Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPNâng cấp hệ thống thể chế ứng phó với các thách thức từ CPTPP

Nâng cấp hệ thống thể chế ứng phó với các thách thức từ CPTPP

nang cap he thong tu cptpp

Yêu cầu xây dựng pháp luật vượt lên trên cam kết của CPTPP để cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập hiệu quả, không còn là việc nên hay không nên. Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là phải nỗ lực triển khai hiệu quả...

Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo “Hoạt động xây dựng pháp luật thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – Đánh giá hiệu quả thực hiện và hàm ý chính sách” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây.

Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), thống kê cho thấy, đến thời điểm này  (khoảng 1,5 năm) chúng ta đã ban hành, sửa đổi tổng cộng 19 văn bản từ cấp độ luật, nghị định, thông tư kể cả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến nghĩa vụ phải thực hiện trong CPTPP.

CHẤP NHẬN CÁC TIÊU CHUẨN CAO HƠN WTO

461 văn bản pháp luật ở cấp địa phương cũng đã được sửa đổi ban hành. Tất nhiên trong số những văn bản này có một số văn bản không nói đích danh CPTPP nhưng có những nội dung đề cập tới hiệp định này. “Như vậy cả hệ thống chính trị kể cả Trung ương và địa phương đều nghiêm túc vào cuộc rà soát các văn bản pháp luật để tương thích với CPTPP”, ông Khanh nhận định.

Ông Khanh thông tin thêm, với những văn bản cấp độ luật và nghị định thì theo các dự kiến và kế hoạch của Quốc hội, Chính phủ và các bô, ngành nước ta phải sửa đổi 7 luật, đến nay chúng ta đã thực hiện xong 5 luật, còn 2 luật đang làm. Còn 6 nghị định phải sửa đổi và ban hành cũng đã hoàn tất. Tất cả các thông tư liên quan CPTPP cũng đã ban hành.

Điều này cho thấy chúng ta thực hiện đúng các cam kết với các thành viên CPTPP dù trong quá trình ban hành vẫn có một số văn bản chậm so với yêu cầu.

Tuy nhiên, điều tích cực ở đây, theo ông Khanh, là tư duy làm luật của các cơ quan liên quan của ta đã được nâng tầm và “hạt giống đã bắt đầu nảy mầm”. Tức là chúng ta bắt đầu chấp nhận các tiêu chuẩn cao hơn WTO.

Đặc biệt, qua quá trình đàm phán hiệp định, có nhiều vấn đề thực tiễn chúng ta làm tốt hơn cam kết (như trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, giáo dục…), không bị cứng nhắc theo đúng cam kết.

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp, nhận định CPTPP là FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao nên lợi ích số một mang lại cho Việt Nam là giúp Việt Nam trong quá trình cải cách thể chế.  Điều đó tạo áp lực, tạo động lực cũng như tạo nguồn lực để Việt Nam có thể thúc đẩy nhanh hơn công cuộc cải cách thể chế.

Theo bà Lan, chúng ta đã thúc đẩy rà soát hệ thống pháp luật để tương thích với CPTPP, nhưng điều quan trọng không kém đó là sửa đổi hệ thống luật pháp trong nước những điều không bị ràng buộc bởi CPTPP, song nó là cần thiết để nâng cao năng lực thể chế, năng lực cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp Việt Nam.

Tức là những cam kết này phải rộng hơn CPTPP (WTO+), cao hơn so với các tiêu chuẩn trước đó, nhất là thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong nước chứ không phải chỉ cho các đối tác trong CPTPP.

Đặc biệt, bà Lan cho rằng cam kết phải có tầm nhìn xa hơn cho yêu cầu phát triển của Việt Nam trong tương lai, nhất là khi Việt Nam khát vọng trở thành nước giàu vào năm 2045. Lúc đó nó đòi hỏi cần có một hệ thống thể chế cao hơn, chuẩn chỉnh hơn so với những cái chúng ta đang có.

CPTPP là một FTA thực sự hấp dẫn. Nhiều nước đang nộp đơn và một số nước cũng có ý định gia nhập CPTPP trong thời gian tới. Đây cũng chính là thách thức mới, đòi hỏi Việt Nam phải có sự ứng xử phù hợp. Ba đối tác mới đang nộp đơn gia nhập CPTPP là Anh, Trung Quốc và Đài Loan.

Theo bà Lan,  họ đều là những đối tác có mức độ cạnh tranh tốt hơn, có trình độ cao hơn Việt Nam. Thực lực kinh tế, trình độ công nghệ của họ đều mạnh.

“CUỘC CHƠI” VỚI CÁC ĐỐI TÁC MỚI TRONG CPTPP

Về thể chế, họ hơn Việt Nam, đó là nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, có nền công nghiệp hoá cao, thu nhập đầu người cao. “Đây là những thuận lợi của 3 nước này nhưng lại trở thành thách thức của Việt Nam, vậy làm sao để “chơi” được với họ trong CPTPP?”, bà Lan đặt câu hỏi.

