Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

New Zealand ký Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực

rcep 19.3.21

Bài viết này thảo luận về tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế khu vực (RCEP) đến vấn đề chỉ dẫn địa lý (GIs) và nguồn kiến thức truyền thống của tộc người Maori tại New Zealand.

Diễn biến

Ngày 15/11/2020, 15 nước đã ký kết RCEP, bao gồm Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Úc và New Zealand. Những quốc gia này chiếm 30% dân số và 30% GDP toàn cầu.

RCEP sẽ dỡ bỏ thuế quan áp dụng đối với hàng loạt hàng hóa từ New Zealand, giải quyết vấn đề hàng rào phi thuế quan, tăng cường các quy tắc về cạnh tranh cũng như tạo lập những thỏa thuận chung liên quan đến thương mại dịch vụ và tiếp cận thị trường. Nội dung trong RCEP hướng đến việc thúc đẩy thương mại, giảm thủ tục hành chính, tăng cường minh bạch trong hoạt động đầu tư cũng như hiện đại hóa quan hệ giao thương.

Tác động của RCEP đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ

RCEP hướng đến giảm những rào cảo trong hoạt động thương mại và đầu tư thông qua thiết lập các quy tắc liên quan đến tạo lập, sử dụng, bảo hộ và thực thi hệ thống quyền về sở hữu trí tuệ (IP). Hầu hết nghĩa vụ áp dụng với 15 quốc gia thành viên RCEP trong lĩnh vực này tương tự như nội dung họ đã cam kết trong Thỏa thuận về Những quyền trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) khi gia nhập WTO.

Tuy vậy, những quy định về GIs tại RCEP đặt ra những tiêu chuẩn cao hơn so với TRIPs, theo đó bắt buộc 15 nước thành viên phải ban hành và thực thi nghĩa vụ về đảm bảo quy trình phù hợp và minh bạch nhằm bảo hộ các chỉ dẫn địa lý đặc thù tại từng quốc gia.

RCEP cũng tái khẳng định cam kết quốc tế về quyền và lợi ích của tộc người bản địa về nguồn gen, kiến thức truyền thống, văn học dân gian (GRTKF) đồng thời đảm bảo sự tính tự chủ cho New Zealand trong quá trình ban hành và thực hiện các chính sách GRTKF phù hợp nhất nhằm bảo vệ nguồn kiến thức truyền thống của người Maori bản địa.

Những nghĩa vụ liên quan đến GIs được đề cập trong RCEP

RCEP yêu cầu các quốc gia thành viên:

•           Xử lý những hồ sơ đề xuất về GIs trên cơ sở quy trình và thể thức phù hợp

•           Đảm bảo những hồ sơ đề xuất GI được công khai lấy ý kiến và góp ý hoàn thiện

•           Đảm bảo quy trình, thủ tục hủy bỏ những GI đã được công nhận

•           Cho phép một đề xuất GI có thể bị từ chối vì liên quan đến yếu tố thông lệ chung

•           Đảm bảo các GI được bảo hộ thông qua những hiệp định quốc tế được công khai để lấy ý kiến.

New Zealand hiện tại đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU). Theo nội dung dự thảo, EU đã đề nghị New Zealand công nhận một danh sách khoảng 2,200 sản phẩm rượu và thực phẩm là chỉ dẫn địa lý tại quốc đảo này, bao gồm tên gọi “Roquefort” đối với pho mát, “Aceto Balsamico di Modena” đối với giấm và “Proscuitto di Parma” đối với dăm bông.

Theo quy định hiện hành của New Zealand, GIs được công khai để lấy ý kiến các bên liên quan trong vòng 3 tháng sau khi đã được cơ quan quản lý chấp thuận chủ trương. Tuy nhiên, theo tài liệu đàm phán được công bố gần đây, phía EU đã yêu cầu 2,200 chỉ dẫn địa lý được liệt kê trong thỏa thuận song phương sẽ không chịu bất kỳ biện pháp tái kiểm định nào trừ khi có yêu cầu chính thức từ phía EU.

Như vậy, có thể nói, RCEP cho phép các quốc gia thành viên thiết lập quy trình xử lý hồ sơ đề xuất GI một cách phù hợp, đảm bảo những chỉ dẫn địa lý được đề cập tại các hiệp định quốc tế được công khai nhằm tiếp nhận ý kiến phản hồi. Do đó, nếu những quy định của RCEP được nội luật hóa tại New Zealand, các bên liên quan sẽ có cơ hội để góp ý điều chỉnh 2,200 chỉ dẫn địa lý đã được công nhận trong hiệp định thương mại giữa EU và New Zealand. Cơ sở để tạo lập ý kiến phản đối những GI đã đăng ký bao gồm ngôn ngữ truyền thống của quốc đảo Úc châu hoặc được đánh giá là có thể gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu thương mại đã được đăng ký trước đây tại New Zealand.

Các nghĩa vụ về GRTKF được đề cập tại RCEP

RCEP yêu cầu 15 nước tham gia ban hành những biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ GRTKF. Hiệp định này cũng đề nghị quốc gia thành viên thực thi một quy trình xét duyệt sáng chế phù hợp, bao gồm:

  • Lưu ý đến vấn đề tri thức truyền thống khi đánh giá về tính mới của những sáng chế đăng ký
  • Tạo cơ hội cho các bên trích dẫn thông tin liên quan đến tri thức truyền thống
  • Tạo lập và sử dụng cơ sở dữ liệu và thư viện điện tử chứa đựng thông tin về tri thức truyền thống.

Buồn thay, nội dung của RCEP chỉ yêu cầu các quốc gia thành viên xây dựng những biện pháp thích hợp để bảo vệ GRTKF thay vì áp đặt nghĩa vụ bảo vệ GRTKF. Tuy vậy, thỏa thuận nêu trên cũng đã ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo hộ yếu tố GRTKF đồng thời đặt ra tiêu chuẩn về tính mới trong quá trình thẩm duyệt đăng ký sáng chế có yếu tố tri thức truyền thống.

Kết luận

RCEP có tác động quan trọng đến quá trình đàm phán hiệp định thương mại tự do EU-New Zealand, đồng thời tái khẳng định cam kết bảo vệ tri thức truyền thống của tộc người Maori đặc biệt trong quá trình xét duyệt sáng chế tại New Zealand.

Nguồn: Lexology

Từ khóa: New Zealand, sáng chế, tri thức truyền thống, RCEP

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387960
Go to top