Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Góc doanh nghiệpChính sách mớiKhung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 26 lĩnh vực

Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 26 lĩnh vực

Chuyển đổi số được xem làm giải pháp then chốt giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) từ tồn tại đến bứt phá. Bộ khung sẽ hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp ở từng quy mô, lĩnh vực hoạt động biết mình đang ở đâu trên lộ trình chuyển đổi số, nên bắt đầu từ đâu, dùng những công cụ gì và làm thế nào để tăng tốc đột phá chuyển đổi số?…

chuyen doi so la gi 1

Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs đã chính thức được công bố ngày 2/12/2021 tại hội thảo về chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc siêu nhỏ (doanh nghiệp SMEs). Bộ tài liệu được cung cấp miễn phí tại website: www.dx4sme.vn.

DOANH NGHIỆP NHỎ SINH TỒN VÀ BỨT PHÁ

Tính đến tháng 12/2020, Việt Nam có hơn 811.000 doanh nghiệp. Trong đó, doanh nghiệp SMEs chiếm tới 98,1% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp tới 45% GDP. Doanh nghiệp này đang sử dụng tới 70% lực lượng lao động.

Từ đầu năm 2021 đến nay, qua các đợt đại dịch Covid-19 bùng phát, có trung bình 10.000 doanh nghiệp dừng hoạt động mỗi tháng, hầu hết trong số này cũng là các doanh nghiệp SME. Đây là một thành phần quan trọng nhưng lại dễ bị tổn thương nhất trong nền kinh tế. Trong bối cảnh giãn cách, làm việc từ xa, tại nhà, khiến cho hoạt động của những doanh nghiệp SMEs chưa chuyển đổi số hầu như bị tê liệt hoặc kém hiệu quả.

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh đó, chuyển đổi số được xem là lối thoát, một trong những giải pháp then chốt giúp SMEs từ tồn tại trong đại dịch và bứt phá.

Theo khảo sát của VINASA tại Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020, có 69% doanh nghiệp được khảo sát không biết lựa chọn đối tác nào để triển khai chuyển đổi số; 72% không biết bắt đầu từ đâu và 92% không biết chuyển đổi số như thế nào.

Khung tài liệu chuyển đổi số đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp ở từng quy mô, từng lĩnh vực hoạt động khác nhau biết mình đang ở đâu trên lộ trình chuyển đổi số. Bộ khung tài liệu cũng giúp các doanh nghiệp nhỏ biết nên bắt đầu từ đâu, dùng công cụ gì và làm thế nào để tăng tốc đột phá nhờ chuyển đổi số...

Ông Lữ Thành Long, Phó Chủ tịch Hiệp hội VINASA cho biết, đây chính là động lực để VINASA tập hợp hơn 40 chuyên gia, lãnh đạo các doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ - giải pháp hàng đầu cho doanh nghiệp thực hiện xây dựng bộ tài liệu Hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp SMEs và Khung hướng dẫn chuyển đổi số cho SMEs trong 26 lĩnh vực gồm: bán lẻ, giáo dục, vận tải kho bãi, du lịch khách sạn, may mặc, thủy sản…

Khung tài liệu chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs nhằm đưa ra hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp ở từng quy mô, từng lĩnh vực hoạt động khác nhau biết mình đang ở đâu trên lộ trình chuyển đổi số. Bộ khung tài liệu cũng giúp các doanh nghiệp nhỏ biết nên bắt đầu từ đâu, dùng công cụ gì và làm thế nào để tăng tốc đột phá nhờ chuyển đổi số.

Ông Long thông tin, ngoài việc chỉ ra thực trạng, xu hướng của các doanh nghiệp trong các lĩnh vực, bộ khung còn cho các doanh nghiệp biết 3 cấp độ của chuyển đổi số từ bắt đầu, tăng tốc đến bứt phá. Bên cạnh đó cũng chỉ cho các doanh nghiệp biết các giải pháp Make in Vietnam để lựa chọn áp dụng ngay trong chuyển đổi số. Bộ khung cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá giúp các doanh nghiệp xác định được hiệu quả của chuyển đổi số.

HỖ TRỢ SMES VƯỢT RÀO CẢN, PHÁT TRIỂN TRONG NỀN KINH TẾ SỐ

Theo ông Nguyễn Kim Hùng Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam (VIDEM), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với số lượng nhân sự ít sẽ thích ứng nhanh hơn so với các doanh nghiệp lớn. Chuyển đổi số sẽ là yếu tố quan trọng, tạo đòn bẩy giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát triển, “bay xa hơn”.

