Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnCác quốc gia thành viên WTO thảo luận về vấn đề đối xử khác biệt và ưu đãi liên quan đến rào cản kỹ thuật và giá trị hải quan trong thương mại

Các quốc gia thành viên WTO thảo luận về vấn đề đối xử khác biệt và ưu đãi liên quan đến rào cản kỹ thuật và giá trị hải quan trong thương mại

WTO tru so

Trong phiên hop bất thường, Ủy ban về Thương mại và Phát triển WTO (CTD) đã xúc tiến những buổi thảo luận liên quan đến bản đề xuất 10 điểm do khối G90– nhóm các nước đang và kém phát triển thuộc Tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh đệ trình. Theo đó, các quốc gia này đề nghị cụ thể hóa và tăng cường hiệu lực những quy định về đối xử đặc biêt và khác biệt (S&DT) trong hệ thống hiệp định của WTO. Những quốc gia vừa nêu khuyến nghị tập trung vào nội dung rào cản thương mại và giá trị hải quan.

Các thỏa thuận của WTO bao gồm hơn 150 điều khoản về S&DT áp dụng đối với các nền kinh tế đang và kém phát triển nhất trong WTO, bao gồm quy định về tiếp cận hỗ trợ kỹ thuật và cho phép áp dụng thời gian chuyển đổi nhằm thực thi hiệp định dài hơn. Các buổi tọa đàm diễn ra trong khuôn khổ phiên họp đặc biệt của CTD theo Khoản 44 của Tuyên bố Doha 2001.

Bản đề xuất trước đây của nhóm G90 gồm 88 kiến nghị, sau đó rút xuống còn 25 khuyến nghị trước thời điểm Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 10 (MC10) diễn ra tại Nairobi, Kenya năm 2005. Với việc không đạt đồng thuận tại Nairobi, G90 đưa ra 10 đề xuất ưu tiên trong cuôc gặp chớp nhoáng trước thềm MC11 tại Buenos Aires, Argentina, 2017. Trong những kiến nghị đã nêu, vấn đề liên quan đến Thỏa thuận về các biện pháp đầu tư (TRIMS), Thỏa thuận về thuế quan và thương mại,  rào cản phi thuế, trợ cấp, các biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật, trị giá hải quan, và tiếp cận thị trường đã được bàn thảo trước đó; ở chiều ngược lại, chủ đề liên quan đến chuyển giao công nghệ và yêu cầu chuyển đổi áp dung với các nền kinh tế kém phát triển nhất lại hoàn toàn mới. Tuy nhiên, MC11 không đạt bất cứ đồng thuận nào liên quan đến khả năng áp dụng và thực thi những đề xuất nêu trên.

Gần đây, chủ đề về S&DT lại một lần nữa thu hút sự chú ý của các cơ quan khác trong WTO, bao gồm Đại hội đồng. Nhóm các quốc gia kém phát triển nhất (LDC) đã đệ trình một dự thảo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng cho phép hoãn áp dụng điều khoản S&DT đối với khối này thêm 12 năm sau ngày họ không còn được hưởng ưu đãi với tư cách LDC. Đề xuất đã nêu nhận được sự ủng hộ của một số thành viên WTO trong khi gây ra nghi ngại cho nhiều nước khác.

Ở cấp độ cao hơn, câu hỏi liên quan đến cách thức và biện pháp phân tách các điều khoản S&DT áp dụng với nhóm quốc gia đang phát triển và nhóm những nền kinh tế kém phát triển nhất vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong quan hệ thương mại quốc tế. Hiện tại, bất kỳ thành viên WTO nào cũng có thể “tự xác định” mình là một quốc gia đang phát triển và điềm nhiên hưởng ưu đãi trong khuôn khổ S&DT được quy định tại từng Hiệp định hoặc tập hợp các thỏa thuận của WTO. Ở chiều ngược lại, WTO lại dùng những tiêu chí của Liên hợp quốc để xác định quốc gia thuộc nhóm LDC.

Quan ngại khác được nêu tại CTD cũng như trong bối cảnh WTO nói chung chính là việc liệu thực thi những quyết định liên quan đến LDC tại các Hội nghị Bộ trưởng trước đây có phù hợp với những cam kết và hứa hẹn cơ quan này đã đưa ra trước đây hay không. Trong tập hợp các quyết định tại Hội nghị Bộ trưởng có yêu cầu về thành lập “Cơ chế giám sát” – một thể chế với trách nhiệm theo dõi thực thi các điều khoản S&DT và đưa ra những khuyến nghị liên quan. Tuy vậy, trong suốt 8 năm kể từ ngày thành lập, không quốc gia nào đề trình báo cáo lên “Cơ chế giám sát” để cơ quan này tiến hành xem xét việc thực thi điều khoản về đối xử khác biệt và thuận lợi hơn.

