Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

RCEP: Thỏa thuận đầy tham vọng nhằm thúc đẩy thương mại trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

C2

1/3 GDP toàn cầu: đó là quy mô kinh tế của tất cả các nước tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Bao gồm toàn bộ các nước thành viên ASEAN, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, RCEP là thỏa thuận thương mại lớn nhất từng được ký kết, với dân số lên tới 2,3 tỷ người.

Các cuộc thảo luận RCEP đã bắt đầu được khởi động từ năm 2012, và sau 8 năm với nhiều vòng đàm phán, thỏa thuận cuối cùng đã được ký kết vào ngày 15 tháng 11 năm 2020. RCEP dự kiến ​​sẽ được phê chuẩn và có hiệu lực vào cuối năm 2021.

Trong điều kiện bình thường, thỏa thuận này đã cực kỳ quan trọng; tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, RCEP còn có một tầm quan trọng khác, đó là kích thích tăng trưởng cho một thế giới đang khao khát hồi phục.

Hiệp định này hướng tới giảm thiểu rõ rệt các rào cản thương mại trong khu vực, và hầu hết các doanh nghiệp từ lớn đến nhỏ trên toàn bộ châu Á đều có khả năng mở rộng cơ hội thông qua RCEP. Nhưng lợi ích lớn nhất sẽ thuộc về những ai dành thời gian tìm hiểu các điều kiện của thỏa thuận và ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp của họ.

Vậy thỏa thuận RCEP là gì?

Trước khi RCEP được ký kết, đã có sẵn một số hiệp định thương mại giữa ASEAN và một số quốc gia ở Châu Á-Thái Bình Dương, và mặc dù RCEP không thay thế tất cả các hiệp định này, nhưng nó giúp thống nhất một số hiệp định thành một hiệp định chung, tạo ra một cách tiếp cận quy cửu hơn để tiến hành thương mại trong khu vực và loại bỏ cái gọi là ‘hiệu ứng bát mì’ của việc có quá nhiều thỏa thuận và những thỏa thuận này đôi khi chồng chéo nhau.

Một khía cạnh quan trọng của RCEP là việc xóa bỏ thuế quan đối với ít nhất 92% sản phẩm, một số sản phẩm sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực và một số sản phẩm sẽ được xóa bỏ thuế sau một vài năm. Điều này sẽ làm giảm đáng kể chi phí vận chuyển của nhiều loại hàng hóa khi lưu thông trong khối.

Nhưng lợi ích được cho là đáng kể nhất của RCEP sẽ là quy tắc xuất xứ cộng gộp. Thông thường, để một sản phẩm đủ điều kiện được miễn thuế cụ thể theo một hiệp định thương mại, một phần nhất định của sản phẩm đó phải được chứng nhận là được ‘sản xuất’ tại nước xuất khẩu. Và một sản phẩm có được coi là có xuất xứ từ một quốc gia cụ thể hay không lại phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau dọc theo chuỗi cung ứng.

Điều này có thể là thách thức trong trường hợp một hiệp định song phương chỉ liên quan đến hai nền kinh tế, nhưng trong RCEP, việc xác định hàng hóa có xuất xứ trở nên dễ dàng hơn; miễn là một tỷ lệ nhất định của hàng hóa xuất khẩu được làm từ nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc từ bất kỳ nước nào trong số 15 nước thành viên của khối, thì hàng hóa đó sẽ đủ điều kiện để được miễn thuế nhập khẩu.

Quan trọng hơn, doanh nghiệp chỉ cần một chứng nhận xuất xứ RCEP duy nhất theo mẫu đã được thống nhất để vận chuyển hàng hóa đến bất kỳ đâu trong khối, giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp trong khâu thủ tục.

RCEP cũng có các điều khoản liên quan đến cạnh tranh, bao gồm các quy tắc nhằm ngăn chặn hành vi cản trở cạnh tranh công bằng trong toàn khối, đồng thời cho phép từng thị trường duy trì một số miễn trừ nhất định trên cơ sở chính sách công hoặc lợi ích công.

Tại sao đây là một chiến thắng cho các doanh nghiệp và nền kinh tế?

Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng chỉ riêng trong năm 2030, RCEP sẽ tạo ra thêm thu nhập trị giá 186 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.

Thông qua việc hạ thấp đáng kể các rào cản thương mại giữa các quốc gia thành viên, hiệp định sẽ mở đường cho sự hợp tác và hội nhập khu vực lớn hơn, cho phép các quốc gia xây dựng thế mạnh của mình đồng thời lấp đầy khoảng trống về năng lực bằng cách bắt tay với các thị trường khác.

