Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Góc doanh nghiệpChính sách mớiChính sách về Xuất nhập khẩuThủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh ASEAN sẽ thực hiện như thế nào?

Thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh ASEAN sẽ thực hiện như thế nào?

cangbienvietnam

Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định các chỉ tiêu thông tin, mẫu chứng từ khai báo khi làm thủ tục quá cảnh hàng hóa thông qua Hệ thống quá cảnh ASEAN.

Dự thảo điều chỉnh các nội dung về chỉ tiêu thông tin hướng dẫn khai báo hàng hóa quá cảnh trên Hệ thống quá cảnh ASEAN; quy định về thư bảo lãnh; mẫu chứng từ áp dụng trong chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp...

Cụ thể, dự thảo nêu rõ khi thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh, người khai hải quan nộp Thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho cơ quan Hải quan để cập nhật vào Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (Hệ thống ACTS).

Thư bảo lãnh do tổ chức tín dụng cung cấp phải đáp ứng đủ các tiêu chí và yêu cầu sau: Tên tổ chức tín dụng, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế, mã tổ chức tín dụng phát hành bảo lãnh do Ngân hàng Nhà nước cấp; tên người nộp thuế hoặc tổ chức cá nhân đại diện cho người nộp thuế, địa chỉ, điện thoại, mã số doanh nghiệp; số tiền bảo lãnh…

Đối với hình thức bảo lãnh riêng thì số tiền bảo lãnh tương đương số tiền thuế phải nộp cho 1 tờ khai hải quan. Hệ thống ACTS có chức năng hỗ trợ người khai hải quan tự động tính số tiền bảo lãnh riêng cho từng tờ khai hải quan trên cơ sở mã số hàng hóa (mã HS) và mức thuế suất cao nhất của nước tham gia vào hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh.

Đối với hình thức bảo lãnh chung thì số tiền bảo lãnh tương đương số tiền thuế phải nộp cho các tờ khai hải quan trong khoảng thời gian nhất định. Hệ thống ACTS có chức năng hỗ trợ người khai hải quan tự động tính số tiền bảo lãnh chung trên cơ sở tham chiếu các hoạt động quá cảnh phát sinh trong khoảng thời gian nhất định.

Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh: Được tính từ ngày thư bảo lãnh có hiệu lực đến khi kết thúc hành trình vận chuyển hàng hóa quá cảnh hoặc khi tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) phát sinh trong quá trình vận chuyển quá cảnh được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

Tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh chịu trách nhiệm theo thời hạn hiệu lực của bảo lãnh. Cơ quan hải quan kiểm tra nội dung thư bảo lãnh phải đảm bảo đầy đủ theo các tiêu chí, yêu cầu quy định và cập nhật thông tin bảo lãnh thông qua Hệ thống ACTS. Trường thông tin bảo lãnh hợp lệ, Hệ thống tự động cấp số tham chiếu bảo lãnh (GRN) để người khai hải quan khai báo trên tờ khai hải quan quá cảnh.

Sau khi Hệ thống cấp số tham chiếu bảo lãnh GRN, trường hợp thông tin bảo lãnh có sự thay đổi thì người khai hải quan thông báo cho cơ quan Hải quan để cập nhật, sửa đổi thông tin trên Hệ thống. Đối với bảo lãnh riêng việc cập nhật, sửa đổi thông tin bảo lãnh chỉ được thực hiện trước khi cơ quan Hải quan điểm đi phê duyệt tờ khai quá cảnh. Đối với bảo lãnh chung, việc cập nhật, sửa đổi thông tin bảo lãnh phải đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế, phí (nếu có) của các tờ khai trước đó có sử dụng bảo lãnh.

Quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan hải quan có thông báo về tiền thuế hải quan phải nộp nhưng người nộp thuế, tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ thuế thì ngoài việc nộp đủ tiền thuế người nộp thuế phải nộp tiền chậm nộp.

Mức tính số tiền chậm nộp là 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Nguồn: Báo Hải Quan

Từ khóa: thủ tục quá cảnh, thông qua, Hệ thống quá cảnh, ASEAN, thực hiện

Chuyên mục RCEP

Menu

Góc Doanh nghiệp

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Lượt truy cập

007386249
Go to top