Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnTổng giám đốc mới của WTO sẽ vận dụng hiệu quả quyền năng của mình?

Tổng giám đốc mới của WTO sẽ vận dụng hiệu quả quyền năng của mình?

A New WTO Chief Director or General 15.3.21

Việc bổ nhiệm người phụ nữ đầu tiên và là người gốc Phi đầu tiên cho vị trí Tổng giám đốc WTO đã thu hút sự chú ý của thế giới vào vai trò của vị trị này, đồng thời làm dấy lên hy vọng về cải cách và đổi mới cho cơ quan thương mại thế giới. Tân tổng giám đốc có thể làm gì ở một vị trí mà có rất ít quyền lực chính thức?

Thiếu vắng lãnh đạo trong gần một năm qua, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cuối cùng đã có Tổng giám đốc mới từ ngày 1 tháng 3 năm 2021. Việc bổ nhiệm Tiến sĩ Ngozi Okonjo-Iweala đã thu hút sự chú ý rất lớn, không chỉ vì bà là người phụ nữ đầu tiên và người châu Phi đầu tiên đứng đầu tổ chức WTO, mà còn vì mọi người hy vọng rằng bà có thể khởi động lại cơ quan thương mại toàn cầu vốn đang gặp khó khăn này.

Những kỳ vọng đó thực tế đến mức nào, và Tổng giám đốc mới có thể tạo ra sự khác biệt như thế nào? Kinh nghiệm cho thấy: kết quả trên thực tế có thể ít hơn mong đợi, nhưng đủ để tạo ý nghĩa trong bối cảnh ảm đạm hiện nay.

Đâu là danh, đâu là phận?

Điểm cơ bản trong chức vụ Tổng giám đốc của WTO là không có quyền lực chính thức nào ngoài việc đứng đầu Ban thư ký. Với nguồn gốc là kế thừa từ thỏa thuận GATT, WTO đã không thể trở thành một tổ chức quốc tế chính thức ngang tầm với các tổ chức khác trong hệ thống Bretton Woods, chẳng hạn như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Thế giới.

Các thành viên ích kỷ trong tổ chức đã quyết bảo vệ nguyên tắc “do thành viên định hướng” và phản đối bất cứ lúc nào cảm thấy nghi ngờ về tính vượt quyền của Ban Thư ký hoặc Tổng giám đốc. Trước đây, mặc dù lúc đó WTO chưa lâm vào tình thế khó khăn như hiện nay, nhưng Tổng giám đốc lúc bấy giờ là ông Renato Ruggiero (nhiệm kỳ 1995-1999) đã bị các thành viên cự tuyệt vì cố gắng triệu tập các cuộc họp được coi là vượt quá nhiệm vụ của ông. Thất vọng về điều này, cộng với những ràng buộc tương tự khác, đã góp phần vào quyết định không tái ứng cử trong nhiệm kỳ tiếp theo của ông.

Không giống như Ủy ban châu Âu, Ban thư ký WTO, và Tổng giám đốc, không có quyền đề xuất. Hơn nữa, tất cả các quyết định quan trọng đều do các thành viên định đoạt trên cơ sở đồng thuận. Không giống như WB hoặc IMF, Ban Thư ký WTO không kiểm soát các nguồn tài chính quan trọng hoặc mạng lưới các đại diện trên khắp thế giới. Cơ quan này có quy mô nhỏ, dưới 700 người, chỉ có một trụ sở duy nhất tại Geneva, và phụ thuộc vào sự chấp thuận hàng năm của các thành viên cho ngân sách hoạt động khiêm tốn.

Quyền lực hạn chế này trái ngược hoàn toàn với giai thoại về WTO như một cơ quan đầy quyền lực và không thể vượt qua, vốn được thổi phồng bởi các nhà phê bình và bởi các chính phủ mong muốn rũ bỏ trách nhiệm của chính họ, giống như chính quyền Trump đổ lỗi cho WTO về vấn đề Trung Quốc.

Sức mạnh mềm

Mặc dù thiếu quyền lực cứng hoặc thậm chí là một vai trò được định nghĩa rõ ràng, một số Tổng giám đốc trước đây đã có thể phát huy tầm ảnh hưởng đáng kể bằng cách sử dụng khéo léo các hình thức khác nhau của quyền lực mềm mà vị trí này đem lại. Tổng giám đốc đương nhiệm thường là người thu hút công chúng và được tiếp cận với các tầng lớp chính trị cấp cao cũng như các diễn đàn toàn cầu quan trọng như G20.

Điều này có nghĩa là Tổng giám đốc đã được trang bị đầy đủ để thể hiện vai trò lãnh đạo trong việc bảo vệ hệ thống đa phương – điều mà đã hầu như biến mất trong cuộc khủng hoảng hiện nay. Ngoài ra, Tổng giám đốc còn có vai trò vận động chính sách thông qua truyền thông. Tổng giám đốc là người duy nhất có thể đại diện cho toàn thể WTO để đưa ra những tuyên bố đáng tin cậy, mặc dù luôn được đặt dưới sự giám sát của các chính phủ thành viên.

