Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Góc doanh nghiệpQuy trình thủ tụcVướng mắc trong thủ tục kiểm dịch sản phẩm có nguồn gốc động vật

Vướng mắc trong thủ tục kiểm dịch sản phẩm có nguồn gốc động vật

67 16255401098121358043465

Các DN mong muốn sẽ được kiểm tra xác suất, có nghĩa với DN thường xuyên nhập khẩu, không phát hiện sai phạm không cần phải kiểm tra 100% các lô hàng nhập về như hiện nay.

Mới đây, 8 Hiệp hội doanh nghiệp đồng loạt gửi kiến nghị lên Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan, mong muốn giảm bớt thủ tục kiểm dịch động vật đối với các sản phẩm như đồ khô, đồ hộp, đồ ăn liền vì những mặt hàng này đã qua chế biến, không có nguy cơ mang mầm bệnh. Thay vào đó, chỉ cần kiểm dịch với mặt hàng tươi sống là con giống, hay hàng ướp lạnh như thông lệ quốc tế.

Với sản phẩm pate gà, dù đã được chế biến, đóng gói để ăn sẵn nhưng để nhập khẩu về doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc kiểm dịch tương tự như các sản phẩm tươi sống. Dù kết quả kiểm dịch không phát hiện sai phạm, nhưng để có được tờ giấy chứng nhận, doanh nghiệp phải mất hơn 1 tháng làm thủ tục. Chi phí logistics, lưu kho, lưu bãi đã đội thêm gần 30% tổng giá trị lô hàng.

Theo doanh nghiệp chia sẻ, đối tác nước ngoài khá ngạc nhiên với yêu cầu kiểm dịch hàng đã qua chế biến của Việt Nam.

Vẫn còn vướng mắc trong thủ tục kiểm dịch sản phẩm có nguồn gốc động vật.

Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam cho rằng, đang có mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật. Luật Thú y không yêu cầu kiểm dịch với sản phẩm chế biến từ "động vật". Tuy nhiên, Thông tư của Bộ NN&PTNT lại bắt buộc kiểm dịch với sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, kể cả loại đã đóng gói.

Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam lấy ví dụ, cùng một sản phẩm tôm đông lạnh, khi xuất khẩu chỉ cần kiểm tra an toàn thực phẩm. Nhưng cũng con tôm đó, nếu nhập khẩu thì Bộ NN&PTNT lại yêu cầu kiểm dịch.

Các hiệp hội cũng cho rằng, danh mục kiểm tra quá rộng với hơn 70.000 mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành. Các doanh nghiệp mong muốn sẽ được áp dụng quản lý rủi ro nhiều hơn, kiểm tra xác suất, có nghĩa với doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu, không phát hiện sai phạm không cần phải kiểm tra 100% các lô hàng nhập về như hiện nay.

Nguồn: VTV

Từ khoá: thông lệ quốc tế, giấy chứng nhận, sai phạm, kiểm dịch, kiểm tra, an toàn thực phẩm

Chuyên mục RCEP

Menu

Góc Doanh nghiệp

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007391479
Go to top