Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtWTOPhân tích - Bình luậnViệc quan trọng Biden làm trong trường hợp tiến hành cải tổ WTO

Việc quan trọng Biden làm trong trường hợp tiến hành cải tổ WTO

port of seattle

Một trong số các báo cáo đáng đọc gần đây là nghiên cứu có tựa đề “Cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Những tranh chấp và vấn đề quan trọng cần bàn cãi” của Vụ Khảo cứu Quốc hội (CSR). Đây là một tài liệu được công bố kịp thời, ngay trước thềm cuộc họp cấp bộ trưởng của WTO vào mùa thu này. Trong cuộc họp sắp tới, số phận của cơ quan phúc thẩm (AB) sẽ được bàn kỹ. Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong trường hợp Hoa Kỳ muốn nghiêm túc hóa việc cải tổ WTO.

Từ lâu, Hoa Kỳ đã bày tỏ quan ngại của lưỡng đảng về cách AB tiến hành các công việc trong phạm vi của mình. Nghiên cứu của CSR đã tiến hành khảo sát những ý kiến bày tỏ sự phàn nàn dành cho AB, bao gồm tính hợp thời của các phán quyết cho đến các câu hỏi về giá trị tiền lệ của chúng. Chính quyền Obama đã khéo léo khước từ một số cuộc làm việc với AB, trong khi chính quyền Trump sau đó khiến mọi thứ trở nên gay gắt hơn khi hoàn toàn ngăn chặn sự hoạt động của cơ quan này vào cuối năm 2019. Tới thời của chính quyền Biden, dường như tân Tổng thống không quá vội vàng trong việc thay đổi tình trạng này hoặc đề xuất bất kỳ cải cách nào. Điều này cũng phần nào gây trở ngại cho việc tái tương tác với các đồng minh của Hoa Kỳ.

Những gì bị đe dọa?

WTO vận hành một hệ thống tư pháp hai cấp để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Đầu tiên, Ban hội thẩm đặc biệt xét xử vụ việc; sau đó, phán quyết của Ban hội thẩm có thể được kháng nghị lên AB – cơ quan ra phán quyết cuối cùng. Gần 70% phán quyết của Ban hội thẩm bị kháng cáo. Nhiệm vụ của AB là làm rõ các quy tắc, giúp các vụ việc tương tự xảy ra sau đó trở nên dễ dự đoán hơn, thông qua việc sửa chữa các lỗi trong quá trình diễn giải pháp lý của ban hội thẩm.

Vậy, vấn đề ở đây là gì?

Câu trả lời là, do Hoa Kỳ chưa bao giờ cho rằng các kết quả phán quyết khiến cho giao dịch thương mại dễ dự đoán hơn phù hợp với lợi ích của đất nước. Thay vào đó, câu hỏi được đặt ra là liệu khả năng dự đoán có giúp thương mại được tiến hành thuận lợi và đúng đắn hay không? Việc Hoa Kỳ lên án một số phán quyết của AB là vì lo ngại những phán quyết này đã “chốt” các câu trả lời sai khi dẫn chiếu các tiền lệ. Tuy nhiên, sau khi WTO nhượng bộ, mọi thứ vẫn như vậy. Vậy thì vấn đề thực sự là gì?

Hoa Kỳ khiếu nại về hoạt động tư pháp, không phải về tiền lệ án. Theo nghiên cứu, dù có hoặc không có AB, cũng không thể chắc chắn rằng các phán quyết trong quá khứ sẽ không ảnh hưởng đến các phán quyết trong tương lai. Nói một cách dễ hiểu, Hoa Kỳ không muốn là các phán quyết của AB tạo ra luật mới.

Tuy nhiên, thực sự thì điều này có xảy ra hay không?

WTO cấm các cơ quan hoạt động tư pháp nhưng lại thiếu cơ chế để xử lý các trường hợp vi phạm quá mức trên thực tế. Dù vậy, chính Hoa Kỳ cũng bị cáo buộc là tiếp cận quá mức trong một số ít trường hợp, điển hình là phương pháp xác định để áp thuế chống bán phá giá của nước này, được gọi là “zeroing”.

Bài học kinh nghiệm khi nghiên cứu án lệ là cần có sự cân bằng giữa việc đảm bảo khả năng dự đoán và sửa lỗi, hoặc điều chỉnh “cách giải thích mới cho phù hợp với các tình huống thực tế mới”. Thêm vào đó, không phải tất cả các phán quyết được nghiên cứu từ những “câu trả lời đúng” khác nhau đều là bằng chứng về hoạt động tư pháp.

Tuy nhiên, dù sao đây cũng có vẻ là chi tiết vụn vặt, thường không giành được sự ủng hộ chính trị vào thời điểm COVID-19 đang làm cả thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề trong việc đảm bảo chuỗi cung ứng và vật lộn với các hoạt động bóp méo thị trường của Trung Quốc - vốn là các chủ đề nóng trên bàn nghị sự. Điều này chỉ thay đổi khi Biden nghiêm túc về việc cải tổ AB.

Tất nhiên, có lẽ sẽ có nhiều người thậm chí cổ vũ cho một cuộc họp thất bại. Song, hãy nhớ rằng, chương chính trong nhiều thỏa thuận thương mại tự do của Hoa Kỳ được “kết hợp” với văn bản của WTO, có nghĩa là sẽ dựa trên án lệ của WTO. Nếu AB không thể hoạt động trở lại, thì phần quan trọng của Thỏa thuận Hoa Kỳ-Mexico-Canada và các thỏa thuận thương mại tự do khác của Hoa Kỳ cũng sẽ chịu ảnh hưởng.

Nguồn: The Hill

Từ khoá: WTO, phán quyết, hoạt động tư pháp, ủng hộ, chuỗi cung ứng, ảnh hưởng

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387414
Go to top