Sức mạnh triệu tập của Tổng giám cũng rất quan trọng, mặc dù không phải là vô hạn. Đó là quá trình tham vấn không chính thức giữa Tổng giám đốc với nhóm các nước đặc biệt để giải quyết các vấn đề cụ thể (các cuộc đàm phán như vậy còn được gọi là đàm phán trong “phòng xanh”). Tổng giám đốc trước đây của WTO đã từ bỏ việc sử dụng hình thức đàm phán “phòng Xanh” này, do lo ngại sự chỉ trích của các nước khác. Tân Tổng giám đốc được khuyên nên sử dụng lại quyền lực này, trong bất kỳ vấn đề nào mà bà cho là cần thiết.

Cân bằng các mối quan hệ

Tổng giám đốc phải khéo léo đạt được sự cân bằng giữa vai trò đại diện toàn cầu và sự cần thiết phải trau đổi với các Đại sứ WTO tại Geneva. Báo cáo và lời khuyên của họ cung cấp thông tin về lập trường của các chính phủ, và Tổng giám đốc nào không duy trì được mối quan hệ tốt với các đại sứ sẽ làm việc kém hiệu quả hơn. Đặc biệt, mối quan hệ của Tổng giám đốc với Chủ tịch được bầu hàng năm của Hội đồng chung là rất quan trọng.

Peter Sutherland, người giám sát việc kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và trở thành Tổng giám đốc đầu tiên của WTO, đã mô tả vai trò của một Tổng giám đốc như một người điều phối. Điều kiện tiên quyết quan trọng để thành công trong vai trò này là sự tin tưởng.

Một Tổng giám đốc thành công trong việc thiết lập mình như một nhà môi giới trung thực mới có thể gây ảnh hưởng quan trọng (mặc dù luôn kín đáo) lên quá trình đàm phán và niềm tin của các thành viên vào tổ chức.

Tại những thời điểm quan trọng trong các cuộc đàm phán trước đây, các thành viên thường tìm đến Tổng giám đốc để giúp tìm ra giải pháp và thỏa hiệp. Các nước cần phải được làm như vậy, một lần nữa.

Những thách thức lớn của WTO

Những vấn đề mà WTO phải đối mặt hiện nay đều là những vấn đề cơ bản. Tổ chức này vẫn có thể chủ trì các đàm phán ở cấp độ đa phương? Đàm phán đa phương về các vấn đề như nông nghiệp và trợ cấp thủy sản có vẻ không khả quan. Nếu các cách tiếp cận đa biên có triển vọng hơn, thì làm thế nào để chúng được dung hòa với hệ thống đa phương?

Ấn Độ và Nam Phi gần đây đã bắn những phát súng cảnh cáo về vị thế pháp lý của họ. Vấn đề cấp thiết hiện nay là làm thế nào để WTO có thể hỗ trợ phục hồi sau Covid-19 một cách tốt nhất. Một cuộc tranh cãi tiềm tàng về quyền sở hữu trí tuệ và vắc xin là điều mà tân Tổng giám đốc sẽ phải tiếp cận cẩn thận hơn so với những tuyên bố gần đây của bà.

Trong tương lai xa hơn, mối quan hệ giữa các quy tắc thương mại và biến đổi khí hậu cũng sẽ nổi lên là một trọng tâm mới trong nhiệm kỳ của Tiến sĩ Okonjo-Iweala. Có rất ít dấu hiệu cho thấy hệ thống WTO đã chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức.

Cải cách WTO: ca ngợi thì nhiều, hiểu rõ thì ít

Cải cách WTO là một giải pháp được ca tụng nhiều, nhưng ít được hiểu đúng. Tân Tổng giám đốc sẽ có trách nhiệm thúc đẩy quá trình này, nhưng các vấn đề cần cải cách lại bắt nguồn từ những khe nứt sâu sắc nhất trong bối cảnh kinh tế và thương mại toàn cầu, gồm cuộc đối đầu Mỹ - Trung, tương lai của quy định về ‘quốc gia đang phát triển’, độ tin cậy và khả năng thực thi của các quy tắc của WTO. Sẽ không dễ dàng để thu hẹp những khoảng cách này nếu không cải thiện sự thấu hiểu giữa các nước thành viên chủ chốt.

Cựu tổng giám đốc Sutherland có thể điều phối thành công để khép lại Vòng đàm phán Uruguay không chỉ vì kỹ năng tuyệt vời mà còn vì những người chơi chủ chốt đã sẵn sàng thực hiện một thỏa thuận. Còn trong trường hợp hiện nay, điều đó khó lặp lại. Bầu không khí có thể đã được cải thiện phần nào khi chính quyền mới của Hoa Kỳ lên thay, nhưng các vấn đề cơ bản vẫn còn đó.

Không ai có thể mong đợi vị Tổng giám đốc WTO sẽ giải quyết các vấn đề quốc tế đã ăn sâu bám rễ trong thời gian qua và ảnh hưởng lớn đến nền chính trị các nước. Tuy nhiên, nếu Tiến sĩ Okonjo-Iweala thành công trong việc xây dựng hình ảnh là một người điều hành công bằng, bà ấy có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng cầu nối giữa toàn bộ các nước thành viên. Mọi thứ phụ thuộc vào sự sẵn sàng bắt tay xây dựng, thay vì chống đối, của các chính phủ thành viên trong hệ thống đa phương.

Evan Rogerson là cựu quan chức WTO, từng làm chánh văn phòng cho cựu Tổng giám đốc WTO Renato Ruggiero. Ông hiện là giáo sư không chính thức tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam (RSIS), Đại học Công nghệ Nanyang (NTU), Singapore.

Nguồn: RSIS

Từ khóa: tổng giám đốc WTO

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370802
Go to top