Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đang đàm phánRCEPRCEP không chỉ là “màu hồng”

C1

Sau 8 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được 15 nước ký kết vào ngày 15/11.

Đây là dấu mốc quan trọng trong hội nhập kinh tế của các nước tham gia đàm phán, mở ra khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, RCEP không chỉ là “màu hồng”...

Trung Quốc, Nhật Bản... hưởng lợi hơn?

Trước tình hình thế giới đầy biến động gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm gần đây, việc hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới theo RCEP sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam. Việc thực hiện RCEP sẽ tạo nên một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp..., góp phần tạo nên môi trường thương mại công bằng trong khu vực.

Theo một số nghiên cứu độc lập, thì việc chúng ta chủ động cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng sẽ đem lại giá trị cho nền kinh tế cao hơn so với các lợi ích mở cửa thị trường trực tiếp của các nước. Điều này làm cho Việt Nam có cơ hội trở thành một “điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế về lâu dài”.

Cũng như với các hiệp định FTA khác, để khai thác triệt để lợi ích do RCEP mang lại, việc đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam cần làm là nghiên cứu kỹ cam kết của Hiệp định, nhất là các cam kết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình. Ví dụ như lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam và của các nước tham gia Hiệp định, quy tắc xuất xứ của Hiệp định, cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các quy định về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại...

Nhiều ý kiến cho rằng RCEP có khả năng mang lại lợi ích cho Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hơn các quốc gia thành viên khác. Theo quan điểm của Bộ Công Thương, thì “RCEP dự kiến đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia”. Tuy nhiên, xét về lợi ích cụ thể thì “các nhóm nước khác nhau có lợi ích cũng khác nhau”.

Với tất cả các nước ASEAN thì đây là hiệp định không hướng đến giá trị gia tăng mới về mở cửa thị trường do ASEAN đều đã FTA với các đối tác. Thay vào đó, với góc độ hài hòa các quy định hiện có của các Hiệp định ASEAN đã có với các đối tác thì RCEP được coi là có giá trị cao trong việc giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường vị trí trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các xung đột về thương mại trong khu vực.

Trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động hiện nay, đặc biệt là việc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) không thể đóng vai trò hiệu quả trong giải quyết các xung đột thương mại như trước thì đây là giá trị không nhỏ cho các nước có quy mô kinh tế vừa phải như các thành viên ASEAN.

RCEP không chỉ là “màu hồng”

Với 5 nước đối tác của ASEAN là Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và New Zealand thì góc nhìn có khác. Ngoài giá trị các nước này chia sẻ với các thành viên ASEAN thì họ cũng được hưởng lợi ích từ việc mở cửa thị trường mới cho nhau, đặc biệt là giữa các nước hiện chưa có quan hệ FTA. Khác với các nước ASEAN, trước khi thiết lập khu vực RCEP thì Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chưa có FTA với nhau.

Thậm chí, quá trình đàm phán riêng giữa 3 nước này kéo dài nhưng không đạt được kết quả. Tuy nhiên, khi được đặt trong không gian của RCEP và với sự trung hòa quan điểm từ các nước ASEAN thì các nước đối tác cũng đã thống nhất được quan điểm. Đây chính là thể hiện rõ rệt nhất vai trò trung tâm của ASEAN.

Riêng với Trung Quốc, Việt Nam luôn là nước nhập siêu lớn. Năm 2010, Việt Nam đã tham gia cùng các nước ASEAN để mở cửa thị trường với Trung Quốc thông qua Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Với tỉ lệ tự do hóa thuế quan mà Việt Nam cam kết với Trung Quốc theo RCEP không cao hơn so với ACFTA.

Việc thực thi RCEP về cơ bản sẽ không tạo ra áp lực cạnh tranh mới và gia tăng cam kết mở cửa thị trường với Việt Nam. Ngoài ra, với lợi thế về việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong RCEP, Việt Nam sẽ có cơ hội sử dụng nguyên liệu đầu vào tối ưu hơn để sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường các nước thành viên bao gồm Trung Quốc với sức cạnh tranh cao hơn khi chỉ khai thác ACFTA.

Sau khi hiệp định được ký kết, nhiều người không tránh khỏi lo ngại RCEP có phải là “màu hồng” không khi Việt Nam là nước nhập siêu phần lớn từ các quốc gia trong RCEP - nơi mà các nền kinh tế đều định hướng xuất khẩu? Có thể thấy, với tất cả các nước ASEAN thì đây là hiệp định không hướng đến giá trị gia tăng mới về mở cửa thị trường do ASEAN đều đã FTA với các đối tác.