Với 98% doanh nghiệp Việt Nam là quy mô nhỏ và vừa, nhu cầu chuyển đổi số trong các đối tượng doanh nghiệp này là rất lớn. Theo tính toán có khoảng 72% doanh nghiệp SMEs đang tìm cách chuyển đổi số để đưa sản phẩm, dịch vụ mới ra thị trường.

Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế số đất nước.

Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, quá trình chuyển đổi số vẫn còn là thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thực tế hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó, quan trọng nhất là yếu tố thị trường và nguồn vốn, nhân lực. Đây cũng là những yếu tố căn cơ để các doanh nghiệp chuyển đổi số.

Theo kết quả khảo sát của VCCI và Jetro thực hiện năm 2020, hơn 55% doanh nghiệp từ chối chuyển đổi số vì cho rằng chi phí cao, có gần 39% cho rằng thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và hơn 32% thiếu nhân lực công nghệ thông tin.

Qua khảo sát, các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn gặp nhiều khó khăn rào cản để ứng dụng chuyển đổi số trong đó có vẫn đề chi phí, thay đổi thói quen và tập quán kinh doanh, cũng như thiếu nhân lực nội bộ và hạ tầng số…

Theo các chuyên gia, chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế số đất nước.

Ông Nguyễn Trọng Đường Phó Vụ trưởng phụ trách, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Chương trình chuyển đổi số quốc gia với 3 trụ cột Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó lĩnh vực kinh tế số xác định chuyển đổi số trong các doanh nghiệp là một trong những trọng tâm phát triển. Triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp SMEs chuyển đổi số.  

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80 hướng dẫn Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ số, chuyển đổi số. Theo đó, mỗi hợp đồng tư vấn chuyển đổi số của doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ được hỗ trợ thêm 50% giá trị hợp đồng với tổng giá trị không quá 50 triệu đồng/năm.

Ông Đường thông tin, trong chương trình chuyển đổi số SMEdx đã xác định khoảng 7-8 nền tảng quan trọng doanh nghiệp cần như: nền tảng tăng doanh số bán hàng, quản lý hoạt động kinh doanh, tài chính, nhân sự, tìm kiếm các kênh phân phối mới… Chương trình cũng đặt mục tiêu đẩy nhanh chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua sử dụng các nền tảng số xuất sắc. Chương trình đã lựa chọn 20 nền tảng số xuất sắc công bố trên cổng SMEdx.vn với mục tiêu mỗi năm hỗ trợ 30.000 doanh nghiệp sử dụng và trải nghiệm các nền tảng…

Với sự chung tay của nhà nước, các hiệp hội và doanh nghiệp, công cuộc chuyển đổi số sẽ có nhiều khởi sắc trong thời gian tới, đóng góp cho phát triển kinh tế số đạt được mục tiêu đóng góp 20% GDP vào năm 2025, ông Đường nói.

Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bà Bùi Thu Thủy Phó Cục trưởng, Cục Phát triển doanh nghiệp thông tin, Bộ đang triển khai mạnh mẽ các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu 100% doanh nghiệp tiếp cận thông tin từ chương trình, đồng thời hình thành mạng lưới chuyên gia tư vấn chuyển đổi số cho các doanh nghiệp…

Qua 11 tháng triển khai, bà Thủy cho biết đã có 500.000 lượt doanh nghiệp tiếp cận thông tin hoạt động từ chương trình; 100.000 lượt tiếp cận các tài liệu hướng dẫn; 500 doanh nghiệp được đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số; đồng thời đã lựa chọn 100 doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất chế biến để hỗ trợ tư vấn chuyên sâu, giải quyết các vấn đề trong chuyển đổi số.

3 cấp độ chuyển đổi số cho một doanh nghiệp:

Cấp độ 1: Sẵn sàng. Các hoạt động thiết yếu như kinh doanh/bán hàng, sản xuất, cung cấp dịch vụ cho khách hàng đều sử dụng nền tảng/giải pháp số.

Cấp độ 2: Phát triển. Hướng đến ứng dụng chuyển đổi số giúp tự động hóa nâng cao năng suất, như Tự động hóa bán hàng và vận hành nội bộ, triển khai Mobile App cho khách hàng & nhân viên. Mọi Dữ liệu tập trung trên cloud để làm nền tảng cho cấp độ 3.

Cấp độ 3: Đột phá. Sử dụng dữ liệu/Big Data, AI để phân tích dự báo kinh doanh, từ đó phát hiện thị trường mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới; giúp doanh nghiệp phát triển đột phá.

Nguồn: VnEconomy

Từ khóa: chuyển đổi số, doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chuyên mục RCEP

Menu

Góc Doanh nghiệp

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007371100
Go to top