Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCPTPPDoanh nghiệp bước đầu 'thu hoạch' từ CPTPP

Doanh nghiệp bước đầu 'thu hoạch' từ CPTPP

xkok46008328

Xuất khẩu của nước ta vào các thị trường trong CPTPP đang có xu hướng đạt được sự tăng trưởng cao. Đặc biệt hơn nữa, con số tăng trưởng chủ yếu nằm ở những mặt hàng chủ đạo, được hưởng mức thuế quan ưu đãi cao từ hiệp định.

Xuất siêu 86,28 triệu USD sang nội khối

Số liệu thống kê mới nhất của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho thấy, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các thị trường nội khối trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong tháng 7/2021 đạt 7,9 tỷ USD, tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 22,16% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo đó, tháng 7/2021, nước ta xuất siêu 59,08 triệu USD sang thị trường khối này. Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7/2021, Việt Nam xuất siêu 86,28 triệu USD hàng hóa sang thị trường này.

Trong 7 tháng đầu năm 2021, tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và thị trường CPTPP đạt 52 tỷ USD, tăng 23,36% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 13,86% tổng kim ngạch thương mại hai chiều của cả nước.

Đáng chú ý, hầu hết xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 10 thị trường thành viên đều tăng trưởng cao. Trong đó, đặc biệt là các thị trường mới nổi trên bản đồ xuất khẩu của Việt Nam như Chile, Peru, Australia… đạt mức tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ năm ngoái.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết thêm, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 8/10 thị trường thành viên CPTPP tăng trưởng mạnh. Hơn nữa, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn đều có mức tăng trưởng ấn tượng trong nội khối CPTPP như: gỗ, máy móc, thiết bị phụ tùng, điện thoại và linh kiện… Ngược lại, sự suy giảm nhẹ chỉ xảy ra ở các sản phẩm vốn có tỷ trọng nhỏ như dệt may, dầu thô, túi xách, vali, ô dù, gạo, thức ăn gia súc...

Điển hình, trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Canada đạt 169,3 triệu USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Nước ta trở thành một trong 4 thị trường cung cấp chính đồ nội thất bằng gỗ cho Canada trong 7 tháng đầu năm nay (cùng với Trung Quốc, EU và Mỹ) với trị giá nhập khẩu từ 4 thị trường chiếm 85,4% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của thị trường này.

Doanh nghiệp cần tiếp tục chủ động nắm bắt luật chơi

Có thể thấy, trong bối cảnh xuất khẩu gặp vô vàn khó khăn do ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19, con số tăng trưởng sang các thị trường nội khối CPTPP nêu trên thật sự đáng ghi nhận. Qua đó cũng cho thấy nỗ lực vượt bậc cùng bước đi đúng đắn của doanh nghiệp để vượt qua "bão dịch": Tận dụng triệt để ưu đãi thuế quan từ các FTA (hiệp định thương mại) mà chúng ta đã ký kết. Đây cũng là nền tảng tốt để hàng Việt tiếp tục tiến lên chiếm lĩnh thị trường tiềm năng CPTPP trong thời gian tới.

Theo các chuyên gia kinh tế, để có thể tăng trưởng xuất khẩu một cách bứt phá và bền vững sang các thị trường trong CPTPP, doanh nghiệp Việt cần tiếp tục tập trung đẩy mạnh nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm hàng hóa, để cùng với ưu đãi về thuế quan, chúng ta giành được lợi thế nổi trội hơn các đối thủ hiện tại.

Trong đó, theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nên chú trọng đến những nhu cầu nội tại cũng như xu hướng của thị trường nhập khẩu. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng cần lưu ý về sự thay đổi quy trình nhập khẩu hàng hóa tại các thị trường trong CPTPP.

Ví dụ tại thị trường Canada, mới đây, Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada (CBSA) thông báo thay đổi quy trình nhập khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2 của Dự án Đánh giá và Quản lý thuế (CARM 2), dự kiến có hiệu lực từ tháng 5/2022. Theo đó, CBSA yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada đang bị điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo Đạo luật về các biện pháp nhập khẩu đặc biệt (SIMA) đăng ký mã số doanh nghiệp và tài khoản SIMA.

Sau khi dự án CARM 2 có hiệu lực, doanh nghiệp nhập khẩu vào Canada và doanh nghiệp xuất khẩu sang Canada muốn sử dụng giá trị thông thường, các khoản điều chỉnh giá xuất khẩu hay mức trợ cấp riêng biệt đối với từng lô hàng thì phải có mã số doanh nghiệp và tài khoản SIMA. Nếu không, hàng hóa nhập khẩu sẽ không được hưởng thuế suất riêng rẽ trong các vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp mà phải chịu mức thuế suất toàn quốc của biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng.

Ngoài ra, theo đánh giá các chuyên gia kinh tế, nhìn một cách sâu xa vào con số xuất khẩu vào CPTPP thì thấy rõ các doanh nghiệp FDI tận dụng ưu đãi thuế quan trong CPTPP hiệu quả hơn doanh nghiệp nội rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là cho doanh nghiệp Việt vẫn chưa hiểu sâu về hiệp định này. Do đó, doanh nghiệp Việt cần ý thức hơn nữa về cơ hội và nắm bắt được "luật chơi" để từ đó phát huy được thế mạnh, gia tăng xuất khẩu vào CPTPP.

CPTPP là FTA thế hệ mới được 11 quốc gia ký kết vào năm 2018 bao gồm Việt Nam, Singapore, Brunei, Malaysia, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Peru, Mexico, Chile. Hiệp định CPTPP hiện đang bao phủ thị trường 495 triệu dân và đóng góp 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD. CPTPP được đánh giá là một hiệp định thương mại tự do hấp dẫn. Gần đây, Vương quốc Anh và Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập hiệp định này.

Nguồn: Thời Báo Tài chính Việt Nam

Từ khoá: CPTPP, CBSA, CARM, thế mạnh, tăng xuất khẩu, chống bán phá giá, chống trợ cấp

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007386306
Go to top