Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPP liệu có được phê chuẩn?

CPTPP liệu có được phê chuẩn?

CPTPPTPP phiên bản mới, với tên gọi CPTPP, là một Hiệp định chất lượng cao về mặt nội dung và cả về mức độ ảnh hưởng kinh tế. Quy tắc phê chuẩn cũng được sửa đổi, nhằm tạo thuận lợi hơn cho việc đưa Hiệp định đi vào hiệu lực.

Ngày 11/11, bên lề Hội nghị APEC ở Việt Nam, 11 quốc gia nằm trên vành đai Thái Bình Dương đã quyết định bước tiếp với TPP mặc cho sự rút lui trước đó của Hoa Kỳ.

Hiệp định đã được đổi tên thành “Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)” để phản ánh một sự đồng thuận mới giữa các thành viên còn lại sau 4 vòng đàm phán kể từ khi Mỹ thoái lui. Liệu CPTPP có còn là một “hiệp định chất lượng cao”? Liệu lần này, CPTPP sẽ được các nước phê chuẩn thông qua?

CPTPP đối đầu TPP

Trong khi các bên vẫn chưa hoàn tất đàm phán chi tiết về Hiệp định, tuyên bố chung của các bộ trưởng và các phụ lục đi kèm đã cho thấy, CPTPP chủ yếu sẽ sao chép lại TPP phiên bản gốc. Biểu thuế vẫn được giữ nguyên như đàm phán trước đó, với 95% hàng hóa sẽ được miễn thuế vào cuối lộ trình.

Các cam kết về tự do hóa trong các lĩnh vực then chốt như dệt may, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp vừa và nhỏ và giải quyết tranh chấp vẫn được giữ nguyên.

Tuy nhiên, CPTPP có hai điểm khác biệt chính so với TPP. Thứ nhất, CPTPP trì hoãn thực thi 20 điều khoản trong các Chương thuận lợi hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, mua sắm chính phủ, quyền sở hữu trí tuệ, môi trường và minh bạch. Các quy tắc trước đây được đưa vào TPP theo yêu cầu của Washington giờ đây đã được gác lại (nhưng vẫn có thể phục hồi lại trong tương lai).

Đáng chú ý, chương sở hữu trí tuệ đã được thay đổi đáng kể. Lấy ví dụ, thời hạn bảo vệ bản quyền đã giảm từ 70 xuống còn 50 năm, sau khi người đề xuất (là Mỹ) đã rút lui. Các điều khoản đáng lưu ý khác, bao gồm trì hoãn quy định các doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn về lao động nếu muốn tham gia đấu thầu các hợp đồng của chính phủ, và bãi bỏ các đãi ngộ dành cho doanh nghiệp chuyển phát nhanh trong điều khoản về dịch vụ xuyên biên giới.

Thứ hai, đối lập với tư tưởng đề cao tự do hóa, tin tưởng sâu sắc vào thương mại tự do và lực lượng thị trường gắn chặt với TPP gốc, Hiệp định CPTPP mới lưu ý rằng trong vấn đề lập chính sách, các nước thành viên trước tiên phải xem xét bối cảnh trong nước và các vấn đề quốc gia ưu tiên. CPTPP dự kiến sẽ thêm vào các điều khoản mới về “rút lui”, “gia nhập” và “xem xét lại” nhằm cho phép sự linh hoạt trong Hiệp định.

Cho đến nay, Malaysia vẫn muốn giai đoạn chuyển tiếp lâu hơn trước khi các doanh nghiệp nhà nước của Malaysia đủ sức để đối mặt với quy luật cạnh tranh khốc liệt. Việt Nam thì yêu cầu có thêm thời gian để các tổ chức công đoàn còn non kém trong nước có thể thích nghi với các biện pháp giải quyết tranh chấp thế hệ mới. Canada muốn bảo vệ ngành phát thanh truyền hình và văn hóa - ngành công nghiệp rất nhạy cảm về chính trị ở nước này.

Ảnh hưởng kinh tế của CPTPP

Một số người tin rằng, không có Mỹ, TPP trở thành một hiệp định vô nghĩa. Đó là bởi vì Mỹ chiếm đến 60% GDP cộng gộp của toàn bộ các nước trong TPP. Thế nhưng mô hình Dự án phân tích thương mại toàn cầu đa nhân tố, đa khu vực của nhóm tác giả Pradumna Bickram Rana và Ji Xianbai đến từ Đại học Nanyang Singapore tiến hành lại cho ra một kết quả khác.

