Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Góc doanh nghiệpChính sách mớiQuy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường: Doanh nghiệp lo thêm thủ tục trùng lắp

Quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường: Doanh nghiệp lo thêm thủ tục trùng lắp

luat bao ve mt

Một số quy định trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường đang bị nhiều hiệp hội doanh nghiệp lo ngại sẽ gây thêm khó khăn trong thực thi.

Nhiều doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp đang cảm thấy không yên tâm với Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Dự thảo đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chuyển qua Bộ Tư pháp nhằm chuẩn bị thẩm định theo quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào tuần cuối tháng 9/2021.

“Nhiều vấn đề của Dự thảo này có thể sẽ làm khó doanh nghiệp. Chúng tôi đã góp ý rồi, nhưng chưa được phản hồi, tiếp thu”, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn.

Ông cũng nói thêm, các lo ngại này không chỉ đến từ các hội viên VASEP, mà từ nhiều hiệp hội đã từng tham gia góp ý cho Dự thảo trong giai đoạn trước. Mới đây nhất là tổng hợp ý kiến từ 7 hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp gồm: Hiệp hội Chế biến và XK Thủy sản VN (VASEP), Hiệp hội DN Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại VN (Amcham), Hiệp hội Giấy & Bột giấy Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Điện tử Việt Nam, Công ty Canon Việt Nam.

Lý do là một số quy định, tiêu chí được áp từ các nền kinh tế hiện đại, trong khi chúng ta là đất nước đang phát triển, nhiều lĩnh vực kinh tế gắn liền với nông nghiệp, nông thôn và cần lộ trình để đáp ứng. Hệ quả là chi phí hoạt động của doanh nghiệp tăng, nhưng có thể không đạt được hiệu quả trong quản lý và bảo vệ môi trường.

Lo thủ tục cấp Giấy phép môi trường trùng lắp, bất hợp lý, trái với các nghị quyết của Chính phủ

Theo Dự thảo, các dự án và nhà máy nhóm I và nhóm II kể cả đã hoạt động cũng phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và xin cấp giấy phép môi trường. Hiện tại, chỉ có các dự án gây ô nhiễm đến môi trường (nhóm I) mới phải thực hiện các thủ tục này.

Điều này làm gia tăng thủ tục hành chính do hồ sơ cấp phép và quy trình cấp phép rất phức tạp, trùng lắp, nhưng lại không có hiệu quả. Ví dụ, Dự thảo đang chia hồ sơ xin cấp phép môi trường đến 15 mục nhỏ, trong các mục có sự trùng lắp với hồ sơ xin duyệt ĐTM.

Với quy định trong điều 27-29 của Dự thảo, phần lớn doanh nghiệp sẽ phải trải qua 2 lần thẩm định và 2 lần kiểm tra thực địa nhưng không quy định rõ thời gian kiểm tra hồ sơ, thời gian thẩm định và kiểm tra thực địa khi cấp phép.

Đặc biệt, các doanh nghiệp cho rằng, quy trình cấp phép được quy định theo hình thức tiền kiểm, lấy mẫu kiểm tra các công trình xử lý chất thải khi còn chưa vận hành thử nghiệm, nên việc đánh giá hiệu quả thực tế không cao.

Ngoài ra, thủ tục cấp giấy phép môi trường điều chỉnh hay cấp lại được cho là quy định phức tạp, gần như cấp mới.

“Để tránh trùng lắp hồ sơ, đề nghị những hồ sơ đã nộp khi xin duyệt ĐTM thì không nộp lại khi xin duyệt giấy phép. Chúng tôi cũng đề nghị chuyển tiền kiểm sang hậu kiểm, chấp nhận các cam kết của doanh nghiệp khi cấp giấy phép môi trường. Bỏ kiểm tra thực địa khi cấp giấy phép môi trường thay bằng hậu kiểm, kiểm tra đột xuất việc chấp hành các nội dung giấy phép môi trường được cấp”, ông Nam cho biết.

Các doanh nghiệp cũng đề nghị bỏ thời gian kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ (vì đơn giản là đếm số đầu mục) và quy định rõ thời gian thẩm định. Yêu cầu bổ sung phải rõ ràng, cụ thể, có cơ sở khoa học và pháp lý, chỉ yêu cầu bổ sung 1 lần.

Đây cũng là cách để thực hiện yêu cầu của Chính phủ trong cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính quy định Nghị quyết 68/2020/NQ-CP ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025 và các phiên bản nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cách thu phí Tái chế sản phẩm, bao bì (EPR) có đủ minh bạch?

Liên quan đến quy định về phí tái chế sản phẩm, bao bì (EPR), các ý kiến doanh nghiệp đang lo ngại sự thiếu minh bạch do cách tính, thu và quản lý phí có nhiều điểm bất hợp lý.

“Khi Văn phòng EPR thu tiền để tái chế thay cho doanh nghiệp thì rõ ràng Văn phòng EPR phải chịu trách nhiệm về việc tái chế đó, nhưng Dự thảo không có bất cứ quy định nào về việc nếu không hoàn thành trách nhiệm thì Văn phòng EPR có chịu trách nhiệm trước pháp luật không (Bộ Công Thương cũng có ý kiến góp ý về vấn đề này). Vì vậy, với quy định này, các hiệp hội quan ngại rằng doanh nghiệp phải nộp thêm khoản tiền này nhưng điều gì và cơ sở nào đảm bảo rằng môi trường sẽ đảm bảo hơn, sạch hơn?

Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp đặt câu hỏi, việc doanh nghiệp nộp tiền để EPR làm thay việc tái chế, nhưng văn phòng EPR tự quản lý quỹ, quyết định thu chi mà không có quy định giám sát quản lý thì có đủ minh bạch không.

Công thức tính phí là chưa rõ ràng, tỷ lệ tái chế bắt buộc 80-90% ngay lúc đầu của Dự thảo là quá cao, vì ngay cả châu Âu lúc đầu cũng chỉ đạt 50-60%, rất khó thực thi, cần phải có lộ trình đầu tiên thấp, sau tăng dần.

"Chúng tôi đã đề nghị lùi lộ trình nộp phí tái chế đến 1/1/2025, vì nếu Nghị định áp dụng vào ngày 01/01/2022 thì doanh nghiệp sớm phải chịu thêm chi phí trong khi vẫn đang rất khó khăn để chống dịch, thêm vào đó là giá hàng hóa tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng đang rất khó khăn", ông Nam cho biết.

Nguồn: Tin nhanh Chứng khoán

Từ khóa: Luật Bảo vệ Môi trường, doanh nghiệp

Chuyên mục RCEP

Menu

Góc Doanh nghiệp

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Lượt truy cập

007386833
Go to top