Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOVăn kiện cam kếtCác Hiệp định WTO chính - Các nhà xuất nhập khẩu cần biết

Các Hiệp định WTO chính - Các nhà xuất nhập khẩu cần biết

WTO

Các Hiệp định WTO chính - Các nhà xuất nhập khẩu cần biết

TT

CÁC HIỆP ĐỊNH WTO

Tác động

1.

I.      Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan (GATT)

II.     Hiệp định về Nông nghiệp

Cắt giảm thuế nhập khẩu và các rào cản thương mại.

2.

I. Hiệp định chung về thương mại Dịch vụ (GATS)

Tự do hóa cho lĩnh vực thương mại dịch vụ

3.

I.    Hiệp định về giá trị hàng hóa (Agreement on Valuation of Goods

II.   Hiệp định về Giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI) – Agreement on Pre-shipment Inspection

III. Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu - Agreement on Import Licensing Procedures

IV.  Hiệp định về các Rào cản Kĩ thuật Thương mại (TBT) - Agreement on Technical Barriers to Trade

V.   Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (RoO-Agreement on Rules of Origin )

Thiết lập các quy tắc về tự do, an toàn và có thể dự đoán được cho việc tiếp cận thị trường nước ngoài

4.

I.  Quy tắc áp dụng cho Xuất khẩu (Rules applicable on Exports)

II.   Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng (ASCM)  - Agreement on Subsidies and Countervailing Measures

Trợ cấp và quyền của các nhà xuất khẩu

5.

I.  Hiệp định về các biện pháp Tự vệ (Agreement on Safeguard Measures)

II. Hiệp Định về các biện pháp chống bán phá giá (ADM)  -   Agreement on Anti-Dumping Measures

Các quy định kiểm tra tình trạng nhập khẩu tăng bất thường.

6.

Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ

-          Trade Related Intellectual Property Rights (TRIPS)

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

7.

I Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại - Trade Related Investment Measures (TRIMS)

II.  Hiệp định về mua sắm Chính phủ -

  Agreement on Govt. Procurement (GP)

Các lĩnh vực khác

Các chuyên gia nói rằng bộ văn kiện liên quan đến WTO (Hiệp định, thủ tục giải quyết tranh chấp, chỉ số phân tích và giải thích pháp lý, vv) bao gồm trên 60.000 trang. Không nhiều người có thời gian để nghiên cứu hết tất cả những tài liệu này, do vậy chúng ta chỉ cần biết những gì phải biết về các Hiệp định WTO và tìm cách lọc ra những tài liệu quan trọng cho doanh nghiệp của mình. Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là thỏa thuận các quy tắc thương mại giữa các quốc gia. Thông qua Hiệp định thực thi của nó, để đảm bảo rằng các dòng chảy thương mại không bị cản trở, dễ định đoán và tự do nhất có thể. Các nhà sản xuất và xuất khẩu mong đợi rằng các thị trường nước ngoài sẽ mở cửa cho họ.

Sau đây là bản tổng hợp về các tác động đến lĩnh vực kinh doanh của các Hiệp định WTO quan trọng:

I. Hiệp định chung về Mậu dịch và Thuế quan (GATT)

GATT là Hiệp định WTO cốt lõi và quan trọng nhất, các điều khoản và quy định của nó có ảnh hưởng lớn đến thương mại quốc tế đối với tất cả các sản phẩm. Hiệp định này quy định chính sách thuế quan và thương mại của một thành viên của WTO phải được áp dụng giống nhau và không phân biệt đối xử cho tất cả các thành viên còn lại (trừ các đối tác FTA, những quốc gia có thể được đối xử ưu đãi hơn).

GATT quy định ràng buộc về biểu thuế suất của các nước thành viên (các nước phải cam kết không tăng thuế trên mức này). Các điều khoản cũng có quy định về an toàn tiếp cận thị trường nước ngoài bằng cách đảm bảo rằng các sản phẩm xuất khẩu sẽ không phải chịu thuế hải quan là cao hơn so với tỷ lệ ràng buộc khai báo.

Các cuộc đàm phán GATT đã đem lại việc cắt giảm thuế quan và bãi bỏ các hạn chế về hạn ngạch nhập khẩu trên toàn thế giới.

Cắt giảm thuế quan GATT đồng thời có nghĩa là tăng cạnh tranh cho các nhà sản xuất trong nước. Và kết quả sau các cuộc đàm phán về việc cắt giảm thuế, mức thuế nhập khẩu cao nhất mà các nước phát triển vẫn còn áp dụng cho khoảng từ 12-30% trên tổng số các mặt hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển.

Các doanh nghiệp phải theo dõi sự thay đổi trong việc cắt giảm mức thuế cho các sản phẩm mà mình quan tâm, đang được đàm phán tại vòng đàm phán Doha.

