Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

WTO: các quyết định và ràng buộc

WTO32

Việc chọn bà Ngozi Okonjo-Iweala, quốc tịch Nigeria, làm Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), có ý nghĩa quan trọng vì ít nhất hai lý do. Bà là người phụ nữ đầu tiên đứng đầu WTO, tổ chức được thành lập vào năm 1995 với tư cách là một trong ba tổ chức hàng đầu về quản trị kinh tế toàn cầu. IMF cũng đã được lãnh đạo bởi một phụ nữ. Việc bổ nhiệm Okonjo-Iweala có thể được coi là một dấu hiệu nữa về việc thế giới ngày càng tăng trao quyền cho phụ nữ và xóa bỏ các rào cản về giới mà trong nhiều thế kỷ đã ngăn cản phụ nữ đảm nhận các công việc chiến lược.

Bà Ngozi Okonjo-Iweala cũng là người châu Phi đầu tiên đứng đầu tổ chức này. Châu Phi là lục địa nghèo nhất trên thế giới, việc bổ nhiệm một người Châu Phi vào một trong những văn phòng hàng đầu về điều hành kinh tế toàn cầu là một điềm tốt, đặc biệt khi xét đến việc quyết định trên  được thực hiện theo nguyên tắc đồng thuận (tức là tất cả các nước thành viên WTO đều đồng ý với quyết định bổ nhiệm trên).

Okonjo-Iweala đã làm nên lịch sử khi là người phụ nữ đầu tiên và người châu Phi đầu tiên đứng đầu WTO. Tuy nhiên, có lẽ bà sẽ thích được nhớ đến như một người đã giúp đưa WTO thoát khỏi một cuộc khủng hoảng. Trên thực tế, sự bế tắc kéo dài vài tháng qua trong việc lựa chọn Tổng Giám đốc mới cho WTO đã phản ánh tình trạng khó khăn mà tổ chức gồm 164 thành viên đã gặp phải trong những năm gần đây. Chắc chắn là, cuộc khủng hoảng diễn ra trước cả khi nước Mỹ được dẫn dắt bởi cựu tổng thống Donald Trump, người đã chỉ trích rất nhiều tổ chức và thỏa thuận quốc tế, bao gồm cả WTO. Mặc dù Trump là người đã làm suy yếu hiệu lực của WTO bằng cách phản đối chủ nghĩa đa phương và áp đặt các hành động đơn phương, tổ chức này vốn đã rơi vào tình trạng hỗn loạn từ rất lâu trước khi Trump xuất hiện. Để đánh giá đúng tình trạng khó khăn hiện tại của WTO, điều cấp thiết là phải xem xét lại lý do tồn tại của tổ chức này.

WTO ra đời để thúc đẩy thương mại quốc tế theo ba cách chính: (a) tự do hóa thương mại hơn bằng cách dỡ bỏ các rào cản đối với dòng hàng hóa và dịch vụ xuyên biên giới; (b) thúc đẩy tính minh bạch và công bằng bằng cách bắt buộc các thành viên phải công bố các biện pháp hành pháp hoặc lập pháp liên quan đến thương mại một cách kịp thời và tránh các hành vi thương mại không công bằng, chẳng hạn như vi phạm quyền sở hữu trí tuệ (IPR) và bán phá giá; và (c) và làm cho thương mại thông suốt bằng cách cắt giảm thời gian và chi phí thực hiện các giao dịch quốc tế.

Vì vậy, điều lệ WTO quy định ba chức năng chính của tổ chức: Chức năng đầu tiên là chức năng hành pháp, bao gồm quản lý các hiệp định của WTO. Các hiệp định này, liên quan đến thương mại hàng hóa, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ, đặt ra một hệ thống dựa trên quy tắc bằng cách tạo ra cả quyền và nghĩa vụ ràng buộc về mặt pháp lý cho các chính phủ thành viên. Các thỏa thuận này rất toàn diện về phạm vi. Ý tưởng cơ bản là khuyến khích các thành viên theo đuổi các chính sách thương mại tự do.

Chức năng thứ hai là bán tư pháp và theo sau chức năng đầu tiên. Nếu một thành viên không đáp ứng các nghĩa vụ của mình; hoặc luật trong nước hoặc các hành động hành pháp của nước đó không phù hợp với bất kỳ quy định pháp luật nào của WTO mà chúng làm suy yếu các quyền tương ứng của một thành viên khác, thành viên đó có thể kiện vi phạm đó. Để đạt được mục tiêu này, tổ chức cần có một hệ thống giải quyết tranh chấp được cấu trúc tốt.

Vì tự do hóa thương mại là một quá trình liên tục, nên chức năng thứ ba của WTO là đóng vai trò như một diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương nhằm mục đích kéo giảm hơn nữa các rào cản đối với thương mại. Trong những năm gần đây, chức năng này của WTO rơi vào tình trạng ảm đạm, khiến nó giống như một tổ chức xiêu vẹo. Điều này đã khiến nhiều người thậm chí đặt câu hỏi về lý do tồn tại của nó.

Giống như Liên Hiệp Quốc (LHQ), WTO là một tổ chức do các thành viên điều hành. Các hành vi khuyến khích và trừng phạt của các tổ chức đó phản ánh các ưu tiên của các nước thành viên. Hiệu quả của các tổ chức này phụ thuộc vào cam kết của các thành viên đối với các mục tiêu của tổ chức. Nếu LHQ không giải quyết được các vấn đề nổi cộm như Kashmir và Palestine hoặc bị lợi dụng để xâm lược Iraq, thì trách nhiệm về những hành vi đáng nghi vấn đó thuộc về các thành viên. Khi vào năm 2010, các cường quốc quyết định rằng Iran cần bị trừng phạt vì chương trình hạt nhân của mình, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (UNSC) đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Vào năm 2015, khi các cường quốc cùng ký kết thỏa thuận hạt nhân với Iran, Liên Hợp Quốc đã làm theo bằng cách dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Sẽ là phi lý nếu cho rằng trong trường hợp những người khác nhau đứng đầu Ban Thư ký LHQ vào những thời điểm quan trọng, thì cơ quan thế giới sẽ hành động khác. Thành công cũng như thất bại của LHQ đến từ các thành viên. Vai trò của ban thư ký là điều phối giữa các thành viên và thực hiện các quyết định của họ.