Đáp lại đề xuất của nhóm quốc gia LDC, một buổi họp trực tuyến đã được lên kế hoach trong tháng 6 để rà soát tiến trình miễn thực thi các quy định mang tính rào cản thương mại nhằm giúp các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ từ những nước kém phát triển nhất nhận được sự đối xử thuận lợi hơn. Các quyết đinh trước đây của Hội nghị Bộ trưởng liên quan đến quy tắc xuất xứ sản phẩm, miễn thuế quan, hạn ngạch áp dụng với nhóm LDC cũng đối diện hàng loạt câu hỏi về tình hình thực thi, và tác động của chúng đến những nền kinh tế này.

Phát biểu tại buổi họp của CTD hôm 27/4/2021, Chủ tịch Kadra Ahmed Hassan, đại sứ Dijbouti tại WTO đã khuyến nghị các thành viên thảo luận về những tiến triển đã đạt được trong các buổi thảo luận liên quan đến chủ đề S&DT. Bà cũng nhắc lại cam kết làm việc với đại biểu các quốc gia khác nhằm đi đến thống nhất trước thềm hội nghị MC12, dự kiến diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 03/12 tai Geneva, Thụy Sỹ. Bên cạnh đó, bà Ahmed Hassan cũng tổ chức hàng loạt cuộc gặp nhằm thúc đẩy đàm phán về S&DT hôm 08/2.

Các đề xuất của nhóm G90 tại cuộc gặp tháng 2 tập trung vào những chủ đề như rào cản kỹ thuật, và trị giá hải quan. Nam Phi, quốc gia đại diện G90 nhấn mạnh những thách thức mà những nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt trong quá trình chấp hành hệ thống quy định về kỹ thuật và tiêu chuẩn hàng hóa, đồng thời khẩn cầu sự “linh hoạt” khi thưc thi “Thỏa thuận WTO về rào cản kỹ thuật thương mại”. Ngoài ra, theo lời nền kinh tế lớn nhất Phi châu, đề xuất về trị giá hải quan là “nhằm giải quyết tình trạng thiếu nguồn lực của các cơ quan hải quan tại nhóm nước LDC liên quan đến vướng mắc về đinh giá hàng hóa, dịch vụ”.

Những quốc gia dự thảo đề xuất cho rằng các kiến nghị của họ sẽ giúp thúc đẩy:

  • Sáng kiến SDG 17.11 về tăng thị phần của các quốc gia đang phát triển trong hoat động xuất khẩu toàn cầu;
  • Sáng kiến SDG8 về vai trò của giải pháp Hỗ trợ thương mại nhằm giúp sức các quốc gia đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng thương mai; và
  • Sáng kiến SDG10 về áp dụng các nguyên tắc S&DT đối với các nước đang và kém phát triển.

Trong cuộc gặp gần đây, một vài thành viên WTO thể hiện sự ủng hộ với các đề xuất nêu trên. Số thành viên khác lại lên tiếng ủng hộ những phiên đàm phán khác trong khuôn khổ CTD tại cuộc gặp bất thường của tổ chức này. CTD cho rằng hiện đang có nhiều lời kêu goi về cách tiếp cận mới đối với vấn đề S&DT

Nhận định rằng cách thức giải quyết những vấn đề đã nêu liên quan trực tiếp đến lợi ích các nước thành viên WTO, Chủ tịch CTD nhấn mạnh “hơn 180 thành viên WTO chính là người quyết định cách thức và phương hướng giải quyết  những kiến nghị của nhóm nước LDC trong khuôn khổ Ủy ban Thương mại và Phát triển tại kỳ họp bất thường”. Kết luận phiên họp, bà Ahmed Hassan cho biết “sẽ cân nhắc thận trọng những chủ đề được mang ra bàn thảo với mục  tiêu giải quyết yêu cầu trong kiến nghị của nhóm nước LDC” đồng thời khuyến nghị những thành viên khác của WTO áp dụng cách thức tương tự khi xem xét vấn đề.

Nguồn: SDG Knowledge Hub

Từ khóa: LDC, WTO, kiến nghị, S&TD, cách tiếp cận mới

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386258
Go to top