Thay vào đó, RCEP về cơ bản là thỏa thuận mang tính kết nối các cam kết đã có của ASEAN với 5 đối tác với ASEAN trong một hiệp định FTA. Ví dụ, doanh nghiệp sẽ chỉ phải sử dụng một quy tắc xuất xứ thay vì 5 bộ quy tắc xuất xứ riêng ở các FTA trước đây. Tương tự, các quy tắc về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại cũng được thống nhất, tăng cường.

RCEP được coi là có giá trị cao trong việc giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường vị trí trung tâm của ASEAN trong giải quyết các xung đột về thương mại ở khu vực. Đơn cử như doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, khó tận dụng được ưu đãi do có nhiều quy định khác nhau giữa hiệp định của ASEAN và các nước đối tác.

Với RCEP, các khó khăn này sẽ giảm đi do sẽ chỉ dùng chung một bộ quy tắc duy nhất và cho phép cộng gộp hàm lượng từ tất cả các nước trong khu vực. Tương tự, trước đây nếu có tranh chấp thương mại với một đối tác lớn thì các nước ASEAN cũng khó giải quyết hơn. Nay với một cơ chế mang tính đa phương với cả 15 nước tham gia thì các quy tắc thương mại sẽ được tuân thủ triệt để hơn.

Với góc độ như vậy, RCEP chắc chắn sẽ không làm trầm trọng nhập siêu, thậm chí là có khả năng cải thiện cho Việt Nam và các nước ASEAN, đặc biệt là trong dài hạn. Nhập siêu hay không là một yếu tố cần xem xét nhưng không phải là yếu tố duy nhất khi cân nhắc lợi ích của các FTA.

Tăng cường nội lực cho doanh nghiệp

Khi RCEP đi vào hiệu lực sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh do đặc điểm các nền kinh tế trong khu vực RCEP có nhiều điểm tương đồng, thậm chí có năng lực cạnh tranh mạnh hơn Việt Nam. Trong khi đó, chất lượng và hàm lượng giá trị gia tăng của hầu hết sản phẩm của Việt Nam còn “khiêm tốn”. Tuy nhiên, trên thực tế, về cơ bản RCEP sẽ không tạo ra cam kết mở cửa thị trường cao hơn đối với Việt Nam hay áp lực cạnh tranh mới mà chủ yếu hướng đến tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đồng thời, với các công cụ phòng vệ thương mại trong khuôn khổ RCEP và WTO, Bộ Công Thương cam kết sẽ theo dõi sát sao tình hình xuất nhập khẩu sau khi RCEP có hiệu lực để “có biện pháp phòng vệ phù hợp” trong những trường hợp hàng hóa nhập khẩu cạnh tranh không công bằng, gây thiệt hại đáng kể để bảo vệ sản xuất trong nước.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc cần làm để tăng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam cũng như cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị khu vực là tăng cường nội lực cho doanh nghiệp. Theo đó, bên cạnh các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội cần chủ động, tích cực tìm hiểu thông tin để nắm vững cam kết của Việt Nam và các thị trường đối tác quan tâm.

Doanh nghiệp trong nước cũng cần chủ động thay đổi tư duy kinh doanh trong bối cảnh mới, chuyển sức ép về cạnh tranh thành động lực để tự đổi mới và phát triển. Cùng với đó, nâng cao chất lượng sản phẩm để có lợi thế cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn ở thị trường quốc tế.

Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, RCEP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà ASEAN khởi xướng và dẫn dắt, được xây dựng phù hợp với trình độ phát triển của tất cả các nước tham gia, đặc biệt với cả một số nước ASEAN vẫn còn kém phát triển. Các nước tham gia RCEP cũng xác định đây là bước đi ban đầu, hướng đến các mức độ hợp tác cao hơn khi tất cả sẵn sàng.

Khi RCEP được 15 thành viên thực thi sẽ tạo nên một thị trường lớn quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới. Với GDP 26,2 nghìn tỉ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu thị trường này sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới. Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và hài hòa hóa quy tắc xuất xứ (thay vì áp dụng 5 bộ quy tắc xuất xứ của 5 hiệp định FTA như hiện nay) giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, việc thiết lập hiệp định này sẽ tạo cơ hội để “phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực” mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia.

Nguồn: Báo Giáo dục Thời đại

Từ khóa: hiệp định RCEP, ASEAN, WTO

Chuyên mục RCEP

Menu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371093
Go to top