Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

RCEP - hiệp định thương mại định hình nền kinh tế và chính trị toàn cầu

15587

Ngày 15 tháng 11 năm 2020, 15 quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và năm đối tác khu vực đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Đây được cho là hiệp định thương mại tự do lớn nhất trong lịch sử. RCEP và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết vào năm 2018 là những hiệp định thương mại tự do đa phương lớn nhất được ký kết trong kỷ nguyên của Trump.

Ban đầu, RCEP có Ấn Độ và CPTPP có Hoa Kỳ tham gia, nhưng hai nước này đã rút lui dưới thời chính quyền Modi và Trump. Các thỏa thuận đã được định hình sẽ kích thích mạnh mẽ tiến trình hội nhập trong khu vực Đông Á, với trung tâm là Trung Quốc và Nhật Bản. Kết quả trên một phần là do các chính sách của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cần phải tái cân bằng các chiến lược kinh tế và an ninh để thúc đẩy đồng đều các lợi ích.

Hình 1: Các thành viên của RCEP và CPTPP

(GDP 2018, đơn vị: nghìn tỷ đô la Mỹ)

fp 20201116 cptpp rcep

Nguồn: Nhóm tác giả.    

Ý nghĩa kinh tế của RCEP

Trong bối cảnh chính trị thuận lợi, RCEP sẽ kết nối khoảng 30% dân số và sản lượng của thế giới, tạo ra lợi ích đáng kể. Theo các dữ liệu mô phỏng, RCEP có thể góp thêm 209 tỷ đô la hàng năm vào mức thu nhập toàn cầu và 500 tỷ đô la cho thương mại thế giới vào năm 2030. Theo ước tính, RCEP và CPTPP sẽ giúp bù đắp tổn thất toàn cầu từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Các hiệp định mới này cũng sẽ giúp nền kinh tế khu vực Bắc Á và Đông Nam Á hoạt động hiệu quả hơn, liên kết các thế mạnh của những khu vực này về công nghệ, sản xuất, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.

RCEP có thể tạo nên tác động rất lớn, dù hiệp định này không khắt khe như CPTPP. RCEP khuyến khích các chuỗi cung ứng trên toàn khu vực, đồng thời cũng góp phần xoa dịu những xung đột chính trị. Các quy tắc sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ hiệp định không quá khác biệt so với những gì các nước thành viên đang áp dụng. Đặc biệt, RCEP không đề cập tới vấn đề lao động, môi trường hoặc doanh nghiệp nhà nước, trong khi đây là các chương quan trọng của CPTPP. Tuy nhiên, các hiệp định thương mại lấy ASEAN làm trung tâm thường sẽ được nâng cấp theo thời gian.

Khu vực Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi đáng kể từ RCEP (ước tính 19 tỷ USD hàng năm vào năm 2030), song, sẽ thấp hơn Đông Bắc Á vì các nước ASEAN đã có sẵn các hiệp định thương mại tự do với các đối tác còn lại trong RCEP. Tuy nhiên, RCEP có thể cải thiện khả năng tiếp cận nguồn quỹ thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, nâng cao lợi nhuận từ việc tiếp cận thị trường bằng cách tăng cường các liên kết vận tải, năng lượng và thông tin liên lạc. Các quy tắc xuất xứ ưu đãi của RCEP cũng sẽ giúp thu hút đầu tư nước ngoài.

Ý nghĩa địa chính trị của RCEP

RCEP thường được gọi là hiệp định “do Trung Quốc lãnh đạo”, là một thành công của chính sách ngoại giao trung dung của ASEAN. Giá trị của RCEP - một hiệp định thương mại lớn của khu vực Đông Á - từ lâu đã được công nhận, nhưng cả Trung Quốc và Nhật Bản, các nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, đều không được công nhận về mặt chính trị là kiến trúc sư của dự án. Năm 2012, ván cờ đã thay đổi khi ASEAN làm trung gian đàm phán thỏa thuận cùng với Ấn Độ, Australia và New Zealand. Nếu không có “vai trò trung tâm của ASEAN”, RCEP sẽ không bao giờ ra đời.

Nếu không có “vai trò trung tâm của ASEAN”, RCEP sẽ không bao giờ ra đời

Chắc chắn là, RCEP sẽ giúp Trung Quốc tăng cường quan hệ với các nước láng giềng. Đây là kết quả sau tám năm kiên trì đàm phán theo "phong cách ASEAN"..

