Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Liệu RCEP có khiến châu Á trở thành “trọng tâm” của thương mại toàn cầu?

Thương mại tự do là một trong giải pháp góp phần nâng cao năng suất và tạo sự thịnh vượng. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 15 nước thành viên, đã có hiệu lực vào đầu năm 2022, sẽ tạo ra thị trường thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định RCEP góp phần tạo sự ổn định cao, mở cửa, công bằng, bao trùm về thương mại, đầu tư đa quốc gia dựa trên quy tắc do tất cả các quốc gia thành viên đã ký kết. Trái ngược hoàn toàn với xu hướng áp đặt thuế quan thương mại và các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương của chính phủ Mỹ đối với các quốc gia khác, RCEP có khả năng biến châu Á trở thành “trọng tâm” của sự thịnh vượng và thương mại toàn cầu.

530da8b2 d3f5 4c23 a9d1 1f42460bcbb2

Theo RCEP, khoảng 90% thuế quan thương mại trong khối sẽ được xóa bỏ. Với mục tiêu cắt giảm sâu các rào cản thuế quan, RCEP đã xây dựng bộ quy tắc xuất xứ chung cho các nền kinh tế của các quốc gia thành viên. Điều này có nghĩa là 15 thành viên RCEP chỉ yêu cầu “một giấy chứng nhận xuất xứ để giao thương” và giúp củng cố, hình thành chuỗi cung ứng hiệu quả trong khối. Thực tế, có nhiều ước tính khác nhau về mức độ đóng góp của RCEP cho nền kinh tế khu vực. Môt số dự đoán cho rằng hiệp định sẽ bổ sung khoảng 500 tỷ USD cho thương mại thế giới vào năm 2030. 

Thông qua các cam kết mở cửa thị trường mới và các quy tắc hiện đại, hợp lý và có tính bắt buộc để tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư. Hiệp định RCEP hứa hẹn mang đến nhiều cơ hội kinh doanh và tạo việc làm mới; tăng cường chuỗi cung ứng trong khu vực cũng như thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vào chuỗi giá trị của khu vực và các trung tâm sản xuất.

Mặt khác, thị trường kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ đạt được xung lượng mới khi thuế quan được giảm mạnh; và sự tăng cường khả năng tiếp cận thị trường giữa 15 nước thành viên sẽ hồi sinh toàn bộ các ngành công nghiệp như máy móc, thép, ô tô, điện tử, y học, hàng không, tài chính, giáo dục và du lịch. Thương mại điện tử và các đổi mới sáng tạo về công nghệ AI cũng sẽ phát triển trong khu vực nhờ sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các công ty và dòng chảy tự do về nguồn nhân lực như được quy định trong thỏa thuận mới.

Theo Ngân hàng Thế giới, thị trường RCEP bao gồm 2,3 tỷ dân, chiếm 30% dân số thế giới và tổng 15 nền kinh tế của các nước thành viên chiếm 30% GDP toàn cầu, hơn 1/4 thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu, và đạt khoảng 31% vốn FDI toàn cầu.

Tổng thống Hàn Quốc - Moon Jae-in đánh giá cao thỏa thuận thương mại tự do, ca ngợi đây là một thỏa thuận thương mại khu vực lớn chưa từng có và cho biết ông tin tưởng vào sự đóng góp của nó trong việc khôi phục chủ nghĩa đa phương, thương mại tự do và đầu tư trên toàn khu vực. Ông Moon hy vọng Hiệp định RCEP sẽ mở ra thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới, vì thỏa thuận đã thiết lập các quy tắc chung về quản lý thương mại, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, lưu trữ và bảo vệ dữ liệu trực tuyến.

Hiệp định RCEP dự kiến ​​sẽ có tác động sâu rộng đến việc tạo thuận lợi thương mại khu vực và hội nhập kinh tế trong những năm tới. Và, theo khuôn khổ của RCEP, 3 quốc gia ở Đông Bắc Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 trong 4 nền kinh tế lớn nhất châu Á - sẵn sàng cho sự thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư giữa các quốc gia. Dựa trên khuôn khổ RCEP, ba bên có khả năng sẽ đẩy mạnh các cuộc đàm phán để sớm hình thành một hiệp định thương mại tự do ba bên. 

