Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnSự chậm trễ trong phán quyết quan trọng của WTO phủ bóng lên Chính sách ngoại thương của Ấn Độ

Sự chậm trễ trong phán quyết quan trọng của WTO phủ bóng lên Chính sách ngoại thương của Ấn Độ

wto an do 23.3.21

Washington cũng từng tuyên bố rằng “hàng nghìn công ty Ấn Độ đang nhận được lợi ích tổng cộng hơn 7 tỷ USD mỗi năm từ các chương trình này”.

Trước việc vẫn đang diễn ra tranh cãi xoay quay một số khía cạnh quan trọng trong Chính sách Ngoại thương (FTP) 5 năm của Ấn Độ, đặc biệt là các chương trình về xuất khẩu, chính phủ Ấn Độ có thể sẽ trì hoãn việc công bố FTP mới, ngay cả khi chính sách hiện tại, đã được gia hạn thêm một năm, sẽ hết hạn vào ngày 31 tháng 3.

Trung tâm của sự chậm trễ này không phải chỉ vì sự gián đoạn do Covid gây ra, mà còn do thế lưỡng nan của Ấn Độ trong việc có nên tiếp tục một số chương trình xuất khẩu chủ chốt, khi Mỹ đã kiện thành công các chương trình này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) do không phù hợp với các quy tắc thương mại toàn cầu, các nguồn tin nói với Financial Express.

Washington cũng từng tuyên bố rằng “hàng nghìn công ty Ấn Độ đang nhận được lợi ích tổng cộng hơn 7 tỷ đô la hàng năm từ các chương trình này”.

Ấn Độ đã kháng cáo phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO đối với đơn kiện của Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 2019. Nhưng trước việc cơ quan phúc thẩm của WTO đang bị tê liệt hoạt động trong hơn một năm nay do Mỹ ngăn cản việc bổ nhiệm thẩm phán, số phận đơn kháng cáo của Ấn Độ vẫn còn bị bỏ ngõ.

Các chương trình của Ấn Độ đã bị Mỹ kiện ra WTO bao gồm Chương trình Xuất khẩu Hàng hóa từ Ấn Độ (MEIS) và các chương trình liên quan đến các đặc khu kinh tế, các đơn vị định hướng xuất khẩu, khu công nghệ phần cứng điện tử, hàng hóa vốn, và hàng hóa nhập khẩu miễn thuế để tái xuất khẩu.

Mặc dù Ấn Độ đã thay thế chương trình MEIS bằng một chương trình hoàn thuế tuân thủ theo quy định của WTO từ ngày 1 tháng 1 năm nay, các chương trình trợ cấp khác vẫn đang được tiếp tục. Việc cơ cấu lại hoặc bãi bỏ các chương trình này sẽ đảm bảo thực hiện toàn diện và ảnh hưởng đến triển vọng xuất khẩu.

New Delhi tin rằng họ có cơ sở mạnh mẽ để bác lại phán quyết của ban hội thẩm, và phán quyết của cơ quan phúc thẩm, một khi được đưa ra, sẽ có lợi cho Ấn Độ.

“Trước tình hình phức tạp này, chính phủ sẽ sớm đưa ra quyết định về việc có nên gia hạn hiệu lực của FTP hiện tại hay không,” một nguồn tin nói với Financial Express.

Nếu chính quyền Biden vứt bỏ các chính sách mà Donald Trump đã thông qua và cho phép bổ nhiệm thẩm phán, cơ quan phúc thẩm của WTO sẽ tiếp tục hoạt động bình thường. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng điều này nói dễ hơn làm, vì những lời chỉ trích của Mỹ đối với WTO đã có từ trước khi Donald Trump tiếp quản chính quyền.

Trừ khi tòa phúc thẩm đưa ra quyết định về kháng nghị, kết quả của ban hội thẩm của WTO không có tính ràng buộc đối với Ấn Độ. Tuy nhiên, nếu cơ quan phúc thẩm giữ nguyên phán quyết của ban hội thẩm, Ấn Độ sẽ phải hủy bỏ hoặc cơ cấu lại các chương trình xúc tiến xuất khẩu trên trong một khung thời gian mà hai bên đã thỏa thuận, và thông thường là 1 năm.

Trước đó vào năm ngoái, chính phủ Ấn Độ đã buộc phải gia hạn hiệu lực của chính sách ngoại thương (FTP) giai đoạn 2015-2020 thêm 1 năm cho đến hết năm tài chính 2021. Động thái này nhằm duy trì sự ổn định chính sách và giảm nhẹ tác động đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sau đại dịch Covid-19.

Theo các điều khoản đặc biệt và khác biệt trong Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO, khi tổng thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI) của một quốc gia thành viên vượt quá 1.000 USD mỗi năm (theo tỷ giá hối đoái 1990) trong ba năm liên tiếp, quốc gia đó phải rút lại các hoạt động trợ cấp xuất khẩu. Theo thông báo của WTO vào năm 2017, Ấn Độ đã vượt qua ngưỡng GNI bình quân đầu người trong ba năm liên tiếp trong giai đoạn 2013-2015 - từ mức 1.051 USD vào năm 2013 lên 1.178 USD vào năm 2015. Tuy nhiên, Ấn Độ đã lập luận rằng, Ấn Độ cũng xứng đáng được đối xử giống như một số quốc gia khác, đó là được hưởng lộ trình 8 năm để loại bỏ dần trợ cấp xuất khẩu.

Điều thú vị là vào năm 2019, Hoa Kỳ cũng đã kháng cáo phán quyết của ban hội thẩm WTO về đơn kiện của Ấn Độ liên quan đến năng lượng tái tạo, vì phán quyết đó có lợi cho Ấn Độ. Theo phán quyết, ban hội thẩm WTO cho rằng các yêu cầu về hàm lượng nội địa của Mỹ và các khoản trợ cấp do 8 bang của nước này cung cấp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo là không phù hợp với các tiêu chuẩn thương mại toàn cầu. Và Mỹ cũng đã chịu chung số phận với Ấn Độ khi kháng cáo này cũng đang bị treo do cơ quan phúc thẩm dừng hoạt động.

Nguồn: Financial Express

Từ khóa: phán quyết WTO, chính sách ngoại thwuong Ấn Độ

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387494
Go to top