Một bộ quy định thương mại thống nhất chung giúp các doanh nghiệp không phải tuân theo nhiều bộ quy tắc khác nhau khi giao dịch với các quốc gia khác nhau trong khối - một điều đặc biệt quan trọng trong bối cảnh tỷ lệ thương mại nội khối của châu Á rất cao.

Mặc dù nhiều loại hàng hóa và dịch vụ được loại bỏ thuế quan, tỷ lệ là không đồng nhất; có một số quốc gia và ngành công nghiệp (ví dụ, nông sản là một lĩnh vực mà một số thị trường đã tìm cách làm chậm hoặc giảm thiểu việc giảm thuế) sẽ giảm thuế ít hơn, và với lộ trình dài hơn.

Ngoài việc giúp tạo ra môi trường kinh doanh dễ dàng hơn cho doanh nghiệp, RCEP còn có khả năng thúc đẩy tạo ra các chuỗi cung ứng mới cho khu vực, đồng thời củng cố hơn nữa các chuỗi cung ứng hiện có. Thật vậy, có thể sẽ có một số công ty có thể thực hiện tất cả các giao dịch của họ trong khuôn khổ RCEP, có nghĩa là họ sẽ chỉ cần tuân thủ một bộ quy định thương mại.

Chuẩn bị để gặt hái thành công trong khuôn khổ RCEP

Việc ký kết RCEP mang lại cơ hội thương mại xuyên biên giới cho các doanh nghiệp trên khắp châu Á. Đặc biệt, việc mở ra một loạt các thị trường gần nhau về mặt địa lý sẽ hữu ích cho các doanh nghiệp nhỏ, giúp các doanh nghiệp này lần đầu tiên thâm nhập vào thị trường quốc tế.

Mặc dù vậy, thành công không phải là điều chắc chắn, và để đảm bảo rằng các doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa thỏa thuận này đòi hỏi một lập kế hoạch hậu cần cẩn thận.

Ví dụ: mặc dù RCEP có quy mô lớn, thỏa thuận này không đi xa như một số thỏa thuận thương mại khác trong việc loại bỏ các rào cản thương mại, và như vậy, sẽ có một số doanh nghiệp và một số ngành có khả năng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn những doanh nghiệp và ngành khác, tùy thuộc vào sản phẩm xuất khẩu và thị trường xuất khẩu dự định.

Cũng có trường hợp, thỏa thuận thương mại hiện tại giữa hai quốc gia đưa ra các điều khoản tốt hơn so với các điều khoản được quy định trong RCEP, vì vậy một số doanh nghiệp có thể tận dụng các khuôn khổ thương mại khác nhau cho các lô hàng khác nhau, tùy thuộc vào sản phẩm và thị trường xuất khẩu.

Do đó, các doanh nghiệp có thể yêu cầu sự hỗ trợ của các chuyên gia thương mại, những người có thể giúp họ vạch ra các phương án nào là khả thi nhất.

Trước nhu cầu đa dạng hóa và củng cố chuỗi cung ứng - vốn đã trở thành ưu tiên của nhiều doanh nghiệp trên thế giới sau đại dịch, RCEP sẽ cung cấp cơ hội để cải tổ các mô hình hiện có theo hướng linh hoạt hơn, hoặc thậm chí phát triển ra những mô hình hoàn toàn mới.

Thậm chí, các doanh nghiệp có thể phát triển ra một chuỗi cung ứng dành riêng cho RCEP, tức là tất cả các mắt xích trong chuỗi cung ứng đó đều nằm trong biên giới của khối để đơn giản hóa thủ tục và giảm thiếu chi phí vận chuyển hàng hóa. Đây sẽ là một giải pháp thay thế hiệu quả với các ưu điểm là gần gũi về mặt địa lý và nguồn cung ứng đáng tin cậy hơn.

Việc ký kết hiệp định thương mại lớn nhất thế giới là tin vui đối với các nền kinh tế trên khắp Châu Á-Thái Bình Dương. Sau khi được phê chuẩn, RCEP có tiềm năng to lớn để trở thành chất xúc tác cho các doanh nghiệp trên khắp Châu Á-Thái Bình Dương sẵn sàng mở ra các cơ hội xuyên biên giới mới.

Và với việc thỏa thuận sắp có hiệu lực, bây giờ là thời điểm thích hợp để xây dựng kế hoạch.

Nguồn: Business Times

Từ khóa: hiệp định RCEP, thương mại, châu Á- Thái Bình Dương

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387934
Go to top