thảo, Ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương cho biết: trong bối cảnh hội nhập quốc tế về kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên toàn cầu, các nước được đặt trong bối cảnh lệ thuộc lẫn nhau nhiều hơn, thể hiện rõ nét qua những mối quan hệ song phương và đa phương phức tạp. Mặc dù thúc đẩy tự do hóa thương mại là một mục tiêu của hội nhập quốc tế, song các nước phải bảo vệ sản xuất trong nước chống lại cạnh tranh từ hàng hóa nước ngoài thông qua các biện pháp phòng vệ thương mại. Đây chính là trụ cột cuối cùng để đảm bảo thương mại công bằng và bảo vệ ngành sản xuất trong nước sản xuất sản phẩm tương tự tồn tại trước những tác động tiêu cực gây ra bởi hàng hóa nhập khẩu.

Tham dự Hội thảo, Bà Phạm Hương Giang - Trưởng phòng Pháp chế, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương trình bày tổng quan về các biện pháp PVTM và tập trung vào các điều khoản về PVTM trong Hiệp định EVFTA; cụ thể là:bên cạnh tuân thủ theo các Hiệp định WTO, Hiệp định EVFTA có bổ sung một số quy định chi tiết về trình tự thực hiện điều tra nhằm gia tăng tính minh bạch trong quá trình điều tra các vụ việc PVTM. Ngoài ra doanh nghiệp cần lưu ý, trong khuôn khổ Hiệp định EVFTA có thêm biện pháp tự vệ song phương trong đó cho phép Việt Nam hoặc EU áp dụng các biện pháp tự vệ như nâng thuế hoặc tạm thời dừng quá trình giảm thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của nhau.

Tiếp theo phần trình bày của Bà Giang, Ông Lương Kim Thành, Trưởng phòng Xử lý PVTM nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương trình bày về nguy cơ hàng xuất khẩu của Việt Nam bị điều tra PVTM, chống lẩn tránh thuế từ EU. Ông Thành cho biết: việc Hiệp định EVFTA có hiệu lực vừa là lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro về thương mại như gian lận nguồn gốc xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, lẩn tránh thuế. Với các ưu đãi từ EVFTA, doanh nghiệp Việt sẽ tận dụng cơ hội này để gia tăng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU, đặc biệt là các mặt hàng đang có lợi thế so với hàng hóa EU về giá nguyên vật liệu, nhân công, có chất lượng ngày càng được cải thiện. Do đó, doanh nghiệp EU có thể bị thiệt hại khi không thể cạnh tranh lại hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và dẫn đến việc hàng Việt Nam bị EU khởi kiện, đề nghị điều tra, áp dụng biện pháp PVTM. Từ đó ông Thành cũng đưa ra cảnh báo đối với các ngành hàng có nguy cơ cao bị khởi kiện và kết quả một số vụ kiện, cuộc điều tra PVTM trong thời gian qua để các doanh nghiệp cái nhìn rõ hơn về vấn đề PVTM tại thị trường EU.

Tiếp nối những chia sẻ thực tế về các vụ việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước đề nghị điều tra, áp dụng biện pháp PVTM, Bà Phan Mai Quỳnh, Phó trưởng phòng Điều tra thiệt hại và Tự vệ, Cục PVTM, Bộ Công thương trình bày về thực tiễn và tác động của các biện pháp PVTM với hàng nhập khẩu vào Việt Nam trong thời gian qua. Bà Quỳnh đánh giá, mặc dù các biện pháp PVTM mới được Việt Nam áp dụng trong những năm gần đây nhưng đã đem lại hiệu quả tích cực. Việt Nam đã và đang phát huy vai trò của các biện pháp PVTM như một công cụ để hỗ trợ các doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi chính đáng, bảo vệ các ngành sản xuất, khuyến khích sản xuất trong nước phát triển, bảo đảm môi trường thuơng mại công bằng nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu đến sản xuất trong nước và lao động, việc làm, bảo đảm an ninh kinh tế và an sinh xã hội. Với việc tăng thuế nhập khẩu, các biện pháp PVTM được áp dụng cũng đã góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước với mức thuế thu được ước tính lên tới hàng nghìn tỉ đồng. Đồng thời dưới tác động của các biện pháp PVTM, việc tăng trưởng nhập khẩu ồ ạt với những sản phẩm đã giảm đi đáng kể.Bên cạnh đó, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về các biện pháp PVTM đã có nhiều chuyển biến tích cực so với trước đây. Khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, có 15,09% DN không biết gì về PVTM, 63,21% nghe nói nhưng không biết rõ, 19,81% DN tìm hiểu sơ sơ, chỉ 1,89% DN tìm hiểu tương đối kỹ về PVTM.

Phát biểu kết luận hội thảo, Ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công thương đánh giá: thời gian qua số lượng các vụ việc điều tra, áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục gia tăng. Tính đến hết tháng 9 năm 2020, đã có 193 vụ việc PVTM do nước ngoài khởi xướng điều tra đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam bao gồm nhiều mặt hàng, gồm cả các mặt hàng xuất khẩu quan trọng như thuỷ sản (tôm, cá tra), sắt thép, nhôm, gỗ… Chỉ riêng 9 tháng đầu năm 2020, số lượng vụ việc đã đạt 29 vụ, cao gấp 1,8 lần tổng số vụ việc trong cả năm 2019. Muốn giảm thiểu nguy cơ đối mặt các vụ điều tra PVTM, doanh nghiệp cần chủ động trang bị kiến thức về pháp luật PVTM, quy định PVTM trong các FTA mà Việt Nam và đối tác cùng tham gia để nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống quản trị tiên tiến, hiện đại, thực hiện lưu trữ hồ sơ, chứng từ đầy đủ, rõ ràng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xây dựng bộ phận pháp chế, nghiên cứu các quy định về thương mại, PVTM quốc tế hoặc cân nhắc tư vấn từ luật sư am hiểu pháp luật quốc tế khi cần thiết.

Tin bài 2

Hình ảnh: Ông Nguyễn Phương Nam – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
Bộ Công thương phát biểu kết luận hội thảo

Hội thảo đã mang lại nhiều thông tin và kiến thức thực tiễn, bổ ích cho các doanh nghiệp tham dự. Các doanh nghiệp cho biết trong thời gian tới sẽchủ động tìm hiểu các quy định về phòng vệ thương mại của các nước nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường lớn như là Hoa Kỳ, Canada, EU, ASEAN, … Đồng thời trong chiến lược phát triển sản xuất, phát triển xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ đưa những rào cản về phòng vệ thương mại có thể phải gặp trong quá trình xuất khẩu để có các phương án dự phòng, ứng phó nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình./.

Nguồn: CIIS

Từ khóa: CIIS, hội thảo, EVFTA, xuất nhập khẩu, phòng vệ thương mại, chống bán phá giá, tự vệ.

Chuyên mục RCEP

Menu

Hoạt động Hội Nhập

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371651
Go to top