Nhìn chung, kết quả ước tính cho thấy, trong trung hạn, lợi ích ròng từ việc tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ trong CPTPP cho tất cả các nước thành viên là vào khoảng 0.3% tổng GDP, tương đương 37.3 tỷ USD. Đối với toàn cầu, hiệp định CPTPP cũng giúp tăng thêm 21 tỷ USD phúc lợi cho tất cả các nước. Lợi ích của Hiệp định này sẽ tăng theo không gian, khi số lượng thành viên được mở rộng và tăng theo thời gian, khi quá trình tự do hóa thương mại lan tỏa, thúc đẩy cải thiện năng suất và quy mô kinh tế.

Tất cả 11 nước thành viên đều tốt hơn lên nếu CPTPP vẫn tồn tại. Trong số các nước thành viên đến từ ASEAN, Malaysia sẽ hưởng lợi nhiều nhất (tăng thêm 2% GDP), tiếp sau đó là Việt Nam và Brunei (mỗi nước tăng thêm 1.5% GDP), cuối cùng là New Zealand và Singapore (1% mỗi nước). Còn ở các nước thành viên đến từ châu Mỹ Latin, Mexico và Chile là hai nước có lợi ích tương đối cao hơn các nước còn lại (0.4% mỗi nước).

Khả năng phê chuẩn CPTPP

Mặc dù CPTPP đã được đồng thuận về mặt nguyên tắc ở cấp bộ trưởng, Hiệp định này vẫn chưa được phê duyệt. Quá trình này đòi hỏi nhiều thủ tục pháp lý ở từng nước thành viên. Xu hướng phê chuẩn ở các nước tương đối thuận lợi, ngoại trừ Canada đang đối mặt với một chút khó khăn.

Canada lo ngại, việc tham gia một Hiệp định bị Trump khinh miệt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang diễn ra; Nhưng ngược lại, tham gia CPTPP giúp Canada được bảo hiểm trước rủi ro đổ vỡ của đàm phán NAFTA. Rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan có thể là lí do mà nước này đã không tham gia vào cuộc họp TPP vào phút cuối.

Quy tắc phê chuẩn Hiệp định được sửa đổi lại cũng sẽ giúp ích cho vấn đề này. CPTPP đã loại bỏ điều kiện để Hiệp định có hiệu lực - các nước thông qua Hiệp định phải chiếm tối thiểu 85% GDP của toàn khối. Thay vào đó, CPTPP cho phép Hiệp định chính thức được khởi động một khi 6 trên 11 nước thành viên hoàn tất quá trình phê chuẩn trong nước. Quy định linh hoạt trong CPTPP có thể giúp quá trình phê chuẩn Hiệp định được thuận lợi hơn.

Kịch bản sắp tới: Càng đông càng vui?

Chưa có Hiệp định thương mại nào được chú ý nhiều như là TPP. Đầu tiên là vào năm 2005, Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương đã được ký giữa bốn nước nhỏ (Brunei, Chile, New Zealand và Singapore). Sau đó, vào tháng 2 năm 2016, Hiệp định trên đã được mở rộng và được Mỹ - dưới thời Tổng thống Obama - dẫn dắt. Khi thành viên lên đến 12 nước, Hiệp định được tung hô mạnh mẽ, thế nhưng liền sau đó, Hoa Kỳ - dười thời tổng thống Trump - đã dập tắt mọi thứ. Giờ đây, CPTPP chỉ còn 11 nước đang dự kiến sẽ ký kết lại Hiệp định vào quý I năm 2018.

Trong thời gian tới, mong muốn được tham gia vào Hiệp định của một số nước như Colombia, Indonesia, Đài Loan và Thái Lan có thể sẽ được chào đón hơn để dỡ bỏ các rào cản thương mại khi vào những thị trường này. Biết đâu được, Hoa Kỳ có lẽ cũng đang ao ước quay trở lại Hiệp định, ngay khi Trump rời khỏi Nhà Trắng và khi Washington có sự sáng suốt trở lại trong các chính sách thương mại của mình.

Trung Quốc và Ấn Độ có lẽ cũng đang mong muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP), nhằm giúp hai quốc gia này có thể gia nhập vào nhóm các nền thương mại trọng yếu ở vành đai Thái Bình Dương.

Nguồn: Eurasia Review – TQ

Từ khóa: CPTPP, TPP, tiến triển, tác động kinh tế, phê chuẩn, thành viên

 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370553
Go to top