Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Đã ký kết RCEP, liệu Trung Quốc có nhắm tới CPTPP?

701ac466aedf4a79bcc9ccd5d049dcab

Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố của tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC hôm 20/11 rằng Trung Quốc sẽ "cân nhắc " tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo tiến sĩ John Gong - giáo sư và nhà nghiên cứu tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế và Học viện Nghiên cứu Kinh tế Mở Trung Quốc, phát biểu trên có nhiều hàm ý đối với định hướng phát triển kinh tế của Trung Quốc trong tương lai.

Việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tuần trước đã hình thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, với khoảng 1/3 dân số thế giới và 1/3 GDP toàn cầu. Nếu Trung Quốc cam kết tham gia CPTPP, khu vực thương mại tự do APEC sẽ có khả năng mở rộng đáng kể vùng ảnh hưởng của mình vì Trung Quốc có thêm sự kết nối với 04 quốc gia phía đông Thái Bình Dương: Canada, Mexico, Peru và Chile.

Điều này sẽ tác động sâu sắc hơn nữa đến nền kinh tế khu vực Thái Bình Dương, vì tâm chấn kinh tế toàn cầu đang nhanh chóng chuyển sang khu vực này.

Tuy nhiên, điểm nổi bật của việc tham gia CPTPP là hiệp định này không chỉ mang lại cơ hội xuất khẩu, đặc biệt trong các ngành dịch vụ và công nghệ cao hoặc nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc. Mà ý nghĩa quan trọng hơn chính là có tiềm năng dung hòa sự khác biệt lớn nhất và duy nhất giữa hệ thống kinh tế độc đáo của Trung Quốc với trật tự đầu tư và thương mại thế giới trước giờ, đó là vấn đề hóc búa liên quan đến hiện tượng doanh nghiệp nhà nước (SOE) của Trung Quốc.

CPTPP và RCEP thuộc loại Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tiên tiến, trong đó không chỉ điều chỉnh dòng chảy tự do của hàng hóa và dịch vụ mà còn bao gồm một loạt các mục tiêu chính trị và xã hội liên quan đến thị trường tự do và cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên, CPTPP vượt hơn RCEP trong một số lĩnh vực, bao gồm lao động, môi trường và quan trọng hơn là vấn đề về doanh nghiệp nhà nước (SOE).  

CPTPP từng được gọi đơn giản là TPP. Về cơ bản, nó là một sáng kiến của Mỹ trong thời kỳ của Obama, được đặt ra hoàn toàn để nhắm vào Trung Quốc. Hiệp định được thiết kế để tạo ra một khối thương mại làm đối trọng với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và có thể ngăn chặn sức ảnh hưởng của Trung Quốc. Trớ trêu thay, sau khi Trump lên nắm chính quyền, ông đã rút Mỹ khỏi TPP, và tập trung vào các thỏa thuận thương mại song phương để theo đúng với chính sách ‘Nước Mỹ trên hết’ mà Trump hô hào. Tuy nhiên, Nhật Bản và Canada đã tận dụng cơ hội để tiếp tục dẫn dắt TPP để tạo ra một phiên bản mới của TPP còn được gọi là CPTPP.

Phần liên quan đến vấn đề Doanh nghiệp nhà nước trong Hiệp định CPTPP được nêu trong Chương 17, hoặc cụ thể hơn là Điều 17.4 đến Điều 17.6. Các điều khoản này chủ yếu là quy định đối xử không phân biệt đối với các Doanh nghiệp nhà nước. Các quy định yêu cầu Doanh nghiệp nhà nước hoạt động dựa trên tính toán thương mại thuần túy xuất phát từ khái niệm gốc ‘Trung lập trong Cạnh tranh’ được đề xuất lần đầu tiên trong báo cáo Hilmer ở ​​Úc năm 1993, và sau đó được OECD ban hành rộng rãi ở châu Âu.

Tuyên bố của Chủ tịch Tập rằng Trung Quốc sẵn sàng tham gia CPTPP rõ ràng là một dấu hiệu cho thấy sự tán thành của Trung Quốc dành cho phần quan trọng nhất của nguyên tắc Trung lập cạnh tranh đã được nêu trong hiệp định CPTPP. Nếu cuối cùng kế hoạch tham gia CPTPP thành hiện thực, đó sẽ là một bước tiến vượt bậc về mặt cải cách và mở cửa hơn nữa của Trung Quốc.

Cho đến nay, tất cả các vấn đề chung liên quan đến mô hình phát triển của Trung Quốc có mâu thuẫn với Mỹ, chẳng hạn như viện trợ nhà nước, chính sách công nghiệp, chuyển giao công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đều đang trong quá trình đàm phán và giải quyết, ngoại trừ vấn đề SOE – vấn đề nền tảng trong hệ thống kinh tế và chính trị của Trung Quốc.

Tuy nhiên báo cáo của Hilmer chỉ ra rằng các SOE và thương mại tự do có thể cùng tồn tại hài hòa miễn là một bộ các nguyên tắc quản lý trung lập được thực hiện.

Hiện tượng SOE không phải là duy nhất ở Trung Quốc. Hiện tượng SOE vẫn tồn tại ở Úc, đồng thời Úc cũng là nơi xuất phát nguyên tắc quản lý tuyệt vời này; nó vẫn tồn tại ở Liên minh Châu Âu, nơi mà nguyên tắc tuyệt vời này được áp dụng rộng rãi; và nó có thể và cũng nên được thực hiện tại Trung Quốc.

Tác giả: Tiến sĩ John Gong là giáo sư và nhà nghiên cứu tại Đại học Kinh doanh và Kinh tế Quốc tế và Học viện Nghiên cứu Kinh tế Mở Trung Quốc. Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả, không phản ánh quan điểm của website.

Source: CGTN

Từ khóa: Trung Quốc, CTPTT, OECD, cải cách, mở cửa, hài hòa, nguyên tắc quản lý

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387919
Go to top