Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTO5 giải pháp để WTO có thể tạo thuận lợi cho đầu tư và thúc đẩy phát triển bền vững

HKK

Tuần qua, các đại biểu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã đàm phán về một khuôn khổ quốc tế giúp dòng vốn đầu tư lưu thông dễ dàng hơn giữa các nền kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển bền vững.

Được khởi xướng lần đầu tiên tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng 1 năm 2020, các cuộc đàm phán về nội dung trên tính đến nay đã đạt được nhiều tiến độ cả về lượng và chất: Các nền kinh tế tham gia đàm phán đã tăng từ 70 lên 106; và kể từ tháng 3 năm nay, đã có ít nhất 11 nền kinh tế đưa ra các đề xuất mới.

Dưới đây là năm điều khoản đáng được xem xét để đưa vào các thỏa thuận trong tương lai.

1. Tạo ‘cơ sở dữ liệu nhà cung cấp’ có tính đến các khía cạnh bền vững

Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đầu tư vào một nền kinh tế nếu họ biết có các doanh nghiệp trong nước đủ năng lực có thể cung cấp cho họ các yếu tố đầu vào cần thiết để hoạt động thành công, từ dịch vụ pháp lý đến dịch vụ ăn uống, kim loại tấm cho đến xe tải. ‘Cơ sở dữ liệu nhà cung cấp’ có thể cung cấp thông tin này một cách nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu nhà cung cấp sẽ tạo ra mối liên kết giữa các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước, và bằng chứng cho thấy những mối liên kết đó là chìa khóa để tối đa hóa lợi ích phát triển cho nền kinh tế chủ nhà.

Cơ sở dữ liệu nhà cung cấp không chỉ bao gồm các thông tin truyền thống như hàng hóa và dịch vụ được cung cấp, năng lực sản xuất và thông tin liên hệ, mà còn bao gồm cả khía cạnh về bền vững, chẳng hạn như tỷ lệ lao động nữ được tuyển dụng hoặc tỷ lệ nữ ở các vị trí quản lý, vấn đề đào tạo cho người lao động, bảo vệ môi trường, hoặc các chứng chỉ về quản lý chuỗi cung ứng.

Điều này có thể giúp các công ty nước ngoài lựa chọn ra các nhà cung cấp trong nước hoạt động theo các tiêu chuẩn về Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) (và do đó, các nhà cung cấp này đã nhận được hơn 1 nghìn tỷ USD vốn đầu tư từ ESG). Cách làm trên có thể khuyến khích các công ty trong nước khác chuyển đổi mô hình hoạt động sao cho đáp ứng các tiêu chuẩn của ESG để được lựa chọn, tạo ra một “vòng tròn đầu tư bền vững”. Hiện nay, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang làm việc với Campuchia để xây dựng một cơ sở dữ liệu như vậy.

2. Áp dụng cơ chế ‘im lặng là đồng ý’

Các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách đều than thở rằng các thủ tục hành chính thường bị nghẽn trong khâu phê duyệt. Cách khắc phục đơn giản là áp dụng một cơ chế sao cho việc phê duyệt được cung cấp tự động sau khi hết một thời hạn nhất định mà vẫn chưa có phản hồi. Tất nhiên, nếu các cơ quan chính quyền yêu cầu thêm thời gian để xem xét trong từng trường hợp cụ thể, họ có thể đưa ra yêu cầu. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần phải có một cơ chế mặc định rằng, nếu cơ quan nhà nước không chủ động yêu cầu thêm thời gian sau khi đã hết thời gian xem xét được ấn định trước, điều đó đồng nghĩa với việc hồ sơ đã được phê duyệt.

Về mặt hành chính, ‘im lặng là đồng ý’ tương đương với cách tiếp cận ‘chọn bỏ’, ưu điểm của phương pháp này là tính linh hoạt và hiệu quả. Cựu Phó Thủ tướng Georgia cho rằng nhờ áp dụng phương pháp ‘im lặng là đồng ý’, quốc gia này đã có thể chuyển từ vị trí thứ 24 năm 2014 lên vị trí thứ 6 năm 2018 trong bảng xếp hạng Thuận lợi Kinh doanh (EBD) của Ngân hàng Thế giới.

