Công ty cho thuê sân khấu tổ chức sự kiện uy tín tại Hà Nội. Công ty cho thuê backdrop uy tín tại Hà Nội - nhiều mẫu mã đẹp. Dịch vụ chữa tắc tia sữa tại nhà, cam kết hiệu quả 100%. Công ty cung cấp, cho Thuê người đại diện cưới hỏi toàn quốc.

Menu
Chuyên đềHiệp định đã ký kếtCộng đồng kinh tế ASEANPhân tích bình luậnCanada có thể thúc đẩy Hiệp định Thương mại Tự do với Indonesia nếu muốn hướng đến thị trường Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Canada có thể thúc đẩy Hiệp định Thương mại Tự do với Indonesia nếu muốn hướng đến thị trường Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Canada Indonesia ICA CEPA

Đối với các nhà xuất khẩu và nhà cung cấp dịch vụ của Canada, ICA-CEPA mang đến cơ hội mở rộng thị trường sang một quốc gia đang phát triển, có điều kiện công nghệ tốt, đồng thời cũng là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Việc thúc đẩy hiệp định này cũng giúp Canada nhận ra tầm quan trọng chiến lược và kinh tế ngày càng tăng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Indonesia và Canada đã bắt đầu đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, có tên chính thức là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia-Canada (ICA-CEPA). Vòng đàm phán đầu tiên dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm nay. Thông báo đã được cả hai nước đồng thời công bố, tức là vào ngày 21 tháng 6 (giờ Jakarta) bởi Bộ trưởng Thương mại Indonesia Muhammad Lutfi; và, vào ngày 20 tháng 6 (giờ Ottawa) bởi Bộ trưởng Doanh nghiệp nhỏ, Xúc tiến xuất khẩu và Thương mại quốc tế Canada, Mary Ng.

Đối với các nhà xuất khẩu và nhà cung cấp dịch vụ của Canada, ICA-CEPA mang đến cơ hội mở rộng thị trường sang một quốc gia đang phát triển, có điều kiện công nghệ tốt, đồng thời cũng là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Việc thúc đẩy hiệp định này cũng giúp Canada nhận ra tầm quan trọng chiến lược và kinh tế ngày càng tăng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Chính phủ Canada ngày càng hướng về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Do đó, việc lựa chọn Indonesia làm đối tác là một điều tự nhiên, vì đây là một nền kinh tế lớn đang phát triển. Hai nước vốn đã có những nền tảng quan hệ thương mại vững chắc, và hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa để tăng cường lợi ích.

Theo số liệu từ Bộ Ngoại giao và Thương mại của Chính phủ Canada, thương mại hàng hóa hai chiều đạt tổng cộng 3,4 tỷ đô la Canada (3,65 tỷ USD) vào năm 2020, trong đó Canada là bên có thặng dư thương mại cả trong ngành hàng hóa lẫn dịch vụ. Indonesia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Canada ở Đông Nam Á. Năm 2020, xuất khẩu hàng hóa của Canada sang Indonesia trị giá 1,78 tỷ đô la Canada và nhập khẩu từ Indonesia sang Canada trị giá 1,61 tỷ đô la Canada. Cùng năm đó, xuất khẩu dịch vụ của Canada sang Indonesia trị giá 189 triệu đô la Canada, còn nhập khẩu dịch vụ từ Indonesia trị giá 172 triệu đô la Canada. Ngược lại, đối với Indonesia, Canada cũng là một nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài quan trọng, nguồn FDI từ Canada vào Indonesia năm 2020 trị giá 3,5 tỷ đô la Canada.

Đối với các nhà xuất khẩu của Canada, Indonesia là một thị trường xuất khẩu vững chắc cho các loại hàng hóa nông nghiệp, sản xuất, các nguồn tài nguyên thiên nhiên. ICA-CEPA sẽ tạo điều kiện để xuất nhập khẩu mở rộng hơn nữa. Dự kiến, sau khi thỏa thuận được phê chuẩn, các công ty Canada hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, cơ sở hạ tầng, giáo dục và các lĩnh vực dầu khí cũng sẽ được hưởng những lợi ích tiềm năng và tăng cơ hội đầu tư vào Indonesia. Riêng ngành giáo dục có khả năng sẽ phải cạnh tranh với các nhà cung cấp từ Úc.

Môi trường kinh doanh cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Ở Indonesia, hiện môi trường kinh doanh đang dần được cải thiện. Mới đây, Viện Quản lý và Phát triển Quốc tế đã xếp loại Indonesia tăng lên vị trí thứ ba mươi bảy trong số 64 quốc gia được đề cập tại báo cáo Xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Thế giới hàng năm (tăng 3 hạng), nhờ hiệu quả kinh doanh và hiệu quả hoạt động của chính phủ nước này tăng lên (Luật Omnibus 2020 về tạo việc làm) cũng như hiệu quả kinh tế được cải thiện bất chấp đại dịch COVID-19.

Trong khi đó, Canada trượt sáu bậc từ hạng thứ 8 xuống thứ 14, bởi các yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu sau: “… Thiếu hụt nhân lực lành nghề trong các lĩnh vực tăng trưởng cao: công nghệ, sức khỏe kỹ thuật số và sản xuất thông minh; thách thức trong việc mở rộng quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển tài sản trí tuệ, thương mại hóa và xuất khẩu; và, thách thức trong việc tận dụng các hiệp định thương mại để xây dựng chuỗi cung ứng quốc tế”.

Đối với Indonesia, sau khi ICA-CEPA được phê chuẩn, tiềm năng tăng xuất khẩu của nước này sẽ tăng lên; đồng thời, phạm vi và chất lượng của các sản phẩm và dịch vụ nhập khẩu có sẵn cũng sẽ được cải thiện.

Về phía Canada, các cuộc tham vấn công khai hay các thảo luận bàn tròn do Chính phủ Canada tổ chức vào tháng 1 và tháng 2 để thảo luận về ICA-CEPA trên khắp đất nước đã nhận được những phản ứng tích cực. Đối với các nhà đàm phán Canada, thách thức thực sự nằm ở việc liệu nước này có được đảm bảo khả năng tiếp cận tốt nhất vào một thị trường lớn, đang phát triển, nhưng lại được bảo hộ khá chặt hay không.

Nguồn: Future Directions - DN

Từ khoá: lợi ích tiềm năng, cải thiện, chuỗi cung ứng, tài sản trí tuệ, bảo hộ, tiếp cận

Thư viện hội nhập

thu vien


phong ve thuong mai

Video

Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field
Field

Liên kết

 

Lượt truy cập

007370941
Go to top