Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

RCEP: cú hích ngắn hạn, lợi ích dài hạn

Ngay sau nửa đêm 1-1-2022, một đoàn tàu chở hàng đã rời Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) hướng đến Việt Nam - một thành viên của Hiệp định thương mại tự do Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

td 0401 tuong quan rcep va cptpp tto 16413439174451923150094

Chuyến tàu mang số hiệu X9101 chở đồ điện tử, hàng tiêu dùng và hóa chất trị giá hơn 10 triệu USD tới Hà Nội sau 28 tiếng là động thái "khai trương phát tài", "mở hàng lấy may" đậm chất Á Đông nhằm chào đón thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới có hiệu lực từ ngày đầu tiên của năm dương lịch 2022.

Các bên cùng hưởng lợi

Cũng sớm hôm đó, 5,6 tấn phim phản quang dùng cho điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số và các đồ điện tử khác từ Nhật cũng cập cảng Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc.

RCEP có hiệu lực giúp giảm 940 USD thuế quan đánh vào lô hàng trị giá 209.300 USD này. Con số đó không lớn, nhưng nếu nhìn vào giá trị thương mại song phương Trung - Nhật là 330 tỉ đôla (2018), và lớn hơn nữa là của cả khối 15 nước châu Á - Thái Bình Dương, mới thấy hết ý nghĩa của RCEP.

Được thương lượng từ năm 2012 với "các quy định tối ưu hóa", "thủ tục đơn giản hóa" và "cơ hội mở rộng cho dịch vụ và đầu tư", RCEP được hy vọng là cú hích đúng lúc cho sự hồi phục kinh tế trong bão táp COVID-19. Cũng đã xuất hiện những quan ngại về lợi ích bất cân xứng của Trung Quốc trong hiệp định - một điều từng khiến Ấn Độ rút lui khỏi RCEP vào phút chót.

Tuy nhiên, ngay cả khi Trung Quốc hưởng lợi nhiều hơn, các nước khác vẫn có lý do để tham gia hiệp định vì họ cũng sẽ có lợi. Quan trọng không kém, RCEP giúp các nước và nền kinh tế nhỏ hơn trong khu vực lôi kéo sự chú ý và cạnh tranh từ các đối tác lớn khác không muốn thấy Trung Quốc được hưởng lợi một mình.

Nâng tầm khu vực

RCEP sẽ chiếm khoảng 30% tổng GDP toàn cầu, tương ứng 26,2 nghìn tỉ USD, tác động tới gần 1/3 dân số thế giới - 2,2 tỉ người. Để so sánh, khối thương mại tự do lớn nhất thế giới trước RCEP là thỏa thuận thương mại Hoa Kỳ - Mexico - Canada chiếm 28% kinh tế thế giới, trong khi khối thị trường chung châu Âu là gần 18%.

"RCEP là một thỏa thuận còn sơ khởi nhưng có quy mô lớn do chủ yếu tập trung vào sản xuất", Đài DW (Đức) dẫn lời kinh tế gia Rolf Langhammer. "Nó sẽ giúp châu Á có cơ hội bắt kịp các thỏa thuận thương mại nội vùng mà các nước EU hiện được hưởng", ông nói thêm.

Dự kiến với RCEP, khoảng 90% thuế quan nội khối sẽ dần bãi bỏ, kỳ vọng đẩy mạnh thương mại liên vùng vốn có giá trị 2,3 nghìn tỉ USD vào năm 2019.

"RCEP cũng sẽ thiết lập các tiêu chuẩn luật lệ về thương mại, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử và cạnh tranh trong một động thái mà Liên Hiệp Quốc cho rằng sẽ nâng tầm vị thế khu vực châu Á - Thái Bình Dương lên vai trò trung tâm của thương mại toàn cầu", cũng theo DW.

Giống như trong mọi hiệp định thương mại, lợi ích của các thành viên RCEP không đồng đều. Trung Quốc được dự báo sẽ hưởng lợi lớn nhất cùng các nền kinh tế phát triển, thiên về sản xuất chế tạo là Nhật Bản và Hàn Quốc.

"Thỏa thuận này được thiết kế khớp với lợi ích của Trung Quốc, cả ở hai khía cạnh xuất và nhập khẩu", ông Langhammer phân tích. "RCEP sẽ cho Trung Quốc quyền tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng yếu như Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời bảo đảm thị trường nguyên liệu nhập khẩu quan trọng [tức các nước ASEAN] cho chuỗi cung ứng khổng lồ của họ".

Trước RCEP, Trung Quốc không có thỏa thuận song phương nào với Nhật Bản và chỉ có một hiệp định thương mại hạn chế với Hàn Quốc - các đối tác thương mại lớn thứ ba và năm của họ.

Về phần Đông Nam Á, ông Lim Jock Hoi, tổng thư ký ASEAN, nói khi trả lời phỏng vấn với Tân Hoa xã rằng hiệp định cho thấy cam kết chung của tổ chức này với hệ thống thương mại đa phương. Ông Lim liệt kê các lợi ích của RCEP là mở rộng quy tắc xuất xứ chung, đơn giản hóa thủ tục hải quan, tạo điều kiện cho thương mại minh bạch, công bằng và khả đoán hơn với các doanh nghiệp.

"Tất cả sẽ thể hiện qua việc giảm mạnh chi phí và thời gian giao dịch thương mại cho các doanh nghiệp ASEAN, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ", ông Lim nói, dự báo doanh nghiệp ASEAN sẽ có cơ hội lớn hơn để hội nhập chuỗi cung ứng toàn cầu.

Dẫu thế nào thì lợi ích kinh tế "sẽ mất một thời gian dài mới thành hiện thực", theo ông Louis Kuijs - giám đốc phụ trách kinh tế châu Á ở tổ chức nghiên cứu Oxford Economics, vì RCEP dự kiến triển khai đầy đủ sau 20 năm.

Cựu tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi một thỏa thuận thương mại còn lớn hơn RCEP là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2017 - sau đó được điều chỉnh lại thành Thỏa thuận Đối tác tiến bộ và toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), mà Trung Quốc cũng đã nộp đơn tham gia hồi tháng 9-2021.

Nguồn: Tuổi trẻ

Từ khóa: nâng tầm khu vực, thỏa thuận song phương, RCEP, quy tắc xuất xứ, CPTPP

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370788
Go to top