Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

APEC đối mặt với thách thức từ Trung Quốc

my trung

Sự cạnh tranh giữa các siêu cường tại APEC với Trung Quốc và Mỹ tranh giành ảnh hưởng ở Thái Bình Dương dự kiến sẽ gây thêm áp lực cho liên minh.

Hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 tại San Francisco diễn ra vào thời điểm quan trọng.

Các nhà lãnh đạo của 21 quốc gia thành viên không chỉ phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng để duy trì nền kinh tế trong nước của họ mà còn có tình trạng bất ổn đang gia tăng trong khu vực cùng với danh sách ngày càng tăng các thách thức toàn cầu về biến đổi khí hậu, năng lượng và an ninh.

Để giải quyết những thách thức này, cần phải có sự thay đổi.

Tuy nhiên, APEC có thể là nơi thảo luận về chính sách thương mại và hội nhập kinh tế khu vực, giúp giảm bớt tranh chấp thương mại và thúc đẩy ổn định kinh tế.

Điều đã thay đổi mạnh mẽ trong APEC chính là sự chuyển hướng sang thế kỷ Thái Bình Dương của Trung Quốc. Hai cuộc khủng hoảng tài chính gây tổn hại nặng nề, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 – 98 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, đã làm ảnh hưởng đến vị thế của APEC với tư cách là một tổ chức.

Điều này khiến Trung Quốc phải định hướng lại câu chuyện về hợp tác và hội nhập kinh tế. Bắc Kinh đã tự mình thể hiện rằng họ là người nhận thức được tầm quan trọng của cuộc khủng hoảng và cung cấp sự trợ giúp, làm cho APEC trở nên ít quan trọng hoặc tạo ra hình ảnh rằng APEC của Mỹ đã lỗi thời.

Sức mạnh kinh tế đang phát triển của Trung Quốc và những lo lắng của Mỹ về ảnh hưởng của nước này ở Thái Bình Dương đã làm trầm trọng vấn đề hơn.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một trong những khu vực địa lý phức tạp và phức hợp nhất trên hành tinh. Nó bao gồm các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, là nơi có dân số đông nhất, đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ số lượng của các tỉ phú giàu có và tài sản của họ, đồng thời là tâm điểm của quá trình hội nhập kinh tế khu vực nhanh nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, khu vực này đang có mối quan hệ địa chính trị không ổn định. Điều này đồng nghĩa với việc duy trì sự ổn định là một trong những thách thức mang tính quyết định.

Ngoài ra, với sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ có nguy cơ đe dọa trật tự tự do đã được thiết lập khi Bắc Kinh thúc đẩy một cách làm khác đê thực hiện các vấn đề. Sự hiện diện của nước này trở nên rõ ràng hơn trong việc thay đổi thương mại và giao dịch quốc tế. Trung Quốc không chỉ tạo ra sự kiểm soát đáng kể đối với luồng hàng hóa và dịch vụ, mà còn tăng cường nỗ lực để tiếng nói của mình được lắng nghe và thực hiện mọi việc theo cách của mình.

Suy thoái kinh tế của Trung Quốc đã tạo ra những biến động khác; đất nước càng trở nên quyết tâm hơn nữa trọng việc thể hiện sự ảnh hưởng trong APEC.

Những nỗ lực nhằm vực dậy nền kinh tế toàn cầu mang đặc điểm Trung Quốc là “giấc mơ chung” và “sự thịnh vượng chung”, cho thấy Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi một trật tự thế giới “hài hòa” bằng cách đặt lợi ích của mình lên trên các lợi ích khác.

Trung Quốc đã và đang nghĩ ra nhiều cách để mở rộng sáng kiến Vành đai và Con đường, hiện được khuếch đại thành ba sáng kiến toàn cầu lớn về “an ninh, phát triển và văn minh”.

Trung Quốc nhìn thấy những lợi ích kinh tế và chính trị to lớn trong việc chuyển đổi nhanh chóng APEC và củng cố trật tự thế giới mới.

Mỹ và Trung Quốc có lợi ích kinh tế đáng kể ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi chiếm gần 40% dân số thế giới và chiếm gần một nửa thương mại toàn cầu.

Theo thống kê của chính phủ Mỹ, 7 nước APEC nằm trong số 10 đối tác thương mại hàng đầu của nước này. Mỹ xuất khẩu 60% hàng hóa sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tương tự, khu vực này chiếm hơn 60% thương mại toàn cầu của Trung Quốc và thậm chí còn chiếm tỷ trọng cao hơn trong dòng vốn nước ngoài chảy vào khu vực.

