Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPĐã đến lúc Việt Nam thúc đẩy cải cách cho phù hợp với CPTPP

Đã đến lúc Việt Nam thúc đẩy cải cách cho phù hợp với CPTPP

Sau nhiều năm nỗ lực, vào năm 2015, Việt Nam đã kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định thương mại, Việt Nam đã cùng với các thành viên còn lại vẫn tiếp tục khôi phục hiệp định này với tên gọi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Và Việt Nam là thành viên thứ bảy phê chuẩn CPTPP.

2021 12 01T144055Z 714029647 MT1TASSP49661573 RTRMADP 3 TASS PIC 400x266

Việt Nam đã năng nỗ xúc tiến Hiệp định CPTPP với kỳ vọng CPTPP sẽ thúc đẩy các cải cách trong nước hơn nữa thông qua việc liên kết chính sách đối ngoại tích cực trong CPTPP để đảm bảo quyền lợi trong nước, đây là phương thức mà Việt Nam đã bắt đầu thực hiện kể từ năm 1986. Quá trình từ đàm phán đến phê chuẩn kéo dài đã tạo điều kiện cho phép Việt Nam xây dựng năng lực thể chế trong nước trong một số lĩnh vực quản lý, như về luồng dữ liệu, doanh nghiệp nhà nước (SOEs) và sở hữu trí tuệ (IP).

Các quy định của Việt Nam về luồng dữ liệu xuyên biên giới hầu như không có nhiều thay đổi kể từ khi CPTPP có hiệu lực vào năm 2019, bất chấp những phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp. Các quốc gia phê chuẩn khác đã cho Việt Nam 5 năm để sửa đổi các yêu cầu nghiêm ngặt về “bản địa hóa dữ liệu” trong Luật An ninh mạng năm 2018 – còn chưa phù hợp với chương thương mại điện tử của CPTPP. Mặc dù Việt Nam vẫn chưa thông báo bất kỳ thay đổi pháp lý sắp tới nào trong thời gian sắp tới, tuy nhiên quốc gia này thường ít nghiêm khắc hơn khi áp dụng pháp luật trên thực tế, năm 2019 Việt Nam hiện xếp thứ 7 trên toàn cầu về dòng chảy dữ liệu xuyên biên giới.

Về cải cách DNNN cũng chưa đạt được nhiều tiến bộ kể từ năm 2019. Việt Nam đã lên kế hoạch cổ phần hóa 127 DNNN từ giai đoạn 2017–2020 nhưng cuối cùng chỉ cổ phần được 54 DNNN.

Về quyền SHTT, các thay đổi đối với chế độ bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn. Vào năm 2019, Việt Nam đã sửa đổi Luật SHTT để đáp ứng các cam kết của CPTPP theo lộ trình đã thống nhất được đề ra trong hiệp định thương mại. Việt Nam hiện đã hoàn thành các cam kết liên quan đến đăng ký sáng chế, chỉ dẫn địa lý, các biện pháp thực thi và thủ tục hải quan.

Trong khi CPTPP chỉ yêu cầu thiết lập hệ thống nhãn hiệu điện tử, Việt Nam còn đi xa hơn khi đã thiết lập hệ thống khả dụng cho tất cả các loại quyền SHTT. Việt Nam cũng đã soạn thảo các sửa đổi, bổ sung văn bản pháp lý để Quốc hội thông qua vào năm 2022 nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn tại về SHTT liên quan đến các cam kết trong CPTPP.

Ở Việt Nam cũng diễn ra nhiều cuộc thảo luận về phương thức đẩy nhanh cải cách liên quan đến CPTPP. Một số chuyên gia về hội nhập kinh tế đã kêu gọi thực hiện giai đoạn cải cách sớm hơn và triệt để hơn trong việc đáp ứng các cam kết CPTPP của Việt Nam - như một phần của cách tiếp cận cải cách đơn phương. Nhưng lợi ích từ cách tiếp cận như vậy đã giảm đi do việc Mỹ rút khỏi TPP dưới thời cựu Tổng thống Mỹ- Donald Trump và thiếu sự ủng hộ của chính quyền Biden trong việc khôi phục lại hiệp định thương mại.

Mặt khác, việc Trung Quốc xin gia nhập CPTPP vào tháng 9 năm 2021 đã khuấy động cuộc thảo luận mới về việc liệu Việt Nam có nên coi trọng CPTPP hơn hay không và có thể là một động lực khác để Việt Nam đẩy nhanh cải cách. Một số chuyên gia đã gợi ý rằng Trung Quốc có thể đáp ứng các tiêu chuẩn của CPTPP nếu họ áp dụng đàm phán về các trường hợp miễn trừ giống như đối với Việt Nam được hưởng theo hiệp định. Vì vậy, nếu Việt Nam mạnh dạn hơn trong cải cách DNNN, Việt Nam có thể không bị ví như là một ví dụ về việc nới lỏng gia nhập CPTPP.

Tương tự, về quy định dòng chảy dữ liệu, Trung Quốc cũng có khả năng hướng đến các mục tiêu được miễn trừ như Việt Nam được hưởng trong CPTPP. Đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số giữa Singapore, Chile và New Zealand của Trung Quốc là một yếu tố khác cần được xem xét. Nếu Việt Nam có thể nhanh chóng cải thiện các quy định trong nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng dữ liệu xuyên biên giới - ít nhất là phù hợp với các cam kết CPTPP - thì Việt Nam có thể giúp duy trì các tiêu chuẩn cao của CPTPP và cuối cùng hiện thực hóa mục tiêu đóng góp vào việc viết ra các quy tắc thương mại toàn cầu.

Việc thực hiện các cam kết còn lại về SHTT trong CPTPP là một nhiệm vụ phức tạp khác đối với các cơ quan quản lý của Việt Nam.

Cụ thể như việc thực hiện các thay đổi về quy định SHTT phù hợp với các cam kết CPTPP mang lại cho Việt Nam một số khoảng thời gian trong cách thực thi các quy tắc trong nước và có thể định hình các quy tắc mới trong các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai. Nhưng do các cam kết về SHTT được thực hiện theo từng giai đoạn và có lộ trình, một loạt các sửa đổi trong luật SHTT của Việt Nam trong thời gian qua chỉ có thể làm tăng khả năng thay đổi - thay vì khả năng thích ứng - của các quy định. Việt Nam cần cách tiếp cận cụ thể hơn đối với chính sách SHTT, năm 2019 Việt nam chỉ đứng thứ 19 trong số các nền kinh tế thành viên APEC về khả năng thích ứng của khung pháp lý đối với các mô hình kinh doanh số.

Về phía Việt Nam, CPTPP cho đến nay vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng trong việc thúc đẩy các cải cách mang tính phức tạp trong việc quản lý các DNNN, IP và luồng dữ liệu. Thay vì bị chệch hướng bởi những chi tiết vụn vặt về kinh tế và địa chính trị liên quan đến việc thực thi, Việt Nam nên nhớ rằng những cải cách này là vì lợi ích quốc gia lâu dài và không nên ngần ngại triển khai thực hiện.

Nguồn: East Asia Forum

Từ khóa: Hiệp định CPTPP, Việt Nam, thúc đẩy cải cách.

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386329
Go to top