Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPPhân tích đánh giá tác độngẤn Độ có thể bỏ lỡ siêu thỏa thuận thương mại RCEP

Ấn Độ có thể bỏ lỡ siêu thỏa thuận thương mại RCEP

05.11.2019-06

Thỏa thuận thương mại tự do được đề xuất lớn nhất thế giới, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 16 quốc gia, có thể diễn tiến mà không có quốc gia chủ chốt Ấn Độ sau khi nước này nỗ lực kết thúc đàm phán vào thứ hai.

Khi Thủ tướng Australia Scott Morrison bay tới Bangkok vào tối chủ nhật, nơi ông sẽ thảo luận RCEP với các nước đối tác, một dự thảo tuyên bố chung của giới lãnh đạo sẽ được đưa ra sau cuộc họp vào thứ hai cho thấy 15 trong số 16 quốc gia đã chuẩn bị hoàn tất thỏa thuận trong khi Ấn Độ vẫn phải giải quyết các vấn đề của nước này.

"Ấn Độ có những vấn đề nổi bật quan trọng vẫn chưa được giải quyết và quyết định cuối cùng của nước này phụ thuộc vào việc giải quyết thỏa đáng những vấn đề này", dẫn theo The Australian Financial Review.

Ấn Độ miễn cưỡng cắt giảm nhiều mức thuế quan trong nền kinh tế được bảo vệ nghiêm ngặt và đặc biệt cảnh giác về việc mở cửa kinh tế hơn nữa đối với Trung Quốc, quốc gia mà họ đã thâm hụt thương mại 60 tỷ USD.

Trước khi lãnh đạo các nước xác nhận hy vọng kết thúc đàm phán về một thỏa thuận đầy đủ ở Thái Lan, cuộc họp của các bộ trưởng thương mại đã bị hoãn lại do sự do dự của Ấn Độ.

Dự thảo tuyên bố chung của giới lãnh đạo, dựa trên các cuộc thảo luận giữa các bộ trưởng thương mại, cho biết "15 quốc gia tham gia RCEP" tuyên bố rằng các cuộc đàm phán của họ đã kết thúc.

Trong một diễn biến phản ứng lại chủ nghĩa bảo hộ theo kiểu Trump, dự thảo viết: "Việc hoàn thành các cuộc đàm phán RCEP thể hiện cam kết chung của chúng tôi về một môi trường thương mại và đầu tư rộng mở trên toàn khu vực." Dự thảo cho biết RCEP được xem "như một trụ cột hỗ trợ cho một hệ thống thương mại đa phương mạnh mẽ".

Các chi tiết cụ thể, bao gồm "đơn giản hóa thủ tục pháp lý" và đàm phán tiếp cận thị trường giữa các quốc gia riêng lẻ, "sẽ được giải quyết vào tháng 2 năm 2020", với thỏa thuận dự kiến sẽ kết thúc vào cuối năm nay tại Việt Nam.

"Chúng tôi tái khẳng định cam kết trong việc thực hiện khẩn trương và đầy đủ thỏa thuận để hiện thực hóa tiềm năng của RCEP."

Ông Morrison sẽ phát biểu tại Thái Lan rằng RCEP là một lực đẩy quan trọng chống lại chủ nghĩa bảo hộ và sự vi phạm luật thương mại vốn dĩ đang gia tăng, bằng chứng là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

RCEP, được cho là chiếm một nửa dân số thế giới và gần một phần ba GDP toàn cầu, sẽ bao gồm 10 quốc gia ASEAN cùng với sáu quốc gia khác, bao gồm Australia và Trung Quốc.

Nếu Ấn Độ không tham gia RCEP, cánh cửa tham gia dành cho nước này sẽ bị bỏ ngỏ.

Trong khi tất cả các quốc gia RCEP, bao gồm cả Australia, đều mong muốn sự tham gia của Ấn Độ, ý tưởng về thỏa thuận RCEP-15 tương tự như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương-11, là thỏa thuận dự phòng sau khi Tổng thống Donald Trump rút nước Mỹ khỏi TPP 12- thành viên.

"Có một mong muốn mạnh mẽ về việc kết thúc thỏa thuận từ các nước ASEAN", một quan chức, bình luận về sự thất vọng đang gia tăng với Ấn Độ.

