Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPTin tức đàm phánHiệp định thương mại lớn nhất thế giới RCEP gặp trở ngại trong việc ký kết khi Ấn Độ phản kháng Trung Quốc

Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới RCEP gặp trở ngại trong việc ký kết khi Ấn Độ phản kháng Trung Quốc

06.11.2019-08

Thỏa thuận thương mại lớn nhất hành tinh không thể ký kết trong năm nay khi dự thảo bản tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo Đông Nam Á nhận định việc ký kết hiệp định sẽ bị trì hoãn đến tận năm 2020 mặc dù Trung Quốc hy vọng có thể sớm hiệu lực hóa RCEP nhằm tạo ra thế cân bằng trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.

Thỏa thuận Kinh tế toàn diện khu vực – được biết đến với tên gọi RCEP – sẽ là hiệp định giao thương lớn nhất thế giới khi đi vào thực thi – gồm 16 thành viên, phạm vi trải rộng từ Ấn Độ đến New Zealand, chiếm 30% GDP toàn cầu và một nửa dân số thế giới.

Tuy nhiên, sự chần chừ của Ấn Độ - do lo ngại về sự tràn ngập hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc tại thị trường nội địa của mình - đã dập tắt hy vọng ký kết thỏa thuận nêu trên tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tổ chức tại Thái Lan – nơi mà nhà lãnh đạo của 10 quốc gia thành viên của khối cùng các nước quan sát viên như Ấn Độ và Trung Quốc sẽ dự họp Hội nghị Đông Á.

Trên bình diện song phương, Thủ tướng quốc gia đông dân nhất thế giới, Li Keqiang đã gặp mặt người đứng đầu chính phủ Úc Scott Morrison bên lề các cuộc họp tại Bangkok nhằm giúp quan hệ Trung Quốc – Úc trở lại quỹ đạo bình thường.

“Chúng tôi sẵn sàng làm việc với phía Úc nhằm giúp quan hệ hai nước tiếp tục phát triển đúng hướng, tăng cường lòng tin và cùng nhau duy trì hòa bình trên bình diện khu vực, toàn cầu” Thủ tướng Li nói với ông Morrison.

Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nói ông mong muốn mở rộng mối liên kết kinh doanh, thúc đẩy “trao đổi nhân dân”. Ông cho biết “Mối quan hệ giữa hai quốc gia mang lại lợi ích cho đôi bên. Chúng tôi hy vọng quan hệ Trung Quốc – Úc sẽ hướng tới sự phát triển nhanh và lành mạnh”.

Quan hệ Trung – Úc đã bị phủ bóng đen bởi hàng loạt sự kiện, bao gồm việc bắt giữ công dân Úc Yang Hengjun, tình trạng vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc, hoạt động quân sự hóa tại Biển Đông, cáo buộc can thiệp nước ngoài vào hoạt động chính trị, giáo dục và kinh doanh ở lãnh thổ xứ chuột túi. Nghiêm trọng hơn là ngôn từ hung hăng từ các chính trị gia và bộ trưởng từ cả hai phía đã dành cho nhau.

Thủ tướng Morrison nói với người đồng cấp Trung Quốc rằng ông rất trân trọng mối quan hệ với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của họ. Ông cho biết “Đây là cơ hội để thảo luận về sự kết nối giữa hai quốc gia. Cũng như ông Li, tôi cam kết mạnh mẽ cải thiện quan hệ song phương và đảm bảo tiềm năng hai nước được khai thác hiệu quả và toàn diện”.

RCEP - hiệp định mà Úc là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất trong suốt quá trình đàm phán - đã gần hoàn tất, chỉ gặp vướng mắc duy nhất là sự chần chừ của Ấn Độ.

Theo hãng tin AFP, dự thảo tuyên bố chung cho biết “Phần lớn các cuộc thảo luận về tiếp cận thị trường đã kết thúc, còn một số vấn đề khác biệt liên quan đến quan hệ song phương sẽ được giải quyết vào tháng 2/2020”.

Tuyên bố cũng nói văn bản Hiệp định gồm 20 chương đã hoàn thiện chỉ chờ quyết định của một thành viên.

Vậy nhưng văn bản này cũng nhận định tất cả quốc gia thành viên “hướng đến ký kết RCEP” vào năm sau tại Việt Nam – đất nước sẽ tiếp nhận vai trò chủ tịch ASEAN 2020. RCEP sẽ bao gồm 10 quốc gia ASEAN gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam cùng những nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc và New Zealand.

Dehli lo ngại rằng các doanh nghiệp nhỏ trên khắp Ấn Độ sẽ bị tác động mạnh từ dòng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc. Đất nước đông dân thứ hai thế giới có truyền thống bảo hộ thương mại khó chấp nhận từ bỏ việc áp thuế nhập khẩu nông sản do sợ rằng những người nông dân quốc gia này sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, theo nhiều nguồn tin, đã lặp lại mối quan ngai của quốc gia Nam Á trong những cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo ASEAN vào hôm Chủ nhật.

Phát biểu tại Bangkok, Bộ trưởng Thương mại Úc, Simon Birmingham nhận định rằng các cuộc thảo luận cuối cùng liên quan đến những thỏa thuận thương mại thường rất phức tạp.

Ông nói “Úc bước vào quá trình đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận có tính bao trùm nhưng thực tiễn lại rất khó khăn khi 16 quốc gia thành viên có rất nhiều khác biệt về trình độ phát triển, dân số, thể chế chính phủ và văn hóa. Thiết lập cầu nối giữa những khác biệt đó là thách thức lớn nhất đối với một hiệp định thương mại tự do với số đông thành viên và nội dung trải rộng nhiều vấn đề như RCEP”.

Hiệp định RCEP sẽ được đàm phán tiếp tục tại một hội nghị bên lề của Diễn đàn Đông Á vào hôm thứ Hai.

Nguồn: The Guardian

Từ khóa: RCEP, Ấn Độ, thương mại tự do, Úc.

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371317
Go to top