Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Đong đếm lợi ích từ “siêu hiệp định” RCEP?

 Với thế giới, RCEP có thể làm thu nhập thực của thế giới tăng thêm khoảng 286 tỷ USD mỗi năm (0,2% GDP toàn cầu) vào năm 2030. Với ASEAN, RCEP sẽ hạ thấp rào cản thương mại và cải thiện tiếp cận thị trường cho hàng hóa và dịch vụ, thu hút các công ty nước ngoài muốn thâm nhập vào khối.

RCEP giúp thương mại toàn cầu tăng 1,9%

Sau một chặng đường dài 8 năm, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã được ký kết, tạo nên một khối tự do thương mại lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến. Các quốc gia thành viên sẽ tham gia vào một thị trường mở về hàng hóa, dịch vụ, cơ hội đầu tư, thương mại, trong đó các thủ tục hải quan được đơn giản hóa.

Theo ông Tim Evans - Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, mặc dù thương mại quốc tế còn nhiều bất ổn tiềm tàng, việc ký kết hiệp định RCEP thể hiện niềm tin vào mở cửa thị trường sẽ dẫn tới tăng trưởng kinh tế cao hơn, xa hơn. Tầm quan trọng của hiệp định RCEP còn được nhấn mạnh hơn trong việc hồi phục kinh tế hậu Covid-19. Thương mại nội khối của châu Á vốn đã lớn hơn thương mại giữa châu Á với Bắc Mỹ và châu Âu cộng lại, sẽ tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu và kéo trọng lực trung tâm kinh tế ngày càng gần lại châu Á.

Với thế giới, dù RCEP hiện hữu sau khi ASEAN đã có một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) riêng với các đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, Ấn Độ), hiệp định này vẫn bổ sung giá trị đáng kể cho thương mại và GDP toàn cầu. Chuyên gia Nguyễn Anh Dương của CIEM (Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương) cho biết, RCEP có thể làm thu nhập thực của thế giới tăng thêm khoảng 286 tỷ USD mỗi năm (tương đương 0,2% GDP toàn cầu) vào năm 2030, theo nghiên cứu của Petri và Plummer (2018).

Theo đó, RCEP có giá trị như một khoản đầu tư 7,2 nghìn tỷ USD với tỷ suất lợi nhuận 4% mỗi năm. RCEP có thể giúp thương mại toàn cầu tăng thêm khoảng 1,9%. Thậm chí, các nước ngoài hiệp định vẫn được hưởng lợi do tính chất đa phương của quá trình tự do hóa và tác động lan tỏa từ việc các thành viên RCEP gia tăng năng suất.

Phát triển chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh ASEAN

Với ASEAN, khu vực này hiện có rất nhiều FTA với từng đối tác riêng lẻ. RCEP sẽ đơn giản hóa các quy định và thủ tục cho mỗi FTA một thỏa thuận chung nhất và giảm thiểu các bất cập hiện tại. Hay nói cách khác, RCEP giúp giải quyết cái gọi là vấn đề “bát mì” mà ASEAN đang gặp phải khi có quá nhiều các FTA và các quy tắc riêng cho mỗi nước.

C7

Mặt khác, hợp tác kỹ thuật với các nước công nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Australia sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ASEAN trong việc phát triển các sản phẩm tốt hơn, cạnh tranh hơn – đặc biệt là ngành dịch vụ viễn thông và nông nghiệp.

Đánh giá về tác động tới một số nước cụ thể, RCEP được cho là sẽ giúp Singapore trở thành một trụ cột trong thương mại khu vực và chuỗi cung ứng ở ASEAN. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, RCEP khó làm khối lượng thương mại của Singapore tăng mạnh. Bởi nước này đã có hiệp định song phương với tất cả các đối tác không phải là thành viên ASEAN trong RCEP, cụ thể là Nhật, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Trung Quốc. Ngoài ra, cho dù thuế quan của các mặt hàng xuất khẩu chính có giảm mạnh, việc giảm thuế cũng phải mất lộ trình là vài năm, vì vậy, khó có thể thúc đẩy xuất khẩu của Singapore trong ngắn hạn.

Thái Lan, quốc gia có tỷ lệ xuất khẩu trên GDP là 70%, có thể hưởng lợi từ RCEP nhờ vào việc hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng và các thị trường lớn hơn ở châu Á – Thái Bình Dương. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Thái Lan có thể hưởng lợi về mặt thương mại, giá bán, và công nghệ; đồng thời, các nhà sản xuất của nước này cũng có thể mua được nguyên liệu thô rẻ hơn từ một mạng lưới cung ứng lớn hơn.

RCEP sẽ mở cửa thị trường cho 92% sản phẩm sản xuất bởi Philippines. Ngoài ra, các lao động dịch vụ ở Philippines, như thủy thủ, giáo viên, lập trình viên và kỹ sư có thể hưởng lợi nhờ vào nhu cầu từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, các quốc gia có nhu cầu cao về lao động dịch vụ.

Tương tự, Indonesia - nền kinh tế lớn nhất ASEAN - sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng trong khả năng tiếp cận thị trường, đầu tư và cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực. Từ đó, những tiến bộ này sẽ dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu, điều rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Indonesia...

Chưa thể đánh giá được hết mức độ ảnh hưởng của RCEP

Những đánh giá về Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực đều được thực hiện trước khi dịch Covid-19 bùng phát và phải chờ đến khi nội dung toàn văn hiệp định được công bố, chúng ta mới có thể biết mức độ ảnh hưởng cụ thể của hiệp định. Còn phải chờ xem liệu Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực sẽ dẫn đến một hệ thống thương mại dựa trên luật lệ để tạo ra một môi trường thương mại công bằng hơn và sôi động hơn, hay sẽ chỉ là một phiên bản nâng cấp cho các hiệp định hiện tại.

Nguồn: Thời báo Tài chính Việt Nam

Từ khóa: hiệp định RCEP, siêu hiệp định, lợi ích

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007391461
Go to top