Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOVai trò của Sáng kiến “Hỗ trợ thương mại” do WTO dẫn dắt trong việc hiện thực hóa nền kinh tế tuần hoàn bao trùm

wto

Sử dụng tài nguyên trái đất thiếu bền vững là nguyên nhân chính dẫn đến 3 mối đe dọa: ô nhiễm môi trường, mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu. Phương thức sản xuất và tiêu dùng cũng là một nguyên nhân đáng kể dẫn đến bất công xã hội. Hoạt động khai thác tài nguyên và tích lũy của cải xảy ra ở phía Bắc bán cầu, nhưng mức độ tác động đến môi trường và đe dọa sức khỏe con người lại xảy ra cao nhất ở phía Nam bán cầu. Điều cấp thiết cần phải làm là chuyển hệ thống sản xuất - tiêu dùng, khai thác gây ô nhiễm sang một hệ thống môi trường - xã hội thịnh vượng, tách biệt hẳn việc sử dụng tài nguyên không bền vững.

Nền kinh tế tuần hoàn tiếp cận theo hướng vòng đời để giải quyết vấn đề này dựa trên các chuỗi giá trị. Trong khi dòng nguyên liệu hiện tại trong nền kinh tế tuyến tính được chiết xuất, xử lý, sản xuất, sử dụng và cuối cùng là trở thành chất thải thì nền kinh tế tuần hoàn tiếp cận theo một hệ thống nhằm tách bạch sự thịnh vượng về kinh tế với sử dụng nguyên liệu bằng việc duy trì dòng chảy tuần hoàn của các nguồn lực thông qua tái tạo, giữ lại hoặc tăng thêm giá trị của chúng; đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững.

Không một quốc gia nào có thể tự mình thực hiện được nền kinh tế tuần hoàn. Thay vào đó, tất cả đều phụ thuộc vào thương mại quốc tế để có thể tiếp cận được nhiều loại vật liệu, hàng hóa và dịch vụ khác nhau với giá cả phải chăng. Các hoạt động thương mại này bao gồm buôn bán sản phẩm mang tính tuần hoàn (chẳng hạn như thiết bị tái sản xuất và tái chế), dịch vụ (thiết kế hoạt động tuần hoàn, cho thuê hoặc dịch vụ cho thuê và dịch vụ sửa chữa), các hoạt động có liên quan tới sở hữu trí tuệ, hàng cũ với mức giá hợp lý, nguyên liệu thô thứ cấp, chất thải và phế liệu có thể thu hồi để sử dụng cho quá trình sản xuất sơ cấp. Sự kết hợp của tất cả hoạt động thương mại này có thể được coi là “thương mại tuần hoàn”.

Dòng chảy thương mại tuần hoàn đã tăng trưởng mạnh mẽ trong 20 năm qua. Chẳng hạn, từ năm 2000 đến năm 2019, kim ngạch buôn bán hàng cũ, nguyên liệu thô thứ cấp và phế thải có thể thu hồi đã tăng hơn 230% (từ 94 tỷ USD lên 313 tỷ USD) trong khi kim ngạch xuất khẩu thương mại hàng hóa toàn cầu chỉ tăng khoảng 195% so với cùng kỳ.

Mặc dù thương mại tuần hoàn là một yếu tố quan trọng của nền kinh tế tuần hoàn toàn cầu, nhưng hàng loạt các thách thức về quy định, kỹ thuật đang kìm hãm sự phát triển này. Cụ thể là việc thiếu các định nghĩa, phân loại, tiêu chuẩn, quy định và quy trình phù hợp để công nhận lẫn nhau. Hơn nữa, do đây là một lĩnh vực mới nổi, nền kinh tế tuần hoàn chỉ được đưa vào các hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại song phương, khu vực và đa phương ở một mức độ hạn chế. Điều này đã làm hạn chế phạm vi và tiềm năng hợp tác về các vấn đề xuyên biên giới như chất thải bất hợp pháp, minh bạch chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc, đầu tư hoặc các vấn đề liên quan đến sự công nhận lẫn nhau, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại và tạo thuận lợi thương mại.

Sự mất cân đối trên toàn cầu về quyền lực, tiềm lực thương mại số, cơ sở hạ tầng thương mại, khả năng tiếp cận tài chính tuần hoàn và khả năng đổi mới sáng tạo có thể hiểu là các quốc gia ở khu vực Bắc bán cầu có vị trí tốt hơn so với Nam bán cầu để thu được lợi ích từ thương mại tuần hoàn. Nếu mục tiêu giảm bớt sự mất cân đối không được thiết kế trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế tuần hoàn toàn cầu thì rất có thể, sự mất cân đối sẽ tạo ra khác biệt về thương mại tuần hoàn, trong đó việc phân bổ lợi nhuận thu được từ thương mại tuần hoàn sẽ có chênh lệch giữa các nước phát triển và kém phát triển nhất.