Điều này cũng xảy ra với WTO, nhưng có một điểm khác biệt quan trọng trong việc ra quyết định giữa hai tổ chức. Trong UNSC, năm thành viên có quyền phủ quyết và các quyết định được đưa ra bởi đa số, miễn là không có quyền phủ quyết nào. Trong WTO, mọi quyết định đều được đưa ra bởi sự đồng thuận và vì vậy mọi thành viên đều có quyền phủ quyết một quyết định sắp xảy ra. Do đó, việc ra quyết định trong WTO là hoàn toàn dân chủ, vì không có thành viên nào có đặc quyền.

Nhưng điều này không loại trừ trò chơi quyền lực trong WTO. Về lý thuyết, bất kỳ thành viên nào bỏ phiếu bất đồng đều có thể làm chao đảo con thuyền của các thành viên còn lại. Trên thực tế, các nền kinh tế lớn hoặc liên minh các quốc gia ngăn cản việc ra quyết định. Tự do hóa thương mại có cả người thắng và người thua và mọi nền kinh tế đều có cả những lĩnh vực hiệu quả và kém hiệu quả, những lĩnh vực này đều mong muốn mở cửa và bảo vệ tương ứng. Điều này dẫn đến xung đột lợi ích vì lợi ích của một thành viên hoặc một nhóm thành viên có thể đại diện cho sự mất mát của những nước khác.

Các liên minh khác nhau, với các lợi ích thường chồng chéo nhau, vẫn hợp tác với nhau trong WTO. Ví dụ, các nước đang phát triển nói chung rất muốn bảo vệ các lĩnh vực sản xuất của họ. Hầu hết các nền kinh tế phát triển, đặc biệt là Mỹ, các nước Tây Âu và Nhật Bản, đều mong muốn bảo vệ các ngành nông nghiệp tương đối kém hiệu quả của họ thông qua trợ cấp và thuế quan. Các trường hợp ngoại lệ là Australia và New Zealand, những quốc gia sẽ được hưởng lợi nhiều nhất nếu thương mại nông nghiệp được tự do hóa. Tương tự như vậy, các nước đang phát triển dồi dào lao động đang mong muốn người lao động của họ tiếp cận nhiều hơn với thị trường các nước phát triển, trong khi lợi ích của các nước phát triển là tập trung vào việc tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp đa quốc gia của họ.

Trong WTO còn có những nước kém phát triển nhất (LDC), những nước này được xem là những người “đi xe không trả tiền”: vì họ được hưởng nhiều quyền lợi nhưng lại được miễn thực hiện gần như tất cả các nghĩa vụ tương ứng. Vì vậy, nhóm các nước này có động cơ ngăn cản WTO thông qua các thỏa thuận mới, có như vậy mới đảm bảo rằng họ tiếp tục được hưởng quy chế ưu đãi của mình. Và người trả giá là các nước đang phát triển. Ví dụ, các nước đang phát triển như Pakistan mong muốn các nước phát triển dỡ bỏ thuế quan tương đối cao đối với các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, chẳng hạn như hàng dệt và may mặc. Nhưng các nước LDC như Bangladesh, vốn đã phát triển mạnh nhờ quyền tiếp cận miễn thuế vào thị trường các nước phát triển, lại chống lại các động thái đó. Các nước LDC đã góp phần không nhỏ vào sự bế tắc trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương.

Thương mại phản ánh hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống. Nó cũng phản ánh sự đánh đổi giữa các nhóm lợi ích đang cạnh tranh nhau. Khi một quốc gia mở cửa thị trường, quốc gia đó không chỉ mở cửa nền kinh tế và lực lượng lao động của mình trước sự cạnh tranh của nước ngoài mà còn phơi bày văn hóa và thể chế của mình trước những ý tưởng xa lạ. Một vấn đề thậm chí còn lớn hơn hiện nay là việc chia sẻ dữ liệu của công dân với các ứng dụng và công nghệ lớn của nước ngoài cũng như những ảnh hưởng có thể có của nó đối với quyền riêng tư cá nhân cũng như an ninh và chủ quyền quốc gia. Đôi khi, những lo ngại như vậy là thật; đôi khi là vô căn cứ. Nhưng những người quyết định liệu những lo ngại có thực chất hay vô căn cứ lại thường đại diện cho các nhóm lợi ích cạnh tranh.

Đại dịch Covid-19 cũng đang tác động xấu đến WTO. Mặc dù đại dịch đã nhấn mạnh sự cần thiết phải có phản ứng đa phương đối với các thách thức toàn cầu, nhưng trên thực tế, chủ nghĩa bảo hộ đang thu được lợi nhuận khi các quốc gia tìm cách vực dậy nền kinh tế đang chùng xuống. Do đó, trong khi người ta chúc cho người đứng đầu WTO mới thành công, thì các thành viên của tổ chức, chứ không phải nhân viên của ban thư ký, mới là người sẽ cứu vãn WTO – mà nhiều người tin rằng đang rơi vào tình cảnh hấp hối.

Nguồn: The News       

Từ khóa: mọi khía cạnh, nhóm lợi ích, mở cửa thị trường, vực dậy nền kinh tế, ban thư ký, WTO

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386657
Go to top