II. Hiệp định về Nông nghiệp (AOA)

Hiệp định AOA có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 nhằm cơ cấu lại các quy tắc thương mại Nông nghiệp toàn cầu thông qua việc giảm thuế và trợ giá. Trước khi AOA ra đời, quá trình đàm phán GATT/WTO (1945-1995) chỉ tập trung vào việc giảm hàng rào thuế quan cho hàng hóa công nghiệp.

Phạm vi điều chỉnh của AOA là các sản phẩm nông nghiệp chế biến. Chúng bao gồm các loại hàng hóa như rượu vang, rượu mạnh, các sản phẩm thuốc lá, sợi bông, len và lụa và da động vật dùng cho ngành sản xuất các sản phẩm bằng da. Lưu ý rằng cá và sản phẩm cá, các sản phẩm lâm nghiệp không thuộc phạm vi tác động của AOA.

Các quy định và cam kết mới tập trung vào 3 vấn đề chính:

• Tiếp cận thị trường tốt hơn, hàng hóa nhập khẩu vào các thị trường quốc gia một cách dễ dàng hơn

• Giảm hỗ trợ trong nước, hoặc giảm mức hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp của chính phủ cho nông dân trong nước; và

• Giảm mức trợ cấp xuất khẩu hoặc và loại bỏ các biện pháp mà làm cho cạnh tranh xuất khẩu trở nên giả tạo.

Loại bỏ các khoản trợ cấp của các nước phát triển như EU và Mỹ sẽ mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của các nước kém phát triển như Ấn Độ.

III. Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)

Hiệp định GATS bao gồm tất cả các loại hình, ngành nghề dịch vụ chuyên nghiệp. Nó yêu cầu các nước phải áp dụng quy chế Tối huệ Quốc của WTO và nguyên tắc minh bạch. GATS bắt buộc tất cả các nước thành viên WTO phải liệt kê rõ ràng các dịch vụ cam kết tự do hóa của mình theo tiến trình cam kết trong GATS.

GATS quy định rằng quyền truy cập của một nhà cung cấp dịch vụ từ một nước này sang nước khác không không bị giới hạn thêm so với tiến trình tự do hóa mà nước nhận dịch vụ đã cam kết trong GATS. Tương tự như vậy, các ngành dịch vụ trong nước có thể hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài, nếu có trong cam kết.

V. Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS)

Được giới thiệu vào năm 1995, Hiệp định TRIPS đặt ra quy tắc pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ trong hiệp định bao gồm: Bằng sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bản thiết kế mạch tích hợp chips, chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh. TRIPS uỷ quyền quốc gia và đối xử tối huệ quốc đối với sở hữu trí tuệ. TRIPS có thể dẫn đến việc gia tăng chuyển giao công nghệ và có các biện pháp răn đe đối với thương mại hàng giả.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 của Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 để phù hợp với các yêu cầu của TRIPS.

V. Hiệp định về giá trị hàng hóa

Hiệp định này liên quan đến thông quan hàng hoá nhập khẩu. Cơ quan Hải quan xác định trị giá tính thuế của hàng hóa nên chấp nhận giá thực thanh toán bởi các nhà nhập khẩu trong một giao dịch cụ thể. Nó quy định rằng không thể lấy giá trị của một nhà nhập khẩu cụ thể để làm căn cứ tính thuế đối với các nhà nhập khẩu khác và từ chối công nhận giá trị giao dịch của một nhà nhập khẩu khi có giá thấp hơn. Trong trường hợp từ chối công nhận giá trị giao dịch được đưa ra bởi nhà nhập khẩu, cơ quan Hải quan phải giải thích lý do bằng văn bản.

Ngoài ra, Hiệp định cũng quy định các nhà nhập khẩu có quyền hy vọng rằng họ sẽ được tham vấn ở tất cả các giai đoạn của việc xác định giá trị.

Xuất khẩu và nhập khẩu được hưởng lợi từ chế độ định giá hải quan minh bạch theo quy định của thỏa thuận này.

VI. Hiệp định về Giám định hàng hóa trước khi gửi hàng (PSI)

Nhiều quốc gia sử dụng các dịch vụ của các công ty Giám định trước khi gửi hàng (PSI) như SGS và Bureau Veritas để định giá, kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Hiệp định đưa ra các nguyên tắc ràng buộc đối với các công ty như vậy với mục đích tạo sự minh bạch, thống nhất trong công tác giám định tránh sự tùy tiện và lạm dụng.

VII. Hiệp định về các Rào cản Kĩ thuật đối với Thương mại (TBT)

Gửi một sản phẩm sang các nước có tiêu chuẩn an toàn sản phẩm khác nhau và các tiêu chuẩn khác có thể là một cơn ác mộng đối với một công ty xuất khẩu. Để đảm bảo tính thống nhất, Hiệp định TBT khuyến cáo các quốc gia xây dựng tiêu chuẩn của mình xoay quanh các tiêu chuẩn quốc tế.

