Đó là khẳng định của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong bài phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2023 với chủ đề "Phát triển bền vững và bao trùm" sáng 16/11 (giờ Việt Nam).
Trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2023, sáng 16/11 (giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã phát biểu dẫn đề tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC ở thành phố San Francisco, Mỹ.
Cụ thể, chia sẻ về quan điểm và chính sách phát triển của Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định, duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm tất cả người dân được phát huy tiềm năng, tham gia và thụ hưởng bình đẳng thành quá của phát triển là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển của Việt Nam.
Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội phải được tiến hành ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển; không "hy sinh" tiến bộ và công bằng xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
3 nhóm giải pháp chính của Việt Nam
Với quan điểm đó, Chủ tịch nước cho biết, Việt Nam đang triển khai đồng bộ 3 nhóm giải pháp chính
Một là xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, lấy nội lực là cơ bản, chiến lược, quyết định, ngoại lực là quan trọng, đột phá.
Theo đó, trọng tâm là thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, sạch, hưởng tới hiện thực hóa mục tiêu trung hòa cacbon vào năm 2050. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực; thúc đẩy phát triển dựa trên khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và văn hóa, con người Việt Nam.
Việt Nam đã ký hơn 90 hiệp định thương mại và 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương; là thành viên của 16 Hiệp định Thương mại tự do với sự tham gia của khoảng 60 nền kinh tế. Việt Nam liên tục nằm trong nhóm 30 nước, vùng lãnh thổ có trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất và 10 điểm thu hút FDI hàng đầu trong những năm gần đây.
Hai là, tăng cường công tác quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi xanh hưởng tới các mục tiêu, cam kết toàn cầu về khí hậu. Song song với hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn, Nhà nước cũng nghiên cứu để bổ sung nhiều công cụ hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đặc biệt là ứng dụng công nghệ mới, tiếp cận các nguồn tài chính xanh và đào tạo nguồn nhân lực.
Việc thiết lập quan hệ đối tác chuyển đối năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam và nhóm các đối tác. quốc tế cũng sẽ đóng góp quan trọng cho việc hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 dưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Ba là, tạo môi trường khuyến khích người nghèo, người yếu thế tự vươn lên bằng chính sức của mình, hòa nhập với cộng đồng, xóa bỏ phân biệt trong xã hội. Người dân là mục tiêu, là chủ thể của phát triển, mọi chính sách và hoạt động tương lai phải hướng tới hạnh phúc của người dân.
Việt Nam đang triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo và giáo dục nghề nghiệp bình đẳng, bao trùm, toàn diện; đồng thời tạo điều kiện để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với khoa học - công nghệ.
Việt Nam luôn quan tâm, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài; tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhà đầu tư; cũng như bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người lao động.
“Chúng tôi nhìn nhận sự thành công của doanh nghiệp cũng là thành công của chính mình, và thất bại của doanh nghiệp cũng là thất bại của Nhà nước trong điều hành chính sách,” Chủ tịch nước khẳng định.
Cần tư duy đổi mới để giải quyết mâu thuẫn trong phát triển kinh tế
Về những vấn đề đặt ra với kinh tế thế giới và yêu cầu phải có tư duy mới, cách làm mới, Chủ tịch nước cho rằng, lịch sử phát triển của nhân loại là quá trình liên tục khám phá, đổi mới, thích ứng, phấn đấu không mệt mỏi vì hoà bình, tiến bộ và thịnh vượng. Tuy nhiên, kinh tế thế giới hiện nay đang có những mâu thuẫn lớn.
Một là, kinh tế tăng trưởng, của cải ngày càng nhiều nhưng khoảng cách giàu nghèo gia tăng và tàn phá môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Hai là, sau hơn ba thập kỷ thế giới hưởng lợi từ toàn cầu hoá và hình thành nên mạng lưới quan hệ kinh tế quốc tế đan xen lợi ích, phụ thuộc lẫn nhau thì xu thế bảo hộ, phân tách lại gia tăng mạnh mẽ.
Ba là, khoa học - công nghệ phát triển nhanh chóng vượt bậc, với sức ảnh hưởng lan rộng toàn cầu nhưng khung khổ thể chế vẫn cơ bản giới hạn ở tầm quốc gia; khoa học - công nghệ đem đến cơ hội phát triển to lớn nhưng cũng tiềm ấn hiểm hoạ khôn lường.
Bốn là, chúng ta theo đuổi mô hình tăng trưởng khuyến khích tiêu dùng, thậm chí tiêu dùng quá mức nhưng lại không thể huy động đủ nguồn lực cho các Mục tiêu phát triển bền vững.
