Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOWTO bế tắc với thỏa thuận xóa bỏ trợ cấp nghề cá

Anh 2 1630985595134

Trong nhiều năm, các thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã không thể nhất trí về một thỏa thuận hạn chế trợ cấp đánh bắt, do đó cho phép tiếp tục các hoạt động đánh bắt tàn phá sinh thái theo kiểu tận diệt vốn đã kéo dài 20 năm qua.

Bế tắc kéo dài 20 năm

Năm 2017, Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cảnh báo rằng ước tính 1/3 trữ lượng cá toàn cầu đã bị đánh bắt quá mức, tăng từ 10% năm 1970 và 27% năm 2000. Nguồn cung cá cạn kiệt đe dọa an ninh lương thực của cộng đồng ven biển có thu nhập thấp và sinh kế của những ngư dân nghèo và dễ bị tổn thương, những người phải đánh bắt xa bờ hơn chỉ để mang về những mẻ cá ngày càng nhỏ.

Các nhà lãnh đạo thế giới đã nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề vào năm 2015 khi họ đồng ý xây dựng một thỏa thuận về trợ cấp nghề cá vào năm 2020 như một phần của Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững. Nhưng trong khi các bộ trưởng thương mại tái khẳng định cam kết này vào năm 2017, các cuộc đàm phán tại WTO liên tục bị đình trệ.

Trên thực tế, các cuộc đàm phán rất phức tạp, bởi các loài cá không sống trong một lãnh thổ quốc gia duy nhất hoặc nằm trong các ranh giới trên biển. Các nhà đàm phán của WTO phải tính đến cả khuôn khổ hiện hành của các quy tắc nghề cá quốc tế và vai trò của các cơ quan quản lý điều chỉnh nhiều khía cạnh của hoạt động đánh bắt cá trên toàn thế giới. Họ cũng phải xác định các quy tắc trợ cấp mới sẽ áp dụng như thế nào đối với các tàu đánh bắt xa bờ.

Một thách thức khác là thực tế rằng WTO không phải là một tổ chức quản lý nghề cá. Tuy nhiên, WTO có một khuôn khổ quy tắc lâu đời nhằm hạn chế các khoản trợ cấp gây bóp méo thương mại đối với hàng hóa công nghiệp và nông nghiệp. Đó là lý do tại sao các bộ trưởng thương mại hồi năm 2001 đã nhất trí về các biện pháp tương tự để bảo vệ nghề cá biển.

Một trong những vấn đề khó khăn nhất trong các cuộc đàm phán là làm thế nào để xác định và tôn trọng nhiệm vụ đàm phán ban đầu đảm bảo đối xử đặc biệt đối với các nước đang phát triển - và đặc biệt nhất là đối với các nước kém phát triển nhất. Nhiều quốc gia trong số này dựa vào đánh bắt thủ công quy mô nhỏ và họ đang tìm kiếm thêm không gian chính sách để phát triển khả năng đánh bắt công nghiệp của mình. Tuy nhiên, do năng lực quản lý nghề cá còn yếu, họ có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện các chế độ trợ cấp mới một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất như các thành viên giàu có hơn.

Một vấn đề khó khăn khác là đảm bảo tính minh bạch, theo đó một quốc gia thành viên phải thông báo với các thành viên khác khi triển khai các khoản trợ cấp không gây hại và không bóp méo thương mại để khuyến khích ngành đánh bắt của mình. Việc giải quyết những vấn đề này chắc chắn sẽ không dễ dàng nhưng là điều rất cần thiết.

Hy vọng

Trong cuộc họp cấp bộ trưởng vào ngày 15-7 vừa qua, các thành viên WTO đã cam kết sớm hoàn tất đàm phán về trợ cấp thủy sản trước Hội nghị Bộ trưởng của WTO vào đầu tháng 12 tới. 104 bộ trưởng và trưởng đoàn đã phát biểu khẳng định văn bản đàm phán hiện tại có thể được sử dụng làm cơ sở để hoàn thiện các cuộc đàm phán, mặc dù nhiều người chỉ ra những vấn đề mà theo quan điểm của họ vẫn cần phải giải quyết.

Điều này có nghĩa là các phái đoàn hiện có thể đàm phán theo từng dòng văn bản dự thảo dài 9 trang để được thông qua tại hội nghị cấp bộ trưởng của WTO ở Kazakhstan, bắt đầu vào ngày 30-11. Các cuộc đàm phán nhằm loại bỏ các khoản trợ cấp có hại như đánh bắt quá mức và đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không được kiểm soát.

Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu trong cuộc họp báo tại Geneva: “Lần đầu tiên sau 20 năm, chúng tôi có một văn bản được tất cả các bộ trưởng và trưởng phái đoàn ủng hộ”. Mặc dù các chuyên gia cho biết tiến bộ này đáng khích lệ đối với vấn đề khí hậu, nhưng vẫn để ngỏ mức độ áp dụng các quy tắc đối với Trung Quốc, quốc gia ủng hộ các hoạt động đánh bắt không bền vững lớn nhất thế giới.

Mặc dù toàn bộ dự thảo văn bản vẫn để ngỏ cho tranh luận, nhưng các nội dung trong dấu ngoặc vuông thể hiện những nội dung dự kiến vấp phải nhiều tranh cãi nhất. Các vấn đề gây tranh cãi bao gồm mức độ nào các nước nghèo và đang phát triển nên được miễn trừ và cách các nước phát triển nên giúp các nước đang phát triển thực hiện các quy tắc như thế nào.

Trong WTO, các quốc gia tự quyết định xem họ là nước phát triển hay đang phát triển và Trung Quốc tự xếp mình vào loại đang phát triển mặc dù Mỹ nói rằng họ đã là nước phát triển. Trung Quốc cho rằng trợ cấp là một cách giúp đỡ những ngư dân nghèo nhưng Rashid Sumaila, giáo sư kinh tế ngư nghiệp tại Đại học British Colombia, nói với Climate Home News rằng nghiên cứu của ông cho thấy trợ cấp của Trung Quốc dành cho các đội tàu lớn.

Một điều khoản đang được xem xét sẽ cho phép các nước đang phát triển bao gồm cả Trung Quốc tiếp tục trợ cấp cho việc tăng năng lực đánh bắt. Các trường hợp ngoại lệ đối với điều này sẽ là nếu quốc gia đang phát triển đó đánh bắt cá ở vùng nước xa, có thu nhập hơn 5.000 USD trên đầu người, sản xuất hơn 2% lượng cá trên thế giới và nhận được hơn 10% thu nhập từ đánh bắt, trồng trọt và lâm nghiệp. Trung Quốc sẽ không đạt được ngưỡng này vì chỉ 8% thu nhập của nước này là từ đánh bắt, trồng trọt và lâm nghiệp.

Các vấn đề gây tranh cãi khác bao gồm thông tin nào cần được minh bạch, cách đánh giá khi nào một con tàu đang tiến hành đánh bắt bất hợp pháp, không được báo cáo hoặc không được kiểm soát và liệu các quốc gia có thể trợ cấp cho các tàu được đăng ký với cờ của quốc gia khác hay không.

Nguồn: Báo An Ninh Thế giới

Từ khoá: quy tắc, bền vững, hoạt động đánh bắt, trợ cấp, minh bạch 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370347
Go to top