Cần theo đuổi một lộ trình tạm thời thay thế cho quá trình chuyển đổi tuần hoàn; trong đó thương mại tuần hoàn đóng vai trò là động lực thúc đẩy công bằng xã hội, bao trùm và tuần hoàn. Thay vì cách tiếp cận phân tán và đơn phương như hiện nay để chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn, việc vượt qua các thách thức của thương mại tuần hoàn đòi hỏi sự phối hợp - hợp tác ở quy mô toàn cầu để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển đều được hưởng lợi như nhau từ quá trình chuyển đổi. Để giải quyết những thách thức này, Chatham House, cùng với một liên minh bao gồm nhiều tổ chức trải dài khắp Châu Phi, Đông Nam Á, Châu Mỹ Latin và Caribe, và Châu Âu đã cho ra đời một khuôn khổ về thương mại tuần hoàn bao trùm.

Khuôn khổ này nhằm tạo ra một lộ trình; trong đó thương mại tuần hoàn giúp thúc đẩy công bằng xã hội, tính bao trùm và tính tuần hoàn. Quan trọng là khuôn khổ này đề ra 5 lĩnh vực hành động chung. Thứ nhất, thế giới cần có một ngôn ngữ chung về các khía cạnh khác nhau của thương mại tuần hoàn (chẳng hạn cùng dùng chung các định nghĩa và phân loại). Một ngôn ngữ chung làm nền tảng cho tất cả hoạt động khác và có khả năng thực hiện được trong ngắn hạn. Thứ hai, việc tham gia vào thương mại tuần hoàn cần được nới lỏng hơn bằng cách giảm một vài rào cản kỹ thuật đối với thương mại và cải thiện các biện pháp kỹ thuật nhằm tạo thuận lợi thương mại. Cuối cùng, các cam kết chính trị dài hạn về nâng cao năng lực cho các nước thu nhập thấp là hành động rất cần thiết bên cạnh việc đưa nền kinh tế tuần hoàn vào trong hiệp định hội nhập kinh tế và thương mại.

Sáng kiến ​​Hỗ trợ thương mại của WTO có khả năng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giải quyết 5 lĩnh vực hành động chung này, đặc biệt là về nâng cao năng lực. Sáng kiến này bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng trọng yếu nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động luân chuyển nội địa như sửa chữa, tái sản xuất và tái chế nhằm giúp ngành công nghiệp trong nước đạt được tối đa hóa về thu nhập lợi ích từ các luồng thương mại nhập khẩu (chẳng hạn như hàng cũ và nguyên liệu thô thứ cấp).

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại cũng là việc làm cần thiết; ví dự cụ thể là đầu tư vào việc xây dựng một hệ thống số hóa để quản lý thương mại tuần hoàn. Hệ thống này có thể cung cấp xác nhận bằng hình thức số hóa cho các lô hàng chất thải, tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng. Ví dụ tiếp theo là tài trợ cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng cảng và đường sắt, nâng cao hiệu quả thương mại và từ đó hình thành dòng chảy xuất nhập khẩu mang tính tuần hoàn và cạnh tranh cao.

Sáng kiến Hỗ trợ thương mại của WTO cũng ưu tiên việc nâng cao năng lực thông qua hoạt động giáo dục đào tạo kiến thức kỹ năng về kinh tế tuần hoàn. Các hoạt động này bao gồm đào tạo các cơ quan thực thi để giúp họ có thể xác định và ứng phó tốt hơn khi gặp các lô hàng chất thải bất hợp pháp, hoặc đào tạo các đối tượng trong ngành công nghiệp kỹ năng cần thiết về kinh tế tuần hoàn để tiến hành các hoạt động tuần hoàn ngay trong nội địa (chẳng hạn như tái sản xuất và sửa chữa) hoặc hoạch định chính sách.

Để đạt được những điều trên, tính tuần hoàn cần được xác định là một trụ cột cốt lõi để theo đuổi mục tiêu xanh hóa nền thương mại trong sáng kiến ​​Hỗ trợ thương mại của WTO. Bằng cách đó, sáng kiến ​​này có thể trở thành một nền tảng quan trọng nhằm khuyến khích sự hợp tác giữa các nước tài trợ và nhận viện trợ trong việc chia sẻ các cơ hội và thách thức của nền kinh tế tuần hoàn trong tương lai.

Nguồn: trade4devnews

Keyword: kinh tế tuần hoàn, thương mại toàn cầu, WTO, phát triển bền vững, hội nhập

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387499
Go to top