Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtFTATin tứcChính sách thương mại của Nhật Bản trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

Chính sách thương mại của Nhật Bản trong Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản

 

Japan1

1. HỆ THỐNG THUẾ QUAN CỦA NHẬT BẢN

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của Nhật Bản được phân loại theo Hệ thống phân loại hàng hóa hài hòa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) và được áp dụng trong năm tài khóa, tức là từ ngày 1 tháng 4 năm dương lịch và kết thúc là ngày 1 tháng 4 năm dương lịch tiếp theo. Nhìn chung, Nhật Bản ít điều chỉnh thuế suất nhưng mức thuế MFN thường cao hơn nhiều so với các mức ưu đãi thuế trong khuôn khổ các khu vực thương mại tự do như AJCEP, VJEPA.

Đáng lưu ý là như các nước phát triển khác, Nhật Bản duy trì Cơ chế ưu đãi phổ cập của Nhật Bản (GSP) nhằm áp dụng ưu đãi thuế (thấp hơn thuế MFN thông thường) đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển nhằm giúp tăng tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu của các nước này, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo1.

Để hàng hóa được hưởng thuế quan ưu đãi, các hàng hóa đó cần phải có “Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A” do nước được hưởng GSP cấp. Tuy nhiên, khi cần thiết, Nhật Bản có thể có yêu cầu riêng đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ. Nhiều sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam hưởng các ưu đãi theo GSP của Nhật Bản. Lợi ích từ ưu đãi thuế GSP sẽ không ảnh hưởng khi hai bên áp dụng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định VJEPA2.

GSP đối với mặt hàng cụ thể của mỗi nước sẽ bị rà soát hàng năm theo ngưỡng “tốt nghiệp” (graduation) là 25% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này từ tất cả các quốc gia trên thế giới vào Nhật Bản và trị giá 1 tỷ Yên. Nếu nhập khẩu vượt quá ngưỡng, Nhật Bản sẽ đình chỉ áp dụng thuế GSP đối với mặt hàng này. Trong trường hợp khác, đối với các quốc gia đang được hưởng GSP nhưng xét thấy đã đạt trình độ phát triển kinh tế tương đương với các quốc gia phát triển, Nhật Bản sẽ loại khỏi danh sách các quốc gia được hưởng GSP.

2. HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ CỦA NHẬT BẢN

Nhật Bản áp dụng biện pháp quản lý định lượng đối với một số nhóm sản phẩm với hai lý do chính: nhu cầu bảo hộ sản xuất trong nước theo quy định của WTO và mục tiêu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Các biện pháp quản lý này bao gồm hạn ngạch thuế quan (TRQ), hạn ngạch nhập khẩu (IQ), giấy phép nhập khẩu và cấm nhập khẩu.

2.1 Hạn ngạch thuế quan (TRQ)

Hạn ngạch thuế quan (TRQ) là biện pháp hạn chế nhập khẩu áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định của Hiệp định Nông nghiệp của WTO. Đối với các sản phẩm có hạn ngạch thuế quan (TRQ), sẽ tồn tại hai mức thuế áp dụng đồng thời cho một mặt hàng nhập khẩu gồm mức thuế áp dụng trong hạn ngạch và mức thuế áp dụng ngoài hạn ngạch hay dược nhập khẩu tự do. Trong phần lớn trường hợp, mức thuế ngoài hạn ngạch cao gấp nhiều lần so với mức thuế suất trong hạn ngạch, thậm chí cao đến mức không có ý nghĩa kinh tế để nhập khẩu hay còn được xem là mức thuế quan mang tính cấm đoán. TRQ là biện pháp tự do hóa một phần mà các thành viên WTO nhân nhượng cho nhau nhằm duy trì một mức tiếp cận thị trường tối thiểu đối với một số nông sản nhạy cảm của các nước thành viên WTO.

Nhật Bản duy trì hạn ngạch thuế quan (TRQ) chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực nông sản. Tất cả các hạn chế dưới hình thức TRQ của Nhật Bản đều tuân thủ chặt chẽ cam kết của nước này khuôn khổ WTO. Việc nhập khẩu các mặt hàng đang áp dụng TRQ sẽ được thực hiện theo thủ tục mà Nhật Bản đang áp dụng với tất cả các nước. Hầu hết sản phẩm áp dụng TRQ trong lĩnh vực nông sản này đều thuộc nhóm “Loại trừ” trong khuôn khổ EPA có nghĩa là Nhật Bản sẽ vẫn chỉ duy trì mức độ mở cửa thị trường như cam kết trong khuôn khổ WTO.