Hơn nữa, bà Lan cho rằng họ có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chất lượng tốt, đặc biệt quá trình thực thi của họ rất khôn ngoan theo cách làm sao có lợi cho người dân, doanh nghiệp nước họ là trước hết. Đôi khi họ có công cụ điều chỉnh rất linh hoạt về chính sách, luật pháp để người dân nước họ hưởng lợi. Điều này chúng ta cần quan tâm.

Mặt khác, họ là những nền kinh tế có nhiều kinh nghiệm trong tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, các FTA, cộng với sức mạnh kinh tế để họ trở thành những nước có vị thế tốt trong các công cuộc đàm phán quốc tế.

Bà Lan phân tích thêm, khi các quốc gia mới gia nhập CPTPP, bối cảnh sẽ khác hẳn. Bởi hiện nay, trong 11 thành viên CPTPP, hầu hết các đối tác lớn của chúng ta đều là những đối tác có nền kinh tế bổ sung cao cho Việt Nam, chứ không phải là những nước cạnh tranh trực diện trên cơ sở những lợi thế so sánh hiện có. Nhưng trong những đối tác mới tham gia CPTPP có Trung Quốc và phần nào đó Đài Loan (TQ) có cạnh tranh trực diện với Việt Nam về một số mặt.

“Đơn cử như chuỗi cung ứng, chúng ta kỳ vọng kiểm soát Covid-19 cũng như sự mong muốn của các nước trong xây dựng những chuỗi cung ứng mới hoặc chuyển đổi một số dự án đầu tư từ Trung Quốc đi các nước khác thì Việt Nam có cơ hội tham gia vị thế cao hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, bà Lan nói.

Tuy nhiên, theo bà Lan, nếu Trung Quốc tham gia vào CPTPP thì lợi thế này của Việt Nam mất đi khá lớn. Bởi các nước thành viên khác của CPTPP cũng sẽ không có động lực dịch chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc, khi Trung Quốc đã là thành viên CPTPP.

Hoặc với xuất xứ cộng gộp trong CPTPP, có thể khiến nhiều mặt hàng của Việt Nam vốn dĩ đang muốn phát triển công nghiệp phụ trợ để thay thế phần nhập khẩu (trước hết từ Trung Quốc) thì sẽ không còn nữa khi nhập khẩu từ Trung Quốc thuận lợi hơn, dễ dàng hơn, thậm chí giá rẻ hơn khi áp dụng các cam kết mới của Trung Quốc trong CPTPP.

Điều cần thiết nhất của Việt Nam để ứng phó với các thách thức này nhằm đảm bảo lợi ích, theo chuyên gia Phạm Chi Lan, là không có gì khác phải cố gắng tập trung cao độ sức lực, trí tuệ vào việc sớm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam.

Sớm nâng cấp hệ thống thể chế ở các mặt và thực thi thật tốt những gì tốt đẹp mà chúng ta xây dựng được để giúp Việt Nam có năng lực cạnh tranh cao hơn trong thời gian tới. Khi đó với sức mạnh tốt lên chúng ta sẽ vượt qua những thách thức này, tạo nền lợi thế cạnh tranh mới cho Việt Nam.

Nói thêm về các đối tác khác trong tương lai của CPTPP, bà Lan nhận định, Thái Lan, Philippines đã lên tiếng sẽ tham gia, Indonesia cũng khó đứng ngoài… như vậy sẽ tạo thêm sự cạnh tranh trực diện với Việt Nam. Tuy trình độ của họ không bằng Anh, Trung Quốc, Đài Loan nhưng mức độ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam cũng rất gay gắt.

Như vậy càng đòi hỏi Việt Nam cần cố gắng vượt bậc, tăng cường nội lực, tăng cường cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển được chứ không phải chỉ cho các nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Cần tránh tâm lý ở một số cơ quan nhà nước lâu nay “sợ bị bên ngoài kiện”.

"Tôi mong muốn các cơ quan nhà nước khi thiết kế văn bản mới cần thực sự quan tâm và đặt lợi ích của đất nước, doanh nghiệp Việt Nam lên trên hết. Và có chế tài mạnh để đảm bảo việc thực thi tốt hơn so với trước đây”, bà Lan khuyến nghị.

Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Ủy ban Tư vấn chính sách Thương mại quốc tế VCCI, cho rằng chúng ta cần chủ động chuẩn bị cho các cam kết mới vượt cam kết quốc tế, bằng 4 việc: từ những phạm vi cam kết chúng ta mở rộng phạm vi đó ra. Nâng chuẩn cao hơn (quy chuẩn, tiêu chuẩn) dù đây là thách thức nhưng không chỉ người tiêu dùng nước ngoài hưởng lợi mà cả người tiêu dùng trong nước được hưởng; thuận lợi hơn; nhìn xa và dài hạn hơn.

Nguồn: Vneconomy

Từ khóa: nâng cấp hệ thống, thách thức từ CPTPP

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007387294
Go to top