Nhà xuất khẩu có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất khi sản phẩm xuất khẩu không phải sửa đổi cho phù hợp với tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

VIII. Hiệp định về Thủ tục cấp phép nhập khẩu

Hiệp định quy định ràng buộc về thời hạn cấp giấy phép nhập khẩu một cách cách rõ ràng và minh bạch.

Hiệp định này bảo vệ các lợi ích của cả nhà xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm có quy định phải xin phép

IX. Quy định áp dụng cho xuất khẩu

Hiệp định quy định các nguyên tắc hoàn thuế khác nhau đối với đầu vào để sản xuất sản sản phẩm xuất khẩu phù hợp với WTO và nó không phải là trợ cấp. Tuy nhiên, nếu hoàn thuế vượt quá thuế suất thực tế, thì theo Hiệp định, nó được coi là trợ cấp xuất khẩu và có thể dẫn đến các biện pháp đối kháng của nước nhập khẩu. Hiệp định nghiêm cấm việc hoàn các khoản thuế trực tiếp.

X. Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp đối kháng (ASCM)

Hiệp định này cấm các hành động 'trợ cấp xuất khẩu. Các quốc gia phải đưa ra Chính sách xuất khẩu của mình theo cách mà không để vi phạm vào các hình thúc trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn tồn tại có một sự khác biệt trong cách hiểu về cách xác định hành động trợ cấp xuất khẩu theo Hiệp định. Ví dụ như Ấn Độ coi các hành động của Mỹ và EU chống lại chính sách xuất khẩu của Ấn Độ và xem xét chúng như trợ cấp xuất khẩu là không phù hợp.

XI. Hiệp định về các biện pháp tự vệ

Giảm thuế suất có thể dẫn đến nhập khẩu tăng đột biến và Hiệp định này cho phép các nước có hành động chống lại sự đột biến của nhập khẩu trong những trường hợp như vậy. Tuy nhiên, hành động này có thể được bắt đầu chỉ sau khi xác định rằng việc nhập khẩu tăng đột biến đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp trong nước và xác định được rằng có một mối liên hệ nhân quả giữa sự gia tăng nhập khẩu và thiệt hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp.

Ngành sản xuất trong nước có là ngành "sản xuất chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng trong nước" có thể kiến nghị với chính phủ của họ để có hành động tự vệ. Hiệp định này cũng cho phép các xuất khẩu quyền bảo vệ lợi ích của mình trong quá trình điều tra.

XII. Hiệp định về các biện pháp chống bán phá giá (ADM)

Để có được lợi thế thương mại không công bằng, một số doanh nghiệp / quốc gia xuất khẩu hàng hóa của mình với giá thấp hơn so với giá của mặt hàng tương tự bán ở thị trường trong nước. Để đối phó với những hành động như vậy, Hiệp định này cho phép nước nhập khẩu có biện pháp chống lại việc nhập khẩu này. Hiệp định này có ý nghĩa bảo vệ các nhà sản xuất nội địa.

Tuy nhiên, Hiệp định cũng nhấn mạnh tính minh bạch trong các thủ tục tố tụng, nó quy định rằng các nhà xuất khẩu bị cáo buộc là bán phá giá phải được thông báo ngay lập tức sau khi bắt đầu tiến hành điều tra chống bán phá giá. Các nhà xuất khẩu có quyền cung cấp các chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình trong điều tra này.

XIII Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS)

Hiệp định nghiêm cấm các nước áp đặt từ 5 loại điều kiện đối với các nhà đầu tư và xác định thêm 22 điều kiện như vậy. Hiệp định về Các biện pháp đầu tư liên quan thương mại (TRIMS) quy định sự ảnh hưởng đến FDI và các lựa chọn chính sách công nghiệp của một quốc gia.

TRIMs không cấm các nước áp đặt các yêu cầu hoạt động xuất khẩu là điều kiện để đầu tư hoặc đưa ra quy định về phần trăm của vốn chủ sở hữu giành cho nhà đầu tư trong nước.

XIV. Hiệp định về Mua sắm chính phủ (GP)

Việc mua sắm của Chính phủ các nước cho các mục đích khác nhau mua hàng như dệt may, giày dép, phần cứng và phần mềm máy tính, thiết bị viễn thông, thiết bị điện, các sản phẩm dược phẩm, các sản phẩm nông nghiệp, các loại xe / phụ tùng, giấy / văn phòng phẩm, vv với số lượng lớn. Hiệp định mua sắm Chính phủ áp dụng theo các nguyên tắc Tối huệ Quốc và Đối xử quốc gia của WTO.

Theo https://tradeissues.wordpress.com - PT

Từ khóa: Hiệp định, WTO, xuất nhập khẩu, GATT, GATS, TBT, SPS, quy tắc xuất xứ

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007385105
Go to top