Bảng 3: Danh sách sản phẩm chịu hạn ngạch thuế quan của Nhật Bản

30-10-2014-chinhsachNhatBan

Nguồn: WTO

Tất cả các mặt hàng này chiếm khoảng 1,6 % tổng số dòng thuế nông sản. Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Thủy sản (MAFF) là cơ quan trực tiếp phê duyệt phân bổ hạn ngạch. Thủ tục phê duyệt của MAFF tương đối phức tạp, bao gồm việc lấy ý kiến của các tổ chức khác, như các hiệp hội công nghiệp. Các hạn ngạch cho các mặt hàng gạo, lúa mì và lúa mạch, các sản phẩm từ sữa do doanh nghiệp thương mại nhà nước (doanh nghiệp có đặc quyền nhập khẩu) thực hiện. Các sản phẩm khác có thể do các doanh nghiệp nhập khẩu theo hạn ngạch được cấp. TRQ của Nhật Bản được phân bổ một lần trong năm tài chính. Số lần phân bố có thể được bổ sung tùy thuộc vào tình hình cung ứng thực phẩm, giá thực phẩm, các yếu tố khác. Hạn ngạch nhập khẩu được phân bổ theo số lượng được nhập khẩu, chứ không phân theo giá trị nhập khẩu.

Nhật Bản áp dụng 2 cách thức phân bổ hạn ngạch nhập khẩu: (1) Phân bổ cho các công ty thương mại để nhập khẩu; (2) Phân bổ tới người sử dụng hàng hóa (các nhà sản xuất và các tổ chức sử dụng mặt hàng nhập khẩu làm nguyên liệu đầu vào để sản xuất). Đôi khi Nhật Bản áp dụng cả hai hệ thống phân bổ hạn ngạch tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Thông thường, việc cấp hạn ngạch sẽ được thực hiện theo cơ sở đăng ký trước thì được phân bổ trước cho đến khi hết hạn ngạch. Do đó, chỉ có doanh nghiệp hoạt động tại nước nhập khẩu mới hiểu rõ nhất về cơ chế cấp hạn ngạch. Chỉ khi có được chứng nhận về hạn ngạch được phân bổ, doanh nghiệp nhập khẩu mới có quyền nhập khẩu theo số lượng quy định.

2.2 Hạn ngạch

Hạn ngạch là một trong những biện pháp mà WTO không cho phép các nước áp dụng, loại trừ một số thành viên cũ của WTO được vận dụng biện pháp hạn ngạch với một số ít sản phẩm thủy sản và các loại hạn ngạch được áp dụng vì mục tiêu bảo vệ môi trường, an ninh hoặc lý do về xã hội. Nhật Bản là một trong số ít thành viên WTO còn áp dụng hạn ngạch với một số sản phẩm thủy sản 3 nhằm ngăn chặn việc hủy hoại tài nguyên biển, đặc biệt là các loại thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng. Nhật Bản hiện là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Việc cấp hạn ngạch nhập khẩu sẽ tuân thủ quy trình rất chặt chẽ và thông qua cơ chế cấp giấy phép nhập khẩu (xem phần Giấy phép nhập khẩu).

2.3. Giấy phép nhập khẩu

Nhật Bản hầu như không áp dụng biện pháp giấy phép nhập khẩu. Các loại thực phẩm nhập khẩu nằm trong diện quản lý giấy phép nhập khẩu gồm: (1) Các mặt hàng chịu quản lý hạn ngạch nhập khẩu và đã được cấp hạn ngạch nhập khẩu; (2) Các loại thực phẩm có xuất xứ hoặc được vận chuyển từ một khu vực xác định theo công ước và các hiệp định song phương cấm nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu vì lý do an ninh, môi trường, xã hội.

Trong lĩnh vực thủy hải sản, việc cấp giấy phép nhập khẩu gắn với việc cấp hạn ngạch nhập khẩu. Thực tế, việc cấp phép được áp dụng với hai lý do chính là bảo hộ hoạt động khai thác thủy sản trong nước và bảo vệ nguồn lợi tự nhiên thông qua các công ước quốc tế hạn chế khai thác, đánh bắt, vận chuyển động thực vật mà Nhật Bản có tham gia. Một số công ước chính như Công ước về Bảo tồn các loài cá ngừ vây xanh phương nam, Công ước quốc tế về bảo tồn các loài cá ngừ Đại Tây Dương.

