Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Tại sao RCEP là một thỏa thuận quan trọng

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được ký kết hôm 15/11 có ý nghĩa quan trọng với 15 thành viên cũng như toàn thế giới. Thỏa thuận này không chỉ là một phiên bản hiệp định thương mai ASEAN+1 mà có tầm bao phủ rộng khắp thể hiện qua những cam kết sâu về tự do hóa thương mại.

Thỏa thuận đã nêu có tầm vóc lớn trên bình diện toàn cầu hóa. Các quốc gia thành viên RCEP đã thể hiện cam kết tiếp tục hội nhập kinh tế.

Cụ thể hơn, hiệp định mới tạo lập sẽ giúp thiết lập một cơ chế mở giao thương giữa Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc – những nước trước kia chưa từng tồn tại một hiệp định thương mại chung.

RCEP có 5 đặc trưng quan trọng

Hiệp định sẽ thúc đẩy hệ thống chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). GVCs được thiết lập dựa trên hàng loạt điều kiện – đó không chỉ là thuế quan mà còn là đầu tư, dịch vụ, và sở hữu trí tuệ. Tất cả những chủ đề đã nêu đều được đề cập trong RCEP. Với sự hiểu biết sâu sắc về vai trò của các chuỗi gía trị toàn cầu, 15 nước tham gia đều coi GVC là trọng tâm nội dung trong quá trình bổ sung và hoàn thiện thỏa thuận. Bên cạnh đó, những quy định về đầu tư trong RCEP đều được xây dựng theo quy tắc chọn – bỏ, với mức độ cam kết vượt xa những cam kết mà ASEAN đã có trước đây, ví dụ như RCEP đã xóa yêu cầu về sử dụng nguyên liệu nội địa trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hiệp định cũng đã tạo dựng một hệ thống quy tắc xuất xứ chung, bao gồm điểu khoản về cộng gộp giá trị khu vực và toàn cầu không quá 40%; tỷ lệ này được đánh giá là không quá cao so với tầm vóc của một thỏa thuận như RCEP.

Nguyên tắc chọn-bỏ cũng có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành dịch vụ. Hệ thống đã nêu sẽ thúc đẩy cải cách thông qua việc xác định trước những lĩnh vực hạn chế và tiến hành mở cửa đối với những ngành còn lại. Ngoài ra, RCEP còn quan tâm đến những chủ đề như hệ thống quy định tại từng quốc gia và cơ chế công nhận lẫn nhau giữa các thành viên.

Các điều khoản về hợp tác trong RCEP cũng giúp thúc đẩy những thay đổi trong chính sách tại mỗi nước bao gồm cải cách thể chế. Đổi mới cần động lực và một nền tảng vững chắc, những điều khoản về hợp tác kinh tế sẽ giúp sức cho hoạt động này. Ví dụ, các thành viên sẽ gặp thách thức trong việc tạo một danh sách chọn – bỏ những ngành dịch vụ sẽ không tiến hành mở cửa; theo đó, cơ chế hợp tác kinh tế thông qua các thỏa thuận được nêu trong hiệp định sẽ hỗ trợ 15 thành viên đạt đồng thuận về tự do hóa lĩnh vực sẽ không hạn chế đầu tư. Điều khoản về đối thoại cũng dự kiến hỗ trợ các bên cải cách những quy định nội địa.

Các quy định về thương mại điện tử trong RCEP có điểm tương đồng về phạm vi như Hiệp định Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Thỏa thuận này cũng bao gồm những điều khoản loại trừ tương tự CPTPP và hàng loạt định nghĩa không rõ ràng. Mặc dù RCEP không có nội dung bao phủ nhiều lĩnh vực như những hiệp định thương mại quy mô nhỏ hơn, sự đời của nó với tư cách là thỏa thuận lớn nhất với sự hiện diện của nhiều nền kinh tế đang phát triển có ý nghĩa trọng đại giữa bối cảnh những cuộc thảo luận trong WTO về thương mại điện tử vẫn tiếp diễn.

Giống như các thỏa thuận trong khối ASEAN trước đây, nội dung RCEP còn mở ra cơ chế cho những bổ sung, thay đổi trong tương lai. Những điều khoản về vấn để này quy định về các cuộc gặp bộ trưởng thường niên, đồng thời thiết lập một ủy ban chung gồm quan chức cao cấp cùng hàng loạt tiểu ban phụ trách những lĩnh vực khác nhau. RCEP cũng cho phép quan chức các quốc gia thành viên bổ nhiệm một Ban thư ký với nhiệm vụ hỗ trợ kỹ thuật.