RCEP cũng sẽ thúc đẩy hội nhập kinh tế của khu vực Đông Bắc Á. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nhật Bản từng phát biểu rằng các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do ba bên Trung Quốc-Hàn Quốc-Nhật Bản, vốn đã bị mắc kẹt nhiều năm, sẽ trở nên tích cực hơn ”ngay khi đàm phán về RCEP kết thúc”. Trong một bài phát biểu đầu tháng 11, Chủ tịch Tập Cận Bình hứa sẽ "đẩy nhanh các cuộc đàm phán về hiệp ước đầu tư Trung Quốc-EU và hiệp định thương mại tự do Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc".

RCEP và CPTPP là những minh chứng mạnh mẽ phản bác lại quan niệm cho rằng xu hướng thương mại dựa trên quy tắc đang suy yếu. Nếu RCEP thúc đẩy sự tăng trưởng cùng có lợi, các thành viên của hiệp định sẽ đều được thụ hưởng, bao gồm cả Trung Quốc.

Lựa chọn của Mỹ

Các chính sách của Hoa Kỳ ở châu Á cần được điều chỉnh để phù hợp với thực tế đang thay đổi ở Đông Á. Hoa Kỳ nên công nhận vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc, công nhận quá trình hội nhập ASEAN đang chín muồi, và nhất là ảnh hưởng kinh tế tương đối của Mỹ đang giảm dần.

Nhìn lại, các chính sách châu Á của chính quyền Trump tập trung vào chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và rộng mở (FOIP). Theo các chuyên gia, những nguyên tắc của FOIP về một khu vực hòa bình cởi mở, hội nhập khá nhất quán với chính sách đã được Hoa Kỳ thiết lập. Tuy nhiên, chiến thuật của chính quyền Trump lại tập trung vào việc cô lập Trung Quốc khỏi các mạng lưới kinh tế khu vực và ưu tiên các thỏa thuận an ninh tập trung vào Bộ tứ (Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ).

Trong khi đó, các khía cạnh kinh tế của FOIP vẫn là thứ yếu, từ các khoản đầu tư khiêm tốn và kế hoạch loại trừ Trung Quốc khỏi chuỗi cung ứng đến xếp hạng các dự án cơ sở hạ tầng thường do Trung Quốc tài trợ. Cách tiếp cận của Hoa Kỳ đã gây phản cảm đối với ASEAN và các nước bạn Đông Á khác, buộc các nước phải đưa ra những lựa chọn chính trị không cần thiết và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trong thời gian tới, Hoa Kỳ có thể lựa chọn tiếp tục thúc đẩy FOIP bằng cách tăng cường sự hỗ trợ đa phương. Cách tiếp cận của Trump về vấn đề này được Nghị viện và một số nước ASEAN ủng hộ. Tuy nhiên, cách tiếp cận này cũng gây ra nguy cơ khiến Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc trong khi các thỏa thuận kinh tế như RCEP, CPTPP và BRI tiếp tục phát triển. Không có trụ cột kinh tế, FOIP vẫn sẽ thúc đẩy các nước phải lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và an ninh.

Một lựa chọn thứ hai dành cho Hoa Kỳ là tham gia trở lại vào các mạng lưới kinh tế khu vực cùng với vai trò an ninh tích cực. Ví dụ, Hoa Kỳ có thể tham gia CPTPP và ủng hộ việc mở rộng nhanh chóng sang Indonesia, Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Vương quốc Anh. Ưu thế về thị trường và công nghệ của Hoa Kỳ khiến những thỏa thuận như vậy trở nên hấp dẫn và về lâu dài có thể thuyết phục Trung Quốc tham gia. Tuy nhiên, tình hình chính trị hiện tại của Hoa Kỳ dường như không ủng hộ nhiều cho phương án này.

Ngoài ra, lựa chọn thứ ba là Hoa Kỳ sẽ tăng cường sức mạnh mềm kết hợp với các cam kết an ninh phạm vi hẹp. Cách tiếp cận này sẽ dựa trên thế mạnh của Hoa Kỳ và giúp ưu tiên nguồn lực cho các sáng kiến tham vọng hơn. Theo hướng này, Hoa Kỳ sẽ tham gia mạnh mẽ vào các diễn đàn khu vực, giao lưu, vận động chính sách thương mại dựa trên quy tắc và thể hiện sự hiện diện quân sự rõ ràng. Cách làm này xuất phát từ quan điểm ủng hộ quan hệ Mỹ - Trung, tuy nhiên, rất khó thành công trong bối cảnh hiện tại.

Nguồn: Brookings

Từ khóa: RCEP, CPTPP, kinh tế và an ninh, sức mạnh mềm kết hợp, sáng kiến tham vọng, diễn đàn khu vực, giao lưu

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390596
Go to top