Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu

Hiệp định thương mại lớn nhất thế giới mang lại gì cho Việt Nam?

anh qkpo

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), khi đi vào thực thi đầy đủ ở 15 nước thành viên sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỉ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới và 30% GDP toàn cầu. Đây sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.

Vậy RCEF mang lại gì cho Việt Nam? Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) đã chia sẻ với báo chí về vấn đề này

Giảm chi phí giao dịch

Thưa ông, RCEP được ký kết trong thời điểm toàn thế giới vẫn đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi dịch Covid-19. Điều này mang lại lợi thế nào cho Việt Nam trong quá trình khôi phục kinh tế hậu Covid-19?

- Trong bối cảnh của đại dịch Covid-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc ký kết RCEP đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam cũng như tất cả các nước tham gia đàm phán Hiệp định, trở thành động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phục hồi kinh tế sau đại dịch. RCEP sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi các chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực đang chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch Covid-19.

Tất cả các mức cam kết mở cửa thị trường trong RCEF đều thấp hơn các hiệp định thương mại (FTA) đã có giữa các nước thành viên trong khu vực này. Vậy RCEF hướng đến mục tiêu nào?

- Với tất cả các nước ASEAN thì đây là Hiệp định không hướng đến giá trị gia tăng mới về mở cửa thị trường do ASEAN đều đã có FTA với các đối tác. Các điều khoản cam kết tự do hóa thương mại đều cao hơn cam kết mở cửa thị trường để đảm đảm các nước nhỏ hoàn toàn bình đẳng với các quốc gia lớn khác trong khối. Thêm vào đó, Hiệp định được coi là có giá trị cao trong việc giảm chi phí giao dịch, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường vị trí trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các xung đột về thương mại trong khu vực.

Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động hiện nay và Tổ chức Thương mại Thế giới cũng không thể đóng vai trò hiệu quả trong giải quyết các xung đột thương mại như trước đây thì RCEF là giá trị không nhỏ cho các nước có quy mô kinh tế vừa phải như các thành viên ASEAN, trong đó có Việt Nam. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, việc thực thi RCEP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 0,4% đến năm 2030 nếu xét lợi ích trực tiếp, có thể lên đến 1% nếu tính đến lợi ích gián tiếp từ cải cách thể chế.

Chưa hết, trước tình hình thế giới đầy biến động gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm gần đây, việc hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới cũng sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu (XK) ổn định dài hạn, qua đó góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng XK của Việt Nam. Việc tìm kiếm và xây dựng thị trường ổn định cho các sản phẩm XK của Việt Nam, đặc biệt với các sản phẩm mà ta có thế mạnh có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp Việt Nam ứng phó với những thách thức khó lường trong tương lai.

Tạo thị trường rộng lớn cho các ngành sản xuất

RCEF có khác biệt gì so với các FTA mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là 2 hiệp định gần đây nhất, thưa ông?

- Phải khẳng định rằng, RCEP có tính chất khác xa so với các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia gần đây như Hiệp định đối tác toàn diện khu vực xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA). Bởi nếu như CPTPP hay EVFTA hướng đến mở cửa thị trường thì RCEP hướng đến vai trò trung tâm của ASEAN. Vì thế, lợi ích mang lại cũng khác biệt, ví dụ, RCEP tạo ra khuôn khổ để đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ, tạo thuận lợi cho thương mại, tạo không gian kết nối chung sản xuất trong toàn ASEAN.

Đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường, đẩy mạnh XK, tham gia các chuỗi giá trị mới trong khu vực và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ giúp sản phẩm từ các lĩnh vực nổi bật như viễn thông, công nghệ thông tin, dệt may, giày dép và nông nghiệp có thêm cơ hội thị trường, đặc biệt, tạo không gian lớn cho những ngành cần quy mô đủ lớn như ngành sản xuất ô tô.

Vậy ngành hàng nào của Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong RCEP, thưa ông?

- Nhờ vào việc hài hòa quy tắc xuất xứ trong RCEP, hàng hóa XK của Việt Nam có thể tăng khả năng đáp ứng điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan do nguồn cung nguyên liệu đầu vào chủ yếu đều nằm trong RCEP. Việc này sẽ giúp gia tăng khả năng XK trong khu vực này, đặc biệt ở các thị trường lớn như Nhật Bản, Úc, Zealand và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, RCEP cũng mang lại sức ép cạnh tranh hàng hóa cho Việt Nam do nhiều đối tác trong RCEP có cơ cấu sản phẩm tương tự Việt Nam trong khi năng lực cạnh tranh, hàm lượng giá trị gia tăng của Việt Nam đều thấp hơn các nước này. Đặc biệt, Trung Quốc với lợi thế hàng hóa phong phú, giá rẻ cũng sẽ đặt ra những thách thức lớn đối với các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam. Vì vậy, ngay cả khi mặt hàng nông, thủy sản là thế mạnh của chúng ta nhưng cũng chính là thách thức cạnh tranh trong khu vực RCEP này.

Do đó, khi tham gia vào bất kỳ FTA với những thành viên có trình độ kỹ thuật cao hơn sẽ là thách thức lớn nhất với các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi mình, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm mới có thể tận dụng cơ hội và tăng sức cạnh tranh với hàng hóa các nước khác.

Nguồn: Báo Pháp Luật Việt Nam

Từ khóa: RCEP, quy tắc xuất xứ, tăng khả năng, thay đổi, nâng cao năng suất, tận dụng cơ hội

Chuyên mục RCEP

Menu

Thư viện hội nhập

thu vien

Video

Liên kết

 

Lượt truy cập

007371101
Go to top