Các mặt hàng có hạn ngạch sẽ chỉ được nhập khẩu sau khi đã được cấp giấy phép nhập khẩu. Mục đích của biện pháp này chủ yếu nhằm giám sát việc tuân thủ theo các Hiệp ước và Hiệp định quốc tế mà Nhật Bản đã ký kết. Trong Hiệp định VJEPA, Nhật Bản giữ nguyên cơ chế áp dụng biện pháp cấp phép nhập khẩu, phù hợp với quy định của WTO.

2.4. Biện pháp cấm nhập khẩu

Một số biện pháp cấm nhập khẩu của Nhật Bản chỉ được áp dụng với mục tiêu chính trị, thi hành các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, ví dụ như cấm vận hoặc không đặt quan hệ thương mại chính thức với một số nước theo Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Các biện pháp này không ảnh hưởng đến quan hệ thương mại song phương Việt Nam-Nhật Bản.

Một số loại sản phẩm cấm nhập khẩu vì các lý do an ninh, chính trị, xã hội, bảo vệ vật nuôi, cây trồng, sức khỏe con người được Nhật Bản áp dụng theo từng giai đoạn4.

3. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Nhật Bản là một trong những nước đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm có yêu cầu rất cao. Các tiêu chuẩn của Nhật Bản hầu như tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường. Điều quan trọng là các tiêu chuẩn chất lượng này được áp dụng phù hợp với nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tức là không mang tính phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước hay nhập khẩu.

Việc đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản là yêu cầu bắt buộc đối với mọi nhà nhập khẩu. Hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng phải đáp ứng được nếu muốn thâm nhập thị trường này. Để khuyến khích thương mại, Chính phủ Nhật Bản thường hợp tác với các nước đối tác, trong đó có Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa xuất khẩu với các yêu cầu của Nhật Bản.

Ngọc Thành – TTWTO tổng hợp từ Tài liệu về VJEPA của EU-MUTRAP

(1) Diện mặt hàng và danh sách quốc gia được hưởng GSP hiện tại có hiệu lực từ ngày 1 tháng 4 năm 2011 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2021 công bố tại http://www.mofa.go.jp/policy/economy/gsp/explain.html#01

(2) Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có thể lựa chọn mức độ ưu đãi hơn nếu có giữa cơ chế GSP và ưu đãi theo Hiệp định VJEPA do sự tồn tại song song của các kênh ưu đãi này.

(3) Cá tuyết, cá minh thái, cá chỉ vàng, cá thu đao/ cá kìm, sò điệp khô, cá mòi khô, sò điệp, tảo biển muối sau khi chần sôi, thủy sản, tảo biển, rong biển xanh phơi khô tơi vụn, rong biển Hitoegusa, cá trích, cá mòi, cá nục, cá thu, trứng cá tuyết, mực khô, sản phẩm chế biến từ tảo biển, rong biển khô, sản phẩm chế biến từ rong biển, rong biển không cho đường, cá trích Thái Bình Dương, cá mực (Danh mục thủy sản cần có hạn ngạch nhập khẩu, 2012 theo Pháp lệnh Quản lý thương mại nhập khẩu của Luật quản lý Ngoại hối và Ngoại thương Nhật Bản)

(4) Ví dụ về một số loại mặt hàng bị cấm nhập khẩu

(http://www.customs.go.jp/english/summary/prohibit.htm):

- Heroin, cocaine, MDMA, thuốc phiện, cần sa, các chất kích thích, chất hướng thần, và thuốc gây ngủ;

- Súng đạn và các bộ phận súng đạn;

- Vật liệu nổ (dynamite, thuốc súng,...);

- Tiền chất nguyên liệu cho vũ khí hóa học;

- Vi trùng có khả năng được sử dụng trong khủng bố sinh học;

- Tiền giả, các loại giấy tờ, chứng từ có giá giả mạo;

- Sách, bản vẽ và bài viết khác có thể làm hại sự an toàn công cộng hoặc ảnh hưởng tới đạo đức (nguyên vật liệu khiêu dâm hoặc trái với đạo đức, nội dung khiêu dâm, tranh ảnh khiêu dâm trẻ em);

- Những sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 

Từ khóa: Chính sách, thương mại, Nhật Bản, Hiệp định, đối tác, kinh tế, Việt Nam

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370345
Go to top