Trong thời điểm biến động địa chính trị gia tăng do quyết định ngày càng táo bạo của chính phủ Mỹ, Hiệp định RCEP sẽ củng cố niềm tin của tất cả 15 quốc gia thành viên trong việc khắc phục rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, vì hiệp định sẽ góp phần tạo sự ổn định cao hơn đối với hoạt động cung và cầu trong khối. 

Cụ thể trong ngành công nghiệp ô tô, các bộ phận thường được sản xuất ở các quốc gia khác nhau nhưng được lắp ráp tại một nơi, vì vậy việc giảm mạnh thuế quan và dỡ bỏ các rào cản khác, đảm bảo theo các quy tắc của RCEP, sẽ cắt giảm đáng kể chi phí sản xuất ô tô; đồng thời nâng cao hiệu quả về hoạt động hậu cần- logistics trong toàn khu vực. Đối với những người tiêu thụ trong khối thương mại, mức thuế thấp đồng nghĩa với việc người mua có thể mua được các sản phẩm giá thấp hơn. Ví dụ, người tiêu dùng Trung Quốc là những người thích mua trái cây chất lượng tốt được sản xuất ở các nước ASEAN.

Tuy nhiên, khi Hiệp định RCEP đã có hiệu lực, các chính trị gia ở Washington đang rất lo lắng. Họ lo ngại rằng việc thiếu sự tham gia của Mỹ sẽ “cho phép Bắc Kinh củng cố vai trò là chủ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở châu Á.” Các chính trị gia muốn biết, nếu RCEP đóng vai trò là động cơ chính thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trên thế giới, vậy tại sao Mỹ lại đứng ngoài cuộc? 

15 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Điện Capitol Mỹ đã viết một bức thư gửi tới Nhà Trắng vào tháng 11, thúc giục chính quyền Biden bắt đầu đàm phán thương mại với các đồng minh của Mỹ ở châu Á. Các chính trị gia thất vọng viết: “Trung Quốc đang nhanh chóng nắm bắt thế chủ động về chính sách thương mại ở phương Đông, điều này sẽ không có lợi cho lợi ích của Mỹ. 15 quốc gia - chiếm 30% GDP toàn cầu - đã ký kết một thỏa thuận thương mại mà Trung Quốc đứng phía sau.” Và, Trung Quốc hiện đã nộp đơn xin gia nhập CPTPP. “Một ngày nào đó Trung Quốc có thể trở thành một quốc gia vượt trội của cả hai khối thương mại lớn ở châu Á mà Mỹ không tham gia, đây là một vị trí chiến lược bất lợi đối với Mỹ.”

Bức thư viết: “Nếu thách thức này không được giải đáp, Trung Quốc sẽ tiếp tục đi đầu trong chiến lược xây dựng một trật tự kinh tế lấy Trung Quốc làm trung tâm và đẩy Mỹ ra khỏi vị trí ưu việt trong các vấn đề quốc tế”.

Liệu Mỹ có thay đổi hướng đi và quay trở lại Hiệp định thương mại tự do và công bằng? Điều này rất khó xảy ra. Cựu tổng thống Donald Trump đã coi thương mại là một vấn đề độc hại, và chính quyền Biden cũng vậy, trừ chính sách bảo hộ thương mại và đầu tư của người tiền nhiệm. Nhà Trắng chỉ quan tâm đến việc đưa nhiều nhà máy và doanh nghiệp thuê ngoài nước trở lại Mỹ và họ ghét loại bỏ các mức thuế quan quá cao vốn có lợi cho Trung Quốc và các nền kinh tế khác.

Nhưng Hiệp định RCEP sẽ tạo cơ hội tốt cho châu Á, bao gồm cả Trung Quốc, xây dựng lợi thế hoặc bức tường lửa chống lại những nỗ lực của chính phủ Mỹ trong việc đổi mới và làm chuyển đổi nền kinh tế toàn cầu hóa.

Nguồn: Global Times

Từ khoá: RCEP, lợi thế, ưu việt, chuyển đổi nền kinh tế

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007389986
Go to top