Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Phân tích: RCEP không có Ấn Độ mở đường cho Hiệp định Thương mại Tự do Hoa Kỳ - Ấn

b 7

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã sẵn sàng triển khai. 15 quốc gia (bao gồm 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand) đã ký thỏa thuận thương mại tại Việt Nam vào ngày 15/11/2020. Về phần Ấn Độ, mặc dù thuộc khối thương mại tại châu Á nhưng nước này đã chọn không tham gia hiệp định vào năm 2019. Hiệp định này sẽ tạo ra khối thương mại lớn nhất thế giới, cho đến khi Hoa Kỳ quay trở lại TPP dưới chính quyền mới của Tổng thống Joe Biden.

Ấn Độ xem RCEP là một trở ngại đối với xuất khẩu của đất nước và là một cửa ngõ mới cho nhập khẩu từ Trung Quốc. Chủ nghĩa bài ngoại tăng cao tại Ấn Độ vì Ấn Độ sẽ đóng vai trò là thị trường nhập khẩu. Được nhìn nhận như một thỏa thuận thương mại quy mô lớn, RCEP sẽ nâng cạo vai trò của Trung Quốc trong hoạt động giao thương khu vực. Ấn Độ vốn đã có thâm hụt thương mại lớn với quốc gia hơn 1 tỉ dân, do vậy việc Ấn Độ tham gia hiệp định RCEP sẽ giúp hàng hóa Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường này trên cơ sở hàng rào thuế quan bị dở bỏ.

Trung Quốc và Ấn Độ không kí FTA với nhau. Nếu Ấn Độ tham gia RCEP, RCEP sẽ là một cửa ngõ mới cho việc nhập khẩu miễn thuế của Trung Quốc vào Ấn Độ. Cho đến nay, Trung Quốc đã thâm nhập vào thị trường Ấn Độ thông qua cửa sau là hiệp định FTA ASEAN – Trung Quốc. Ấn Độ cho rằng quy tắc xuất xứ trong RCEP lỏng lẻo và không quan tâm nhiều đến việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa, tạo cơ hội cho Trung Quốc lợi dụng kẽ hở. Nhập siêu là một vấn đề khác chưa được giải quyết. Ấn Độ thất vọng vì RCEP không mở cửa cho lĩnh vực công nghệ thông tin.

Ấn Độ đã kí FTA với nhiều nước thành viên trong RCEP, như ASEAN, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Ấn Độ không thấy hưởng lợi từ bất kỳ thoả thuận nào ở trên. Bằng chứng cho thấy Ấn Độ phải đối mặt với dòng nhập khẩu lớn hơn từ các nước này, đặc biệt là khốiASEAN, gây thiệt hại cho các ngành sản xuất trong nước. Điều này đã kéo theo các cuộc biểu tình lớn chống lại hiệp định RCEP.

Trong nhiều năm qua, Ấn Độ luôn từ chối một FTA với Hoa Kỳ. Trong khi Hoa Kỳ đã rất háo hức, tín hiệu bên phía Ấn Độ chỉ là im lặng. Tình hình giờ đã khác, sau khi Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trong năm tài chính 2018 – 19. Cho đến nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trong hơn 5 năm. Sự khác biệt là, trong thương mại với Hoa Kỳ thì Ấn Độ xuất khẩu nhiều hơn và nhập khẩu ít hơn, nhưng ngược lại với Trung Quốc, Ấn Độ nhập khẩu nhiều hơn và xuất khẩu ít hơn sang Trung Quốc.

Vì thế nếu kí FTA với Hoa Kỳ sẽ có lợi hơn cho Ấn Độ. Xuất khẩu trở nên cấp thiết để ‘trẻ hóa’ nền kinh tế trong thời kỳ Modi 2. Ấn Độ đặt mục tiêu nền kinh tế đạt giá trị 5 nghìn tỷ USD vào năm 2024 – 25. Để đạt được điều này, thì mục tiêu xuất khẩu của Ấn Độ phải đạt 660 tỷ USD vào năm 2024 – 25. Vì vậy, nỗ lực của Bộ trưởng Thương mại Piyush Goyal đạt được thỏa thuận thương mại mới với Hoa Kỳ là chính đáng, bất chấp một số vấn đề còn khúc mắc. Trong Diễn đàn Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ - Ấn Độ, Bộ trưởng cho biết cả hai quốc gia đã đồng ý về việc hợp tác trên phạm vi rộng đối với các gói thương mại được đề xuất và sẽ tiếp tục thảo luận để đạt được thoả thuận chi tiết.