3. Áp dụng cách tiếp cận dựa trên rủi ro trong phê duyệt đầu tư

Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại (TFA) của WTO, đóng vai trò là nguồn cảm hứng cho khuôn khổ tạo thuận lợi đầu tư, bao gồm điều 7.4 về thủ tục hải quan dựa trên rủi ro, tức là tập trung chú ý vào các lô hàng có rủi ro cao và xúc tiến giải phóng các lô hàng có rủi ro thấp. Logic tương tự có thể được áp dụng cho phê duyệt đầu tư, theo đó các cơ quan có thẩm quyền có thể tập trung thời gian và công sức vào các hồ sơ có rủi ro cao và đẩy nhanh các hồ sơ có rủi ro thấp.

Các tiêu chí về rủi ro có thể được xác định bởi mỗi chính phủ nước sở tại dựa trên các khía cạnh như: ngành lĩnh vực, an ninh quốc gia hay an toàn sức khỏe. Nhưng ý tưởng quan trọng là, những khoản đầu tư không đáp ứng các tiêu chí rủi ro cao sẽ được xem xét nhanh. Cách tiếp cận dựa trên rủi ro không chỉ không chỉ có trong TFA mà còn được áp dụng trong các nơi khác, chẳng hạn như trong các quy định về thực hành tốt.

4. Tạo cơ chế ‘cảnh báo đầu tư’

Nắm bắt sớm các phàn nàn trước khi chúng chuyển sang các tranh chấp pháp lý có thể tạo ra sự khác biệt to lớn trong việc tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư.

Tại sao? Thứ nhất, khoảng 35% nhà đầu tư tái đầu tư toàn bộ khoản thu nhập trở lại nền kinh tế, và vì vậy việc tạo điều kiện cho việc tái đầu tư là một phần quan trọng của việc tạo thuận lợi. Thứ hai, những gì các nhà đầu tư hiện tại nói với các nhà đầu tư tiềm năng về kinh nghiệm của họ tại một quốc gia nhất định là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc ra quyết định của các nhà đầu tư mới, và một cơ chế cảnh báo có thể cải thiện trải nghiệm của các nhà đầu tư hiện tại. Thứ ba, một khi nhà đầu tư khởi kiện pháp lý, rất khó để xây dựng lại lòng tin, và do đó, điều này thường dẫn đến việc nhà đầu tư rút về nước, đi ngược lại mục tiêu của tạo thuận lợi.

5. Cung cấp sự hỗ trợ nhiều hơn cho các nhà đầu tư có đóng góp vào sự phát triển bền vững

Một số khoản đầu tư trực tiếp giúp ích cho các mục tiêu phát triển của nền kinh tế chủ nhà, chẳng hạn như tạo ra một số lượng việc làm nhất định, đào tạo tay nghề, và ứng dụng công nghệ trình độ cao. Chính phủ có thể hỗ trợ các nhà đầu tư thông qua biện pháp tài chính kết hợp với biện pháp phi tài chính, ví dụ, thời gian phê duyệt hoặc phản hồi nhanh hơn.

Những nhà đầu tư này có thể được công nhận dưới hình thức chứng chỉ ‘Nhà đầu tư Bền vững được công nhận (RSI), ví dụ như Campuchia và Ghana đang xem xét cách làm này. Những nhà đầu tư bền vũng cũng có thể được nhận biết thông qua hình thức Tem Đầu tư Bền vững (SIS) có thể được dán trên bao bì, sản phẩm hoặc tài liệu tiếp thị của hàng hóa hoặc dịch vụ. Những dấu hiệu như vậy có thể giúp chứng nhận chất lượng của hàng hóa và dịch vụ, giúp người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn bền vững và do đó tạo điều kiện cho đầu tư bền vững.

Nguồn: World Economic Forum

Từ khóa: phát triển bền vững, nền kinh tế chủ nhà, nhà đầu tư, khởi kiện pháp lý, tạo thuận lợi

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390782
Go to top