Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPDoanh nghiệp bắt nhịp nhanh với các điều kiện CPTPP

Doanh nghiệp bắt nhịp nhanh với các điều kiện CPTPP

cptpp

Kể từ khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực đối với Việt Nam từ tháng 1/2019, Việt Nam đã chứng kiến tăng trưởng nhảy vọt của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP, đặc biệt khu vực châu Mỹ như Canada, Mexico, Peru… Theo các chuyên gia, doanh nghiệp đã thể hiện khả năng thích ứng, bắt nhịp nhanh với các điều kiện CPTPP mang lại.

Dần thể hiện khả năng thích ứng linh hoạt

Sau hơn 3 năm thực thi, Hiệp định CPTPP là thời điểm kinh tế - thương mại toàn cầu nói chung và các đối tác trong khối nói riêng đứng trước rất nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trưởng. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang các thị trường thuộc khối CPTPP năm 2021 đều ghi nhận mức tăng trưởng dương. Trong đó, các thị trường xuất khẩu đạt giá trị lớn gồm: Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Australia, Canada, Mexico, Chilê. 3 thị trường còn lại (Pê-ru, Brunei và New Zeland) dù tăng trưởng mạnh, nhưng giá trị tuyệt đối trong giao dịch thương mại còn thấp.

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, 7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với các nước thành viên CPTPP đạt 31,47 tỷ USD, tăng 21,43 % so cùng kỳ năm 2021 và chiếm 14,48% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam...

TS Lê Duy Bình – Giám đốc điều hành Economica Việt Nam - Chuyên gia kinh tế - đánh giá, sau 3 năm thực thi Hiệp định CPTPP, chúng ta thấy kim ngạch xuất khẩu đạt thành tích đáng tự hào, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Đáng chú ý chính là sự gia tăng ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chưa có FTA, như Canada, Mexico, Peru.

“Điều này cũng cho thấy, doanh nghiệp dù có những khó khăn nhưng đã bắt nhịp nhanh với các điều kiện CPTPP mang lại; thể hiện khả năng thích ứng linh hoạt. Chúng ta đã làm ăn xa hơn, doanh nghiệp sẵn sàng đi đến vùng đất mới, thị trường mới mà trước đây tưởng chừng như rất khó khăn với doanh nghiệp Việt Nam như Chi Lê, Peru, Mexico…”- ông Lê Duy Bình nhìn nhận và chia sẻ thêm, doanh nghiệp cũng đã tận dụng các lợi thế của Hiệp định để xuất khẩu, không chỉ các mặt hàng điện tử, dệt may, da giày… mà còn có các mặt hàng nông sản kim ngạch có thể chưa cao nhưng đã làm thay đổi nhận thức của người nông dân về sản xuất, về lưu thông hàng hoá, đáp ứng tiêu chuẩn cao hơn của thị trường quốc tế.

Cần hiểu rõ và nắm vững quy tắc xuất xứ

Mặc dù, các doanh nghiệp Việt Nam khai thác cơ hội xuất khẩu vào thị trường CPTPP đang khá tốt. Tuy nhiên, tính chủ động khai thác những thị trường mới trong CPTPP còn chưa cao, nhất là việc đưa sản phẩm tiếp cận đối tác tại các thị trường này.

Theo các chuyên gia, một trong những khó khăn mà doanh nghiệp khi đưa hàng hóa vào thị trường này chính là quy tắc xuất xứ của CPTPP phức tạp hơn so với các FTA mà Việt Nam đã tham gia.

Ông Lê Duy Bình cho biết, theo quan sát, rào cản để doanh nghiệp tận dụng được các lợi thế của Hiệp định là khác nhau. Đó là tiếp cận thị trường để hưởng ưu đãi thuế quan, các doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện, mà điều kiện quan trọng là đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ. Trong khi đó, quy định về xuất xứ hàng hoá trong CPTPP có nhiều hình thức khác nhau. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có quá trình sản xuất, mua nguyên liệu, canh tác… theo tiêu chuẩn; cũng như đòi hỏi doanh nghiệp sẽ phải tập hợp các hồ sơ chúng từ chứng minh nguồn gốc hàng hoá, chỉ dẫn hàng hoá, C/O...

“Ngoài ra, còn có một số vấn đề khác chính là năng lực cạnh tranh, nguồn lực của doanh nghiệp. Như để xuất khẩu gạo đáp ứng các yêu cầu về ưu đãi thuế quan đòi hòi doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu về vốn, công nghệ… hay như dệt may, để đạt tiêu chí về nguyên liệu trong khối cũng là không thể dễ dàng… Yêu cầu về đặc thù hàng hoá, phải sản xuất lại về hàm lượng nội vùng cần thời gian nhất định”- ông Lê Duy Bình cho hay.

Liên quan đến quy tắc xuất xứ hàng hóa, ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) – cho hay, đối với CPTPP, ngoài các quy định chung như xuất xứ thuần túy, xuất xứ không thuần túy, thay đổi theo hàm lượng khu vực, cũng như thay đổi về quá trình sản xuất, có chuyển đổi cơ bản giữa các dòng thuế, thì trong một số các trường hợp, hiệp định cũng có yêu cầu, mô tả thêm các quy trình cụ thể của hoạt động sản xuất. Tức là có những yếu tố làm cho quy tắc xuất xứ chặt chẽ hơn, khó đáp ứng hơn, nhưng qua đó cũng để tránh tình trạng những nước không phải thành viên của hiệp định có thể hưởng lợi từ các quy định này.

“Khi các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nào, chúng ta phải có tìm hiểu. Nếu như đã làm được một lần, lần sau doanh nghiệp về mặt thủ tục cũng sẽ không có khó khăn”- ông Trần Thanh Hải chia sẻ.

Hiện nay, Bộ Công Thương đã có một chương trình hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do, trong đó có CPTPP. Các hoạt động sẽ được tăng cường thời gian tới, đó là phổ biến, tuyên truyền các cam kết cũng như quy tắc xuất xứ; đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu trên nền tảng số, hỗ trợ kết nối giao thương; tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp phòng tránh nguy cơ bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường CPTPP (nguy cơ bị điều tra áp thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp...).

Nguồn: Báo Bộ Công Thương Việt Nam

Từ khóa: CPTPP

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007390535
Go to top