Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Liệu RCEP sẽ mở ra một năm bội thu thương mại cho Malaysia?

p11 veitnam garment factory 1954473 20210103213826

Sau khi kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), năm 2021 được dự kiến sẽ là năm mở ra một kỷ nguyên thương mại mới cho Malaysia nhờ vào việc gia nhập khối thương mại lớn nhất thế giới chiếm đến 1/3 dân số và gần 30% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Thành viên của Hiệp định bao gồm 10 nước ASEAN (trong đó có Malaysia), Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và New Zealand dự kiến sẽ đóng góp 200 tỉ USD hàng năm cho nền kinh tế toàn cầu vào năm 2030, theo các nhà kinh tế.

Tiến sĩ Yeah Kim Leng, thuộc trường Đại học Kinh doanh Sunway chỉ ra rằng, RCEP, với tư cách là khối thương mại lớn nhất thế giới, thể hiện lập trường của các nước thành viên phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và các lực lượng chống toàn cầu hóa, điển hình là tại Mỹ dưới thời chính quyền Trump.

“Như chúng ta đã từng chứng kiến sự mở rộng thương mại và đầu tư theo khuôn khổ FTA ASEAN– Trung Quốc trong giai đoạn 2010 – 2020, hiệp định RCEP khi đi vào thực thi trong năm 2021 sẽ mang lại cho các nền kinh tế ASEAN một động lực tăng trưởng trong những năm tiếp theo”, ông Yeah nói với tờ SunBiz.

Ông Yeah cũng nhận định rằng RCEP, tiếp nối sự ra đời của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, sẽ là một động lực quan trọng trong hội nhập kinh tế khu vực, đặc biệt với việc Trung Quốc dự kiến sẽ vượt qua Mỹ và trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập kỷ này.

Ông cho biết, hiệp định thương mại này khó có thể dẫn đến hội nhập kinh tế và chính trị như của EU vì sự khác biệt giữa các thành viên về bối cảnh xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế.

Tuy nhiên, RCEP được kỳ vọng sẽ là một tổ chức quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế năng động của châu Á, vì đây là khu vực phục hồi nhanh nhất sau đại dịch Covid-19, cũng như là khu vực phát triển nhanh nhất trong những năm tới.

Cùng với đà phát triển này, giáo sư Yeah khuyến nghị chính phủ Malaysia tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, giảm bất ổn chính trị và củng cố bộ máy chính phủ để hỗ trợ thành lập các trung tâm chuỗi cung ứng.

Để tận dụng tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên và đất đai rộng lớn, việc tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng cơ bản và hạ tầng số chất lượng là điều quan trọng để trở thành trung tâm sản xuất khu vực, trung tâm hậu cần và phân phối, từ đó mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thông qua hiệu ứng quần tụ và hiệu ứng quy mô, ông nói.

Hiện nay, mức thuế nhập khẩu mà các đối tác RCEP ngoài ASEAN đang áp dụng cho Malaysia nhìn chung ở mức thấp, dao động ở mức 10,35% đối với Trung Quốc, 1,52% đôi với Nhật Bản, 4% đối với Úc và 1,88% đối với New Zealand.

Trong bối cảnh này, ông Yeah nhấn mạnh việc tạo môi trường thuận lợi cho thương mại và dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan theo RCEP sẽ thúc đẩy đa dạng hàng hóa xuất khẩu của Malaysia.

Theo ông Yeah, hầu hết các ngành sản xuất và các ngành hàng chủ lực sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường xuất nhập khẩu, tuy nhiên với sự mở cửa thương mại của Malaysia đối với hầu hết hàng hóa cho thấy rằng hiệp định thương mại RCEP sẽ không gây xáo trộn.

Một số ngành công nghiệp được bảo hộ như ô tô, sắt thép sẽ phải thích ứng mạnh mẽ hơn với áp lực cạnh tranh khi RCEP có hiệu lực đầy đủ.

Nhà kinh tế trưởng Anthony Dass thuộc AmBank Research lưu ý, hầu hết các nước trong khối RCEP đều đã kí các hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương trước đó. Do đó, tác động của RCEP lên thương mại chủ yếu đến từ các quốc gia chưa có FTA song phương, như là Trung Quốc – Nhật Bản và Nhật Bản – Hàn Quốc.

Tuy nhiên, ước tính có đến 90% giao dịch hàng hóa trong khối sẽ đạt được mức thuế suất bằng 0, ngoại trừ một số mặt hàng nông sản và hàng hóa nhạy cảm khác, theo ông Dass.

Tại Malaysia, ông dự đoán hiệp định sẽ mang lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực như sản xuất và dịch vụ, ngân hàng và tài chính, ICT, điện và điện tử, hóa chất và sản phẩm hóa chất, sản phẩm cao su, sản phẩm nhựa cũng như máy móc và thiết bị.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp dệt may dự kiến sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các nhà sản xuất có chi phí thấp hơn trong RCEP như Việt Nam. Sự cạnh tranh cũng sẽ diễn ra trong ngành công nghiệp gỗ và sản phẩm gỗ, chuyên gia kinh tế trưởng cho biết.

Nguồn: The Sun Daily

Từ khóa: RCEP, ngành hàng chủ lực, cạnh tranh gay gắt, gây xáo trộn, sản xuất và dịch vụ

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371822
Go to top