Ban thư ký RCEP sẽ cung cấp thông tin về vấn đề cạnh tranh và hợp tác trong bối cảnh khu vực đã có nhiều hiệp định liên quốc gia với APEC là ranh giới ngoài và ASEAN là cốt lõi. Ban thư ký ASEAN đã giúp sức trong quá trình đàm phán RCEP, tuy nhiên tương lai của cơ quan này trong bối cảnh sự hình thành Ban thư ký của Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới vẫn cần được chi tiết hóa. Vậy nhưng, vai trò lớn của Ban thư ký ASEAN trong thực thi RCEP là không thể chối bỏ.

Ban thư ký RCEP sẽ đối mặt với 3 thách thức lớn. Thách thức đầu tiên chính là thực thi Hiệp định. Thứ hai là tận dụng thỏa thuận, theo đó cần đảm bảo rằng RCEP sẽ tạo ra môi trường thương mại bao trùm tại khu vực và tất cả doanh nghiệp sẽ hưởng lợi từ hiệp định này. Thứ ba chính là nhận thức – nhiều công ty phải đối mặt với hàng tá quy định pháp lý khi kinh doanh xuyên biên giới và mù mờ về cách thức tận dụng những ưu đãi do RCEP mang lại.

Hiệp định đã nêu cũng có mặt hạn chế, ví dụ như sự đa dạng trong những biểu cam kết về thuế quan tại từng nước thành viên (mặc dù mã hàng hóa được sử dụng tại 15 quốc gia khá tương đồng), một số thời hạn thực thi được nêu trong thỏa thuận là khá dài trong khi điều khoản về doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn vắng bóng.

Bên cạnh đó RCEP cũng tạo nên nên những tác động mạnh mẽ. Các điều khoảntrong hiệp định có thể coi là sẽ mở đường cho những quốc gia đàm phán cũ cũng như các nước khác tham gia.

Quốc gia đàm phán cũ ở đây là Ấn Độ. Đất nước hơn 1 tỷ dân đã không còn tham gia RCEP, tuy nhiên vẫn có khả năng quay trở lại tại bất kỳ thời điểm nào. Viễn này là khá sảng sủa trong bối cảnh việc thực thi hiệp định sẽ tăng cường liên kết giữa các nước đặc biệt về những lĩnh vực như dịch vụ, thương mại điện tử, và dược phẩm phổ biến – những ngành Ấn Độ rất có thế mạnh. Tiếp cận chuỗi giá trị cũng có thể là nguyên nhân khiến đất nước đông dân thứ 2 thế giới suy nghĩ về việc tái gia nhập. Các thành viên hiện tại có thể giúp Ấn Độ gia nhập trở lại thông qua hợp tác với nước này trong một số dự án cụ thể - tương tự cách thức mà mà nhóm 15 nước đang áp dụng với các quốc gia khác mong muốn trở thành thành viên RCEP.

Other economies can accede after 18 months. While membership of RCEP was driven by ASEAN’s central role — parties had to have an existing agreement with ASEAN — the accession text follows the best practices of open regionalism. Any party can join so long as they accept the terms of the agreement and existing members agree.

Những nền kinh tế khác có thể gia nhập hiệp định sau 18 tháng. Có thể nói cơ chế 15 thành viên hiện hữu của RCEP được xây dựng với ASEAN giữ vai trò trọng tâm - theo đó 5 nền kinh tế lớn của châu Á đều có thỏa thuận thương mại với khối 10 quốc gia với quy chế tiếp cận thành viên mới được tạo lập trên nền tảng khu vực mở. Bất kỳ nước nào cũng có thể tham gia khi họ chấp nhận nội dung được nêu trong hiệp định.

RCEP cũng có tác động lớn đến Washington – sự hình thành RCEP “là một lời nhắc nhở rằng các đối tác thương mại châu Á của Hoa Kỳ có đủ tự tin để hình thành một môi trường thương mại chung không có sự hiện diện của xứ cờ hoa”. Thỏa thuận ra đời cũng thúc đẩy nước Mỹ xem xét gia nhập hiệp định.

Liên quan đến điều khoản mở rộng, RCEP đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Cùng với CPTPP, RCEP được xác định sẽ mở ra con đường hướng đến sự liên kết rộng hơn cho khu vực. Kết hợp 2 thỏa thuận sẽ tăng cường giao thương giữa các nước Á châu. Câu hỏi về cách thức thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia thuộc khu vực giờ đây không còn mang tính hoc thuật nữa.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: RCEP. Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Á

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390524
Go to top