Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Doanh nghiệp có thêm lựa chọn về ưu đãi với Hiệp định RCEP

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đánh giá, với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), DN Việt Nam có thêm lựa chọn về mức độ ưu đãi; đồng thời khả năng cộng gộp nguồn nguyên liệu cũng lớn hơn. Đây là hướng để các DN đẩy mạnh tận dụng trong thời gian tới.

34 VKZN

Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả khai thác 2 FTA thế hệ mới “đình đám” nhất mà Việt Nam tham gia hiện nay là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA), đặc biệt là trong năm 2021?

Với thị trường CPTPP, tăng trưởng XK thời gian qua khá ấn tượng. Khu vực CPTPP, đặc biệt là những nước như Canada, Mexico, Peru là thị trường XK tương đối mới, XK của Việt Nam còn khiêm tốn. Sau khi có CPTPP, XK của Việt Nam sang các thị trường này đã tăng đáng kể. Ví dụ, XK sang Canada năm 2021 tăng trưởng 78%, Mexico tăng 44%, Peru tăng 79%. Ngoài ra, tại những thị trường khác như Chile, Brazil, Argentina... tăng trưởng XK cũng rất cao.

Với EVFTA, XK hàng hoá Việt Nam sang một số thị trường tăng đáng kể, ví dụ như Bỉ tăng 58%, Italy tăng 22%, Bồ Đào Nha tăng 49%... Cả những thị trường nhỏ như Hy Lạp, Séc hay thị trường lớn trong khối như Đức, Pháp..., mức tăng trưởng XK cũng duy trì tốt.

Bên cạnh việc DN được hưởng thuế quan khi thực thi EVFTA, điều quan trọng hơn nữa là có ưu đãi bền vững. Trước đây, DN XK vào thị trường EU chủ yếu dựa vào cơ chế GSP (hệ thống ưu đãi phổ cập). Đây là cơ chế ưu đãi đơn phương EU dành cho Việt Nam. Cơ chế đó đến thời điểm nhất định có thể sẽ mất đi khi kinh tế Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, với EVFTA những ưu đãi mang tính nền tảng giữa Việt Nam và EU, đồng thời mang tính ràng buộc, ưu đãi nâng lên theo thời gian.

Có thể nói rằng, các DN Việt Nam đã dần dần nắm bắt được, tận dụng tốt những cơ hội từ các FTA thế hệ mới.

Một số ý kiến cho rằng, ngoài EVFTA hay CPTPP, Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 cũng mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy XK cho Việt Nam trong năm 2022. Quan điểm của ông ra sao?

Các thành viên tham gia Hiệp định RCEP cơ bản đã có FTA với Việt Nam và với ASEAN. Ngoài ASEAN, 5 nước đối tác còn lại tham gia Hiệp định RCEP đều đã có FTA với ASEAN nói chung, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, RCEP không chỉ là phiên bản nâng cấp các FTA của ASEAN đã có với các nước đối tác. Hiệp định này có sự nâng cao về các tiêu chí, phạm vi, tiêu chuẩn. Việc có thêm Hiệp định RCEP tạo thêm mặt bằng mới so với các FTA mà ASEAN đã ký với các đối tác trong khoảng 10 năm qua.

Với Hiệp định RCEP, DN Việt Nam cũng có thêm lựa chọn về mức độ ưu đãi, đặc biệt là khi DN cải cách các quy trình sản xuất để đáp ứng quy tắc xuất xứ. Ví dụ, hiện nay DN XK sang Nhật Bản, bên cạnh FTA Việt Nam-Nhật Bản, FTA ASEAN-Nhật Bản, DN có thêm lựa chọn là Hiệp định RCEP để đáp ứng quy tắc xuất xứ.

Ngoài ra, với Hiệp định RCEP khả năng cộng gộp nguồn nguyên liệu cũng lớn hơn. DN có thể NK nguyên liệu từ Trung Quốc nhưng XK sản phẩm sang các thị trường như Australia, New Zealand... vẫn được hưởng ưu đãi từ Hiệp định RCEP. Trong các FTA giữa ASEAN với từng nước đối tác không có điều đó. Đây là hướng để các DN có thể đẩy mạnh tận dụng trong thời gian tới.

Bên cạnh các ưu đãi, cơ hội mở ra, theo ông đâu là khó khăn, thách thức nổi bật mà Việt Nam phải đối mặt trong quá trình tận dụng các FTA thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định RCEP?

Về cơ bản, các FTA như CPTPP, EVFTA đem lại thuận lợi khá lớn cho DN, gia tăng XK thấy rõ. Tuy nhiên, tận dụng các FTA này trong dài lâu cần quan tâm hơn đến chất lượng XK. Con số kim ngạch có thể tăng thấp hơn nhưng đằng sau đó sẽ đem lại giá trị cụ thể cho nền kinh tế, cho người dân như thế nào.

Thách thức lớn hiện nay với các DN cũng như cơ quan quản lý nhà nước là duy trì hoạt động XK bền vững; không chỉ dựa vào tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên con người mà phải làm sao để nâng cao giá trị trên cùng khối lượng tài nguyên, đồng thời tiết kiệm được các nguồn lực.

Với RCEP, nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, thách thức đặt ra là nguy cơ gian lận xuất xứ. Các quốc gia, đặc biệt Trung Quốc là nguồn cung nguyên liệu rất lớn. Trong khi đó, hiện nay chuyển tải bất hợp pháp, gia công đơn giản lấy xuất xứ Việt Nam là nguy cơ có thật. Phạm vi Hiệp định RCEP khá rộng, bên cạnh Trung Quốc mối nguy có thể gia tăng từ một số quốc gia khác. Điều này đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội cho đến các DN phải có ý thức cao hơn, cùng ngăn chặn, lên án hành vi gian lận xuất xứ, tránh gây tổn hại đến hoạt động XK nói chung cũng như tổn hại uy tín các mặt hàng XK của Việt Nam nói riêng.

Để thúc đẩy XK hiệu quả, thực sự tận dụng tốt cơ hội mở ra từ các FTA, ông có lời khuyên nào dành cho các DN?

Muốn thúc đẩy XK thời gian tới phải thực hiện xúc tiến thương mại hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, hoạt động mua bán, sáp nhập DN đang diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên, các DN Việt Nam dường như chưa bắt kịp được xu hướng này. DN có thể xem xét ra nước ngoài và mua lại DN nhỏ của nước ngoài, từ đó làm “bàn đạp” đặt chân tiến vào thị trường của các nước. Covid-19 làm cho nhiều DN khó khăn, ngay cả DN tại châu Âu, điều này tạo thuận lợi cho DN Việt tiếp cận. DN địa phương ở các nước có sự hình thành lâu đời, có nguồn khách hàng, nếu tận dụng được sẽ rất tích cực. Đây là hướng để DN Việt nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại cũng như chiếm lĩnh thị trường nhanh hơn.

Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Hải quan Online

Từ khoá: RCEP, gian lận xuất xứ, FTA, xúc tiến thương mại 

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387919
Go to top