Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Trung Quốc xem việc ký kết RCEP là một thắng lợi

thediplomat 2020 11 15

Trung Quốc coi việc ký kết thỏa thuận thương mại lớn là một thắng lợi to lớn cho cách tiếp cận thương mại đa phương của nước này - và mặc nhiên, là lời chỉ trích dành cho chủ nghĩa đơn phương của Hoa Kỳ.

Ngày 15/11 vừa qua, 15 quốc gia đã cùng nhau ký kết một hiệp định thương mại tự do mang tên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 2020 do Việt Nam chủ trì. Thỏa thuận này, dự kiến ​​có hiệu lực trong vòng hai năm tới, quy tụ 10 quốc gia thành viên ASEAN – gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - cùng với các đối tác thương mại lớn của khối này là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc. Các thành viên của khối thương mại RCEP chiếm khoảng 30% dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu.

Thỏa thuận là kết quả của nhiều năm đàm phán. Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN năm 2012 tại Campuchia. Vì là một hiệp định thương mại khu vực của châu Á, nên một số thành viên của RCEP cũng đồng thời là thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP, trước đây là TPP), với hai ngoại lệ đáng chú ý: Trung Quốc không tham gia TPP; và Hoa Kỳ, nước ban đầu dẫn dắt TPP, không thuộc RCEP. Việc thành viên trùng lặp nhau, cùng với các cuộc đàm phán đồng thời và song song giữa RCEP và TPP, đã dẫn tới một suy nghĩ rằng hai hiệp ước thương mại là biểu hiện của sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở châu Á - hai tác nhân có ảnh hưởng trong khu vực và hai nền kinh tế hàng đầu đang cạnh tranh để thiết lập ra các quy tắc thương mại cho toàn cầu trong nhiều năm tới.

Cả hai hiệp định cùng có chung số phận đó là thiếu đi một trong những đối tác dự kiến ban đầu: CPTPP được tiến hành sau sự rút lui của Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Trump vào năm 2017, còn RCEP thì thiếu đi Ấn Độ sau khi nước này rút khỏi các cuộc đàm phán vào tháng 11 năm 2019. Sự vắng mặt của Hoa Kỳ và Ấn Độ trong hai hiệp ước châu Á đa phương này có thể gây ra những hệ quả khác ngoài thương mại. Như Peter A. Petri và Michael G. Plummer đã viết trong một báo cáo PIIE vào tháng 6 năm 2020, sự thiếu vắng này không chỉ gây ra tác động về mặt kinh tế, mà quan trọng hơn, đó là mở ra triển vọng cho Trung Quốc vươn lên lãnh đạo khu vực. “Các hiệp định CPTPP và RCEP15, không có Hoa Kỳ và Ấn Độ, sẽ mất đi thế cân bằng khi quyết định các chính sách kinh tế ở Đông Á ”.

Mặc dù Trung Quốc có thể trở thành nước hưởng lợi chính từ hiệp định thương mại, nhưng cần nhấn mạnh rằng RCEP không phải là một sáng kiến ​​do Trung Quốc dẫn đầu. Nhiều nhà phân tích đã đánh giá cao ý tưởng này vì nó kết hợp sức mạnh kinh tế của Trung Quốc với vai trò lãnh đạo khu vực mà coi nhẹ vai trò của ASEAN. Ví dụ: Greg Poling của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã lưu ý trên Twitter rằng “RCEP do ASEAN dẫn dắt, không phải ‘do Trung Quốc dẫn dắt’ (nếu không thì Nhật Bản sẽ không tham gia). Và RCEP không phải là kế hoạch của Trung Quốc để thống trị kinh tế khu vực. Mà BRI mới là kế hoạch của Trung Quốc. ” Tương tự, Petri và Plummer gọi hiệp ước này là “một thành công của chính sách ngoại giao trung dung của ASEAN”. “Giá trị của RCEP - một hiệp định thương mại lớn của khu vực Đông Á - từ lâu đã được công nhận, nhưng cả Trung Quốc và Nhật Bản, các nền kinh tế lớn nhất trong khu vực, đều không được công nhận về mặt chính trị là kiến ​​trúc sư của dự án. […] Nếu không có ‘vai trò trung tâm của ASEAN’, RCEP có thể đã không bao giờ được ký kết, ” họ nói thêm.

Trên thực tế, ngay từ đầu, bản chất của RCEP đã gắn liền với vai trò trung tâm của ASEAN. 16 thành viên ban đầu của RCEP (bao gồm cả Ấn Độ) là 10 nước thành viên ASEAN và 6 nước mà ASEAN đã có hiệp định thương mại tự do từ trước.

Bất chấp vai trò quan trọng mà ASEAN đã đóng góp trong việc đưa RCEP tiến lên, Trung Quốc đã không né tránh việc coi hiệp ước thương mại như một chiến thắng cho mình và cho châu Á. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên mô tả việc ký kết thỏa thuận là “một cột mốc quan trọng của hội nhập kinh tế khu vực”, nói thêm rằng RCEP đại diện cho con đường phục hồi và tăng trưởng kinh tế khu vực khi đối mặt với đại dịch Covid-19. Quan điểm chính thức của Trung Quốc được nhắc lại trên các phương tiện truyền thông của nước này, ca ngợi hiệp ước là một “thành tựu mang tính bước ngoặt” và “cột mốc quan trọng” cho hợp tác Đông Á. Nhiều hãng thông tấn của Trung Quốc cũng tuyên bố việc ký kết RCEP là một chiến thắng cho “chủ nghĩa đa phương đối với chủ nghĩa đơn phương và tự do thương mại đối với chủ nghĩa bảo hộ”.

Trung Quốc đã tăng gấp đôi mức độ tham gia và ủng hộ cho RCEP, nhấn mạnh rằng nước này cam kết mở rộng kinh tế hơn nữa và tự do hóa thương mại, cũng như đề cao giá trị của hợp tác quốc tế. Các tờ báo của Trung Quốc cũng trích lại sự ca ngợi dành cho RCEP từ các nước láng giềng, từ các quan chức của các nước thành viên khác, cũng như từ các cơ quan và chuyên gia quốc tế. Các bài báo và bài bình luận khác cũng ca ngợi RCEP là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, nhưng nhấn mạnh sự vắng mặt của Hoa Kỳ và Ấn Độ, cũng như của Đài Loan.

Chưa dừng lại đó, các hãng tin lớn của phương Tây cũng coi RCEP là một sáng kiến ​​của Trung Quốc. Các hãng thông tấn lớn đưa ra các bài báo và bài giải thích với tiêu đề như “Hiệp ước Thương mại do Trung Quốc dẫn dắt đã được ký kết, thử thách đặt ra cho Hoa Kỳ” và “Tại sao Trung Quốc đang tạo ra một Hiệp ước Thương mại Châu Á - Thái Bình Dương mới” và “Trung Quốc ký kết thỏa thuận thương mại lớn ở Châu Á-Thái Bình Dương với 14 quốc gia khác”.

Mặc dù sự phô trương xung quanh việc ký kết cuối cùng cũng sẽ phai nhạt dần theo thời gian. Nhưng hiện tại, Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục nêu bật thành công của việc ký kết một thỏa thuận thương mại lớn, là cơ sở để thiết lập các quy tắc kinh tế cho khu vực.

Nguồn: The Diplomat

Từ khoá: RCEP, Trung Quốc, đa phương, chủ nghĩa bảo hộ, quy tắc kinh tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371105
Go to top