Ấn Độ bị lôi kéo vào cuộc đối đầu thương mại dưới thời chính quyền Trump. Việc Hoa Kỳ rút lại các ưu đãi GSP và áp mức thuế cao đối với thép và nhôm đã làm giảm thời kỳ hoàng kim của quan hệ thương mại Ấn Độ - Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, xuất khẩu của quốc gia này sang Hoa Kỳ cũng tăng trong giai đoạn 2019-20.

Nhóm hàng hoá xuất khẩu sang Hoa Kỳ là một thông số quan trọng khác cho thấy Hoa Kỳ là thị trường vượt trội hơn so với các quốc gia khác mà Ấn Độ có FTA. Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu lớn nhất hàng may sẵn, hải sản, kim cương và điều này sẽ thúc đẩy tạo ra nhiều việc làm trong nước. Cả hai nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới và Viện Peterson đều dự báo cả Hoa Kỳ lẫn Ấn Độ sẽ đạt được những lợi ích đáng kể nếu hiệp định thương mại tự do giữa hai nước được kí kết. Ngoài ra, Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất của Ấn Độ.

Với những lợi ích này, Ấn Độ nên ủng hộ kí kết FTA với Hoa Kỳ. Điều này không những khiến hai nước xích lại gần nhau, mà còn làm phai nhạt những đối đầu thương mại đã nổ ra dưới thời chính quyền Trump. Hơn nữa, hiệp định FTA Hoa Kỳ - Ấn Độ sẽ giúp Ấn Độ mở rộng danh mục xuất khẩu của mình sang Hoa Kỳ, để đối phó với cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các nước thành viên TPP, một khi Hoa Kỳ quay trở lại hiệp định này.

Điển hình là trường hợp xuất khẩu hàng may mặc. Dệt may, bao gồm cả hàng may mặc, là mặt hàng xuất khẩu chính duy nhất của Ấn Độ. Riêng thị trường Hoa Kỳ chiếm đến 40% trong tổng xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ. Việt Nam, thành viên của TPP, là đối thủ cạnh tranh gay gắt nhất của Ấn Độ và là quốc gia xuất khẩu hàng may sẵn lớn lớn thứ 2 vào Hoa Kỳ (sau Trung Quốc). Trong bối cảnh này, FTA giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh thương mại của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.

Với việc loại bỏ thuế quan theo FTA, các hoạt động đầu tư liên quan đến thương mại cũng sẽ chứng kiến sự tăng trưởng. Hoa Kỳ có lợi thế trong lĩnh vực công nghệ và tài chính, còn Ấn Độ có lợi thế cung cấp các cơ sở sản xuất với chi phí thấp và nhu cầu tiêu dùng nội địa rất lớn. FTA sẽ khuyến khích các nhà đầu tư Hoa Kỳ đầu tư vào Ấn Độ với chi phí sản xuất thấp, trong khi được nhập khẩu các sản phẩm công nghệ cao miễn thuế làm đầu vào. Cuối cùng sẽ đạt được lợi ích giảm nhập siêu.

Mặc dù Tổng thống mới đắc cử Joe Biden không đề cập đến bất kỳ kế hoạch tái gia nhập TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) nào trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, nhưng không có nghĩa là ông không nghĩ đến nó. Trong nhiệm kỳ Tổng thống Obama, Biden với tư cách là Phó Tổng thống là người tích cực thúc đẩy TPP. Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông cảnh báo rằng “hoặc là Trung Quốc sẽ viết ra các quy tắc trên con đường của thế kỷ 21 về thương mại, hoặc là chúng ta”. Tổng thống Donald Trump cũng vậy, sau một năm rời khỏi TPP cũng đã cân nhắc việc tái gia nhập khối thương mại này.

Nguồn: Eurasia Review

Từ khóa: RCEP, cạnh tranh, thành viên TPP, hàng may mặc, loại bỏ thuế quan, FTA, chi phí thấp

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390538
Go to top