Để giải quyết căn bản những mâu thuẫn đó, Chủ tịch nước cho rằng, đầu tiên, phải bảo đảm mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau giữa tăng trường kinh tế với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Thước đo thành công của một nền kinh tế không chỉ là quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP mà phải tính đến phúc lợi người dân được hưởng và tác động đến môi trường cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Tăng trưởng kinh tế dựa vào tiêu dùng, khai thác tài nguyên cần được thay thế bằng mô hình kinh tế tuần hoàn, bền vững hơn.
Thứ hai, duy trì nền kinh tế thế giới mở, kết nối song hành với bản đảm an ninh kinh tế của các quốc gia. Đại dịch Covid-19 và những bất ổn vừa qua làm hiện rõ sự mong manh của nền kinh tế và chuỗi cung ứng trước các cú sốc.
Bảo đảm ổn định và an ninh kinh tế là nhu cầu chính đáng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, gia tăng bảo hộ, phân tách thị trường sẽ làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu và đảo ngược những thành tựu đã đạt được của hội nhập kinh tế quốc tế.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia để tăng cường khả năng ứng phó trước các cuộc khủng hoảng. xây dựng hệ thống quản trị kinh tế toàn cầu minh bạch, bình đẳng, bảo đảm cân bằng lợi ích của tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ.
Thứ ba, quản trị toàn cầu về công nghệ (nhất là trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học) không chỉ hướng đến quản lý sự phát triển của các loại công nghệ, mà còn phải giải quyết các hệ quả kinh tế - xã hội, văn hoả, chính trị từ quá trình này.
Việc định hình luật lệ, quy định, tiêu chuẩn chung phải tính đến trình độ phát triển của mỗi quốc gia, bảo đảm tất cả các quốc gia dù lớn hay nhỏ và mọi người dân đều phải được hưởng lợi từ tiến bộ khoa học - công nghệ.
Đồng thời, cần bảo đảm cân bằng giữa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học - công nghệ với bảo đảm an toàn, an ninh và chủ quyền quốc gia.
Thư tư, cần ưu tiên nguồn lực cho các mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm.
Yêu cầu cấp thiết là phải huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính công, tư, trong nước và quốc tế, cũng như đóng góp của các tổ chức và người dân. Các quốc gia phát triển cũng cần thực hiện tốt hơn cam kết đóng góp 0,7% tổng thu nhập quốc gia để hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển.
Quan hệ hữu nghị, tin cậy-chìa khóa thành công của APEC
APEC chỉ có thể thành công trên cơ sở quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa các thành viên, sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân, đó cũng là một trong những quan điểm được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đưa ra tại Hội nghị.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng, APEC đã luôn là “vườn ươm” các ý tưởng liên kết kinh tế, đặt nền móng cho các thoả thuận hợp tác toàn cầu.
“Ngày nay, khi kinh tế toàn cầu đối mặt với làn sóng mới của chủ nghĩa bảo hộ, những thách thức từ biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội. xung đột địa chính trị, APEC chính là nơi để chúng ta cùng tìm kiếm và thử nghiệm những ý tưởng, giải pháp mới,” Chủ tịch nước khẳng định.
Chủ tịch nước tin tưởng rằng APEC sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên chặng đường mới, đặc biệt trong việc khôi phục và củng cố niềm tin vào tự do thương mại và đầu tư. "Từ năm 2019 đến nay, hơn 3.000 rào cản thương mại được lập ra, đang làm cho nền kinh tế thế giới thiệu vững chắc và đe doạ sụt giảm sản lượng kinh tế toàn cầu", Chủ tịch nước cho biết.
APEC cũng thúc đẩy hợp tác quốc tế về an ninh kinh tế, đặc biệt là nâng cao sức chống chịu của các nền kinh tế thành viên và các doanh nghiệp trong khu vực trước các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Đồng thời hỗ trợ các nền kinh tế chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận các xu thế phát triển mới thông qua ứng dụng và quản lý các công nghệ đột phá.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, thành công của APEC chỉ có thể đạt được trên cơ sở quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa các thành viên, sự đồng hành của doanh nghiệp và người dân.
"Việt Nam sẵn sàng chung sức cùng các thành viên APEC và cộng đồng doanh nghiệp châu Á-Thái Bình Dương xây dựng một tương lai tươi sáng cho mọi người dân. Tôi tin tưởng rằng, với sự đồng lòng và quyết tâm của tất cả chúng ta, APEC sẽ tiếp tục viết nên những câu chuyện thành công trong giai đoạn phát triển mới," Chủ tịch nước khẳng định.
Nguồn: Kinh tế đô thị
Từ khóa: APEC, công bằng xã hội, kinh tế
Các tin khác
- APEC với các nền kinh tế đang phát triển - 16/11/2023
- 25 năm Việt Nam tham gia APEC: Ghi dấu ấn quan trọng trong tiến trình APEC - 14/11/2023
- APEC đối mặt với thách thức từ Trung Quốc - 27/10/2023
- APEC thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong khu vực - 24/08/2023
- APEC 2023 “nóng lên” với kinh tế xanh - 26/04/2023