"Tất cả chúng ta đều muốn Ấn Độ tham gia RCEP, nhưng nếu Ấn Độ không thể, thì ... có nhiều cách thức khác nhau để thỏa thuận tiếp tục tiến về phía trước mà không có Ấn Độ."

Hy vọng không được dấy lên khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, người phải đối mặt với phản đối chính trị gay gắt trong nước khi ký kết RCEP, đã có bài phát biểu tại Bangkok vào chủ nhật mà không có bất kỳ liên quan nào đến thỏa thuận thương mại.

Ông Morrison dự kiến ​​sẽ có một cuộc họp riêng với ông Modi vào thứ Hai.

Australia đặc biệt quan tâm đến sự tham gia của Ấn Độ, vì nước này đã có các thỏa thuận thương mại tự do với mọi quốc gia RCEP khác thông qua các thỏa thuận đa phương hoặc song phương hiện có.

Bộ trưởng Thương mại Simon Birmingham cho biết một RCEP toàn diện sẽ là một thành tựu lớn và do đó đáng để nắm giữ.

"Đó là các thỏa thuận thương mại có quy mô vô song", ông nói.

"Điều đó có nghĩa đây là một thỏa thuận đàm phán khó khăn - độ khó tương xứng với quy mô của thỏa thuận."

Thượng nghị sĩ Birmingham đã so sánh tình hình hiện tại với việc cứu vãn TPP sau khi Mỹ rút lui. Ông vẫn hy vọng rằng thỏa thuận sẽ có hiệu lực vào một thời gian nào đó vào năm tới.

"Chúng tôi đã từng tham gia vào những thỏa thuận đàm phán khó khăn", ông nói.

"Đúng là khi đàm phán TPP, chúng tôi phải đối mặt với những tình huống mà chúng tôi có thể không bao giờ vượt qua được, nhưng chúng tôi vẫn duy trì sự tập trung."

"Tôi hy vọng ... chúng ta sẽ tìm thấy một lộ trình ký kết thỏa thuận vào năm tới."

Indonesia, quốc gia tự coi là nhà lãnh đạo thực tế của ASEAN với quy mô và vị trí chiến lược, cũng đang thúc giục sự kiên nhẫn dành cho Ấn Độ.

Các nguồn tin thân cận tin rằng Tổng thống Joko Widodo sẽ không xúc tiến bất kỳ thỏa thuận nào mà không có Ấn Độ.

Ông Morrison sẽ phát biểu trước Hội nghị thượng đỉnh Đông Á để nhấn mạnh lập luận rằng RCEP, ngoài lợi ích kinh tế, sẽ gửi cho thế giới một thông điệp quan trọng trong thời đại chủ nghĩa bảo hộ và sự vi phạm luật thương mại gia tăng.

"Đây là một thỏa thuận đầy tham vọng sẽ khiến các quốc gia của chúng ta gần nhau hơn. Tầm nhìn của chúng ta là hướng đến một khu vực thương mại và đầu tư mạnh mẽ hơn và ít căng thẳng hơn", ông nói.

"RCEP sẽ thúc đẩy niềm tin kinh tế khu vực, tạo công ăn việc làm, cải thiện mức sống và gửi tín hiệu mạnh mẽ về cam kết khu vực của chúng ta về thương mại dựa trên quy tắc."

Khi đến Bangkok vào đêm qua, Thủ tướng Australia đã đi thẳng tới một cuộc họp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.

Ông Morrison đã hy vọng gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Chile trong hai tuần, nhưng hội nghị thượng đỉnh đã bị hủy do tình hình bất ổn.

Điều này càng làm tăng thêm tầm quan trọng cho cuộc gặp với ông Lý, vì nó diễn ra sau một tuyên bố chỉ trích Trung Quốc của Australia, xuất phát từ bài phát biểu tuần trước của Ngoại trưởng Marise Payne, trong đó bà nêu ra các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.

Lãnh đạo Đảng Lao động Anthony Albanese cho biết vào hôm chủ nhật, ông Morrison đã đi quá xa khi đứng về phía Donald Trump chống lại Trung Quốc trong chuyến thăm Mỹ gần đây.

"Đã đến lúc Thủ tướng lên kế hoạch cho chuyến thăm Trung Quốc. Đó là điều hợp lý mà ông ấy phải làm", ông Albanese nói.

Nguồn: Australian Financial Review

Từ khóa: Ấn Độ, bỏ lỡ, thỏa thuận, thương mại, RCEP.

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390485
Go to top