Sức sống kinh tế của khu vực đang bị căng thẳng do sự cạnh tranh giữa các khuôn khổ kinh tế đa phương khác nhau xuất hiện trong những năm gần đây.

Cơ cấu kinh tế khu vực của APEC hiện đang vướng vào các cuộc cạnh tranh địa chính trị do các cấu trúc mới được tạo ra chỉ đưa ra những tuyên bố không tưởng về nhu cầu phát triển của khu vực, cho dù đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) do Trung Quốc dẫn đầu và được thành lập vào năm 2012 hay Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) do Hoa Kỳ lãnh đạo, được thành lập vào năm 2022.

Cuộc khủng hoảng nguồn cung năng lượng và những cú sốc về giá từ việc Nga xâm chiếm Ukraine đã tạo ra nhiều hạn chế đối với thương mại năng lượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Với khả năng tiếp cận của châu Âu đối với các đường ống dẫn khí đốt của Nga sụt giảm đáng kể, điều này làm tăng áp lực lên các quốc gia nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng lớn của APEC trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng trong nội địa.

Khu vực APEC hiện tiêu thụ 60% năng lượng trên toàn thế giới và con số này dự kiến sẽ tăng lên 80% vào năm 2050 do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng. Điều này có thể dẫn đến sự phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch nếu không tìm được nguồn năng lượng sạch thay thế.

Trong khi quá trình chuyển đổi năng lượng sạch là rất quan trọng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, thì căng thẳng địa chính trị có thể tác động đến hợp tác năng lượng sạch.

Ví dụ, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng ở châu Á Thái Bình Dương khi Trung Quốc thống trị lĩnh vực này với 60% sản lượng trên toàn thế giới và 85% công suất chế biến.

Do đó, với năng lực xuất khẩu lithium của Australia và sản lượng niken của Indonesia, Mỹ đang tìm cách xây dựng chuỗi cung ứng thay thế độc lập với Trung Quốc.

Các lỗ hổng trong chuỗi cung ứng đã củng cố việc sử dụng than nhiều hơn để sản xuất năng lượng, ảnh hưởng đến nỗ lực khử carbon ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Các vấn đề về an ninh cũng đang tồn tại. Với xu hướng sửa đổi của Trung Quốc ngày càng hướng tới quyền bá chủ khu vực và những nỗ lực của Mỹ nhằm ngăn chặn, cấu trúc an ninh khu vực hiện nay chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh Mỹ - Trung.

Khi Trung Quốc tuyên bố quyền bá chủ khu vực và toàn cầu, Mỹ tìm cách ngăn chặn Trung Quốc thách thức quyền thống trị của mình. Các thành viên APEC sẽ là một khía cạnh không thể thiếu trong tuyên bố nắm giữ vai trò lãnh đạo toàn cầu của họ.

Cả Trung Quốc và Mỹ đều đang nỗ lực phát triển quan hệ thương mại, điều này có thể cản trở triển vọng của APEC. Các thành viên APEC khác phải đối mặt với câu hỏi về quản trị toàn cầu và trách nhiệm của các cường quốc đối với các quốc gia đang phát triển và nghèo trong khu vực.

Các quốc gia APEC hiểu rằng chủ nghĩa bảo hộ và các hoạt động thương mại không công bằng không giúp ích gì cho cả hai cường quốc cũng như khu vực. Trong bối cảnh phải thực hiện những cử chỉ khéo léo để tránh gây xung đột với Trung Quốc và Mỹ,  sự kết hợp các mối quan hệ tiểu vùng và nhỏ hứa hẹn mang lại lợi ích cho khu vực.

Các cường quốc nhỏ hơn đáng kể trong APEC mong muốn có một Vành đai Thái Bình Dương tự do và theo đuổi các lợi ích kinh tế của hội nhập.

Các thành viên APEC đang tự hỏi sự cạnh tranh giữa các siêu cường sẽ đi về đâu khi Trung Quốc và Mỹ tranh giành ảnh hưởng, điều này có thể không phục vụ mục đích thực sự của diễn đàn. Siêu khu vực như vành đai Thái Bình Dương có nhiều hứa hẹn và cần có sự xem xét lại đáng kể về cách thức vận hành.

*Aravind Yelery, Tiến sĩ là Phó Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Á thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Jawaharlal Nehru.

Nguồn: Eco Business

Từ khóa: APEC, cạnh tranh, siêu cường, ảnh hưởng, bá chủ khu vực

Chuyên mục RCEP

Menu

Lượt truy cập

007600083
Go to top