Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPPhân tích đánh giá tác độngHiệp định CPTPP tác động tích cực đến xuất khẩu hàng Việt

Hiệp định CPTPP tác động tích cực đến xuất khẩu hàng Việt

ty le noi dia hoa 16.4.21

Sau 2 năm có hiệu lực, Hiệp định CPTPP được đánh giá đã tác động tích cực tới xuất khẩu hàng Việt, đồng thời giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn.

Kể từ khi chính thức có hiệu lực với Việt Nam (từ ngày 14/1/2019), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được đánh giá đã tác động tích cực tới xuất khẩu hàng Việt, đồng thời giúp Việt Nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định, ngay trong năm đầu tiên CPTPP có hiệu lực, bên cạnh các thị trường truyền thống như Nhật Bản cũng tăng trưởng tốt (đạt 9,9% so với năm trước) thì các thị trường mà Việt Nam chưa có các FTA song phương cũng đã cho giá trị xuất khẩu cao, như: Canada tăng khoảng 33%, Mexico tăng gần 24%... Trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, song, xuất khẩu sang các thị trường CPTPP cũng ghi nhận sự gia tăng đáng kể.

Hiệp định CPTPP được đánh giá đã tác động tích cực tới xuất khẩu hàng Việt. Ảnh minh họa.

Đến nay các doanh nghiệp của Việt Nam đã làm quen với việc thực hiện các cam kết cũng như tận dụng được ưu đãi từ các FTA. Tuy nhiên ông Hải cho biết, trên thực tế các doanh nghiệp cũng gặp phải một số khó khăn nhất định, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khó khăn lớn nhất là doanh nghiệp chưa hiểu hết ý nghĩa của các cam kết trong từng ngành hàng, từng mặt hàng, nhất là những mặt hàng mà doanh nghiệp đang có quan tâm và sản xuất.

Việc tận dụng được ưu đãi đó gắn liền với việc đáp ứng điều kiện về xuất xứ hàng hóa. Và để đáp ứng được điều kiện về xuất xứ hàng hóa, trong một số trường hợp doanh nghiệp phải có được những thay đổi về chuỗi cung ứng, tìm các nguồn nguyên phụ liệu đáp ứng các tiêu chí về điều kiện cắt giảm thuế quan, hoặc thay đổi được quy trình sản xuất để đáp ứng các tiêu chí về chuyển đổi mã số…

Thứ hai là các doanh nghiệp cũng có những hạn chế về mặt tiếp cận thị trường, về công tác xúc tiến thương mại. Vì cam kết là do các Chính phủ đàm phán để đem lại cơ hội, doanh nghiệp phải tận dụng cơ hội đó để mở rộng các mối quan hệ với các đối tác ở thị trường đó thì chúng ta mới có thể biến những cam kết đó thành lợi ích thực sự.

Về công tác xúc tiến thương mại trong thời gian vừa qua, nhất là năm 2020, cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi dịch Covid-19. Bộ Công Thương cũng đã tích cực tham gia hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc tổ chức các diễn đàn trực tuyến và những buổi kết nối giao thương trực tuyến để giúp cho các doanh nghiệp có thể tìm được bạn hàng, đối tác thông qua môi trường mạng.

Nhằm giải quyết khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là thiếu thông tin, Bộ Công Thương cũng đã phối hợp với Ngân hàng thế giới (WB) thiết lập và cho vận hành Cổng thông tin điện tử về các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có Hiệp định CPTPP.

Cổng thông tin điện tử này cũng hoàn tất việc nạp dữ liệu cũng như cập nhật bổ sung các file dữ liệu để phục vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp có thể tra cứu. Doanh nghiệp có thể tìm được thấy những cam kết về thuế, về quy tắc xuất xứ, về dịch vụ, đầu tư, cũng như các thông tin về tình hình thị trường, các quy định/thị trường xuất nhập khẩu, về trách nhiệm xã hội...

Bộ Công thương cũng tích cực phối hợp với các bộ ngành, đặc biệt là Bộ NN&PTNT trong việc đàm phán, mở cửa thị trường về mặt kỹ thuật để giúp cho các sản phẩm nông sản - đặc biệt là trái cây - có thể thâm nhập được thị trường của các nước CPTPP. Vì các hiệp định thương mại tự do (FTA) đem lại các ưu đãi về mặt thuế quan nhưng đối với những biện pháp kỹ thuật, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến thực phẩm, liên quan đến con người thì yêu cầu về mặt kỹ thuật vẫn là một hàng rào hết sức khắt khe.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục đổi mới các hình thức về xúc tiến thương mại để giúp doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả xúc tiến cũng như mở rộng tầm với của doanh nghiệp vươn đến các thị trường khác trong CPTPP trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến khó lường.

Nguồn: VietQ

Từ khóa: xuất khẩu, hàng hóa